- Nguyên nhân khác:
b. Kiến nghị với các Phòng ban nghiệp vụ liên quan
Do tính chất công việc đòi hỏi các KTV nội bộ phải nắm bắt được nhiều nghiệp vụ của các Phòng ban khác trong Ngân hàng Quân đội, đặc biệt là những phòng ban ở Hội sở là cơ quan quản lý cấp hệ thống của tất cả các nghiệp vụ. Mối quan hệ giữa Cơ quan KTNB - Hội sở với các phòng ban khác trong hội sở là mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau, trao đổi thông tin để tăng cường công tác quản lý hệ thống, đảm bảo cho hệ thống được hoạt động an toàn và thông suốt.
Để hoạt động KTNB được tốt, Cơ quan KTNB cần có mối quan hệ chặt chẽ với Khối Quản trị rủi ro để trao đổi thông tin, thu thập thông tin phục vụ công tác giám sát. Khối quản trị rủi ro cần cung cấp thông tin cho KTNB, chủ động báo cáo những biến động bất thường trong hoạt động và tham khảo ý kiến của KTNB khi ban hành những văn bản có liên quan đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Ngoài ra, Cơ quan KTNB cũng thường xuyên trao đổi với Phòng phát triển khách hàng cá nhân và Phát triển khách hàng doanh nghiệp. Cơ quan
KTNB cần nhận được dự thảo của các Quy trình, quy chế để đóng góp ý kiến cho phù hợp với thực tế trước khi các văn bản này được chính thức ban hành và áp dụng trong Hệ thống Ngân hàng Quân đội.
3.2.3. Kiến nghị đối với Cơ quan Kiểm toán nội bộ Ngân hàngThương Thương
mại Cổ phần Quân đội
Cơ quan KTNB trực thuộc Ban kiểm soát, là cơ quan tham mưu hỗ trợ đắc lực cho Ban kiểm soát trong việc kiểm tra, giám sát tính tuân thủ của toàn hệ thống ngân hàng. Để thực hiện tốt công việc của mình đòi hỏi các KTVnội bộ phải thường xuyên duy trì, cập nhật và nâng cao kiến thức để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Cụ thể:
- Những kiến thức về lĩnh vực tín dụng, kế toán tài chính - kho quỹ, treasury...
- Về trình độ chuyên môn: không ngừng nâng cao trình độ kiểm tra, kiểm soát, áp dụng và học hỏi kinh nghiệm của các đoàn kiểm tra, kiểm toán, thanh
tra của Nhà nước, của NHNN vào công tác. Từ đó kết hợp với các phương
pháp kỹ thuật, chương trình kiểm toán đang áp dụng Ngân hàng Quân
đội để
có hiệu quả hơn.
- Mạnh dạn đưa ra chính kiến của mình đối với mọi đối tượng có liên quan trong công tác: lãnh đạo, đối tượng kiểm toán.
- Trong công tác phải khéo léo, thông minh, có sáng tạo, tránh rập khuôn. Thường xuyên học tập và nghiên cứu trên các lĩnh vực khác.
Trên đây là những ý kiến theo quan điểm chủ quan dựa trên nghiên cứu thực tiễn tại Ngân hàng Quân đội và trong bối cảnh nền kinh tế thị trường.
Như vậy, trong chương 3 Luận văn đã nêu lên định hướng công tác kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng TMCP Quân đội trong giai đoạn 2010-2015. Từ những hạn chế của quy trình KTNB đã chỉ ra trong Chương 2, Luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình KTNB tại Ngân hàng TMCP Quân đội. Đồng thời Luận văn cũng đưa ra một số đề xuất, kiến nghị với các bên liên quan như Ban lãnh đạo ngân hàng, các Phòng ban nghiệp vụ liên quan, và với Ban kiểm soát nhằm tạo ra một cơ chế đồng bộ để Cơ quan KTNB có thể hoạt động một cách hiệu quả và chuyên nghiệp, thực hiện tốt các chức năng của mình.
Kết luận
Qua thực tế tìm hiểu về quy trình kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng TMCP Quân đội kết hợp với việc nghiên cứu lý luận về kiểm toán nội bộ trong hệ thống NHTM, tác giả đã hoàn thành luận văn “Hoàn thiện qui trình kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội”. Yêu cầu đặt ra đối với các ngân hàng là phải đảm bảo hoạt động kinh doanh một cách an toàn và hiệu quả nhất. Do đó công tác kiểm toán nội bộ được các ngân hàng chú trọng.
Thời gian qua, công tác kiểm toán nội bộ tại ngân hàng TMCP Quân đội đã đạt được những kết quả nhất định tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần tiếp tục được hoàn thiện.
Với đề tài “Hoàn thiện qui trình kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội”, tác giả mong muốn đóng góp một phần kiến thức, công sức nghiên cứu của mình trong công tác kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng TMCP Quân đội. Luận văn đã khái quát lại cơ sở lý luận chung về kiểm toán nội bộ Ngân hàng Thương mại; đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng quy trình kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng TMCP Quân đội từ đó đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng TMCP Quân đội trong thời gian tới.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng trong quá trình nghiên cứu, luận văn cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các thầy cô, đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Bùi Thị Thu - Phó kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước - Chuyên
ngành kiểm toán VII (2010), Hoạt động của hệ thống kiểm toán nội bộ; Kiểm toán nội bộ trong lĩnh vực ngân hàng hiện nay,
www.tapchikiemtoan.com.
2. GS.TS Nguyễn Quang Quynh, TS. Ngô Trí Tuệ và Th.s Tô Văn Nhật (2005), Lý thuyết kiểm toán, NXB Tài Chính, Hà Nội.
3. Học viện ngân hàng (2002), Giáo trình kiểm toán ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.
4. Học viện Ngân hàng (2007), Giáo trình Tín dụng Ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.
5. Học viện Ngân hàng (2009), Kiểm toán nội bộ Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.
6. Học viện Tài chính (2008), Giáo trình Lý thuyết kiểm toán, NXB Tài chính, Hà Nội.
7. Luận văn Thạc sỹ của các tác giả khoá 2007, 2008, 2009- Học viện Ngân hàng, Đại học kinh tế quốc dân, Học viện Tài chính.
8. Một số trang website như - http://vneconomy.vn/ - http://vietnamnet.vn - http://www.taichinhvietnam.com - http://tapchikiemtoan.com - http://webketoan.com
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), Tài liệu hội thảo triển khai thực hiện Quy chế về kiểm toán nội bộ và kiểm tra kiểm soát nội bộ, Hà Nội.
10. Ngân hàng TMCP Quân đội (2009, 2010), Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2009, 2010 và định hướng hoạt động tín dụng giai đoạn 2010- 2014, Báo cáo kiểm tra hoạt động tín dụng tại chi nhánh Hoàng Quốc Việt năm 2010, Quy chế kiểm toán nội bộ.
11.Nguyễn Đại Lai (2009), “Bình luận và giới thiệu khái quát 25 nguyên tắc cơ bản của Uỷ Ban Basel về Thanh tra - Giám sát Ngân hàng”, www.tailieu.vn .
12. PGS. TS Nguyễn Đình Hựu (2010), “Một vài ý kiến về bản chất và vai trò của kiểm toán”, www.tapchikiemtoan.com .
13. Phan Long (2007), “Giới thiệu về kiểm soát nội bộ và một số ví dụ minh hoạ về thủ tục kiểm soát”, www.kiemtoan.com.vn .
14. Quyết định số 36/2006-QĐ-NHNN ngày 01/08/2006 của Thông đốc NHNN về việc ban hành Quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Tổ chức tín dụng.
15. Sổ tay chuẩn mực kiểm toán Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank).
16. Sổ tay kiểm toán nội bộ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).
17. Tạp chí kinh tế phát triển (2006), “Bàn về cơ chế kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại”, www.tapchiketoan.info .
18. Tập thể tác giả Khoa Kế toán - Kiểm toán Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (1997), Kiểm toán, NXB Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
19. Tập thể tác giả Khoa Kế toán Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Hà Nội (2001), Kiểm toán tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội.
20. Thành Đạt (2007), “Kiểm toán nội bộ: Bảo vệ giá trị doanh nghiệp”, www.tapchikiemtoan.com .
21. Thời báo kinh tế Sài Gòn (2007), “Kiểm toán nội bộ và sự phát triển tất yếu”, www.kiemtoan.com.vn .
22. Ths. Vũ Thúy Ngọc (2006), “Hệ thống kiểm soát nội bộ của một ngân hàng hiện đại”, www.sbv.gov.vn .
23. Trần Minh Tuấn (2007), “Giải pháp bảo đảm an ninh tài chính ngân hàng thương mại”, www.nhandan.com.vn .
24. TS. Phạm Anh Tuấn (2005), “Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ trong một tổ chức”, www.chungta.com .
25. TS. Phan Đức Dũng (2006), Kế toán Kiểm toán, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.