sản xuất liên quan đến khối luợng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành.
- về mặt luợng: Nói đến chi phí sản xuất là xét đến các hao phí trong một thời kỳ còn giá thành sản phẩm liên quan đến chi phí của cả kỳ truớc chuyển sang và số chi phí kỳ này chuyển sang kỳ sau. Sự khác nhau về mặt luợng và mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thể hiện ở công thức tính giá thành sản phẩm tổng quát sau:
...;____., .,, , Chi phí sản Tổng chi phí Chi phí sản
I CSncr O-IQ thành ɪ . ɪ ɪ
= xuất dở dang + sản xuất phát - xuất dở dang
CQn nhom . <-j ɪ . <-j
sản ph m
r đâu kỳ sinh trong kỳ cuối kỳ
giá thành là cơ sở để xây dựng giá bán. Trong điều kiện nếu giá bán không thay đổi thì sự tiết kiệm hoặc lãng phí của doanh nghiệp về chi phí sản xuất có ảnh huởng trực tiếp đến giá thành thấp hoặc cao từ đó sẽ tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành là nhiệm vụ quan trọng và thuờng xuyên của công tác quản lý kinh tế. Nó giúp cho
doanh nghiệp cạnh tranh có hiệu quả trên thị truờng.
1.2. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢNPHẨM DƯỚI GÓ C Độ KẾ T OÁN TÀI CHÍNH PHẨM DƯỚI GÓ C Độ KẾ T OÁN TÀI CHÍNH
1.2 . 1. Đ ố i tượng tập hợp C h i p hí và đối tượng tín h giá th àn h sảnphẩm phẩm
1.2.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp có thể phát sinh ở nhiều địa điểm khác nhau, liên quan đến việc sản xuất chế tạo các loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ khác nhau. Các nhà quản trị doanh nghiệp cân biết chi phí sản xuất phát sinh ở đâu, dùng vào việc sản xuất sản phẩm nào...Chính vì vậy chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ phải đuợc kế toán tập hợp theo một phạm vi, giới hạn nhất định, đó chính là đối tuợng kế toán chi phí sản xuất.
20
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi và giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất theo phạm vi, giới hạn đó. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên trong việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất. Thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp CP S X là xác định nơi phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, giai đoạn công nghệ...) và đối tượng chịu chi phí (sản phẩm, đơn đặt hàng...)
Khi xác định đối tượng tập hợp chi phí trước hết phải căn cứ vào mục đích sử dụng của chi phí, sau đó phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất sản phẩm, khả năng, trình độ và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Tùy thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được xác định:
- Dựa vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất.
+ Đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn không chia thành các giai đoạn cụ thể rõ rệt thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình sản xuất.
+ Đối với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là từng sản phẩm, có thể là từng bộ phận, từng nhóm chi tiết, từng chi tiết các giai đoạn chế biến.
- Dựa vào loại hình sản xuất của doanh nghiệp.
+ Loại hình sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ thì đối tượng tập hợp chi phí có thể là sản phẩm, các đơn đặt hàng riêng biệt.
+ Loại hình sản xuất đồng loạt với khối lượng lớn sẽ phụ thuộc vào quy trình công nghệ sản xuất và đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết, nhóm chi tiết, giai đoạn công nghệ.
Các chi phí sản xuất phát sinh sau khi đã được tập hợp, xác định theo các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất sẽ là cơ sở để tính giá thành sản phẩm,
21
lao vụ, dịch vụ theo đối tượng tính giá thành sản phẩm đã xác định.
1.2.1.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Đối tượng đó có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay đang trên dây chuyền sản xuất, tùy thuộc vào yêu cầu của chế độ hạch toán kinh tế mà doanh nghiệp đang áp dụng và quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Cũng như khi xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất, việc xác định đối tượng tính giá thành cũng cần phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quản lý sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, khả năng, yêu cầu quản lý cũng như tính chất của từng loại sản phẩm cụ thể:
- Xét về mặt tổ chức sản xuất:
+ Nếu tổ chức sản xuất đơn chiếc (như doanh nghiệp đóng tàu, sản xuất, xây lắp...) thì từng sản phẩm, từng công việc là đối tượng tính giá thành.
+ Nếu tổ chức sản xuất hàng loạt hoặc sản xuất theo đơn đặt hàng thì đối tượng tính giá thành là từng loạt sản phẩm hoặc từng đơn đặt hàng.
+ Nếu tổ chức sản xuất nhiều loại sản phẩm, khối lượng sản xuất lớn (như dệt vải, sản xuất bánh kẹo...) thì mỗi loại sản phẩm là một đối tượng tính giá thành.
- Xét về mặt quy trình công nghệ sản xuất:
+ Nếu quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm hoàn thành ở cuối quy trình sản xuất.
+ Nếu quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục thì đối tượng tính
giá thành là thành phẩm hoàn thành hoặc có thể là nửa thành phẩm tự chế biến.
+ Nếu quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu song song thì đối tượng tính giá thành có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc sản phẩm lắp ráp hoàn chỉnh.
22
về bản chất là giống nhau, đều là phạm vi và giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuất theo đó và cùng phục vụ cho công tác quản lý, phân tích, kiểm tra chi phí và giá thành sản phẩm. Tuy nhiên xác định đối tuợng kế toán chi phí sản xuất là xác định phạm vi, giới hạn tổ chức kế toán chi phí phát sinh trong kỳ còn xác định đối tuợng tính giá thành là xác định phạm vi, giới hạn của chi phí liên quan đến kết quả sản xuất đã hoàn thành của quy trình sản xuất trong kỳ. Trong thực tế, có những truờng hợp một đối tuợng kế toán chi phí sản xuất bao gồm nhiều đối tuợng tính giá thành và nguợc lại.