Thực trạng xử lý nợ xấu tại OceanBank Hà Nội

Một phần của tài liệu (Trang 82 - 92)

Xử lý nợ xấu đang là vấn đề của hầu hết các ngân hàng trong toàn hệ thống. Đối với một ngân hàng đang trong giai đoạn đặc biệt trọng tâm là xử lý nợ xấu thì công tác xử lý nợ xấu được chú trọng hơn bao giờ hết. Sau khi chuyển đối mô hình hoạt động sang Ngân hàng TM TNHH MTV dưới sự quản lý của VietinBank, Ocean Bank đang từng bước thực hiện các biện pháp mà NHNN đề ra. NHNN đã phối hợp với các bộ ngành xây dựng, trình bộ chính trị thông qua và chính phủ phê duyệt đề án xử lý nợ xấu của các TCTD với các nhóm giải pháp tổng thể cần triển khai đến năm 2016 bao gồm:

Nhóm giải pháp đối với TCTD; Tháng 03/2012 Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định 254/ QĐ-TT phê duyệt đề án “ Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai

đoạn 2011-2015” tập trung vào 3 vấn đề trọng tâm là ổn định thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, lành mạnh hóa tình trạng tài chính, tập trung xử lý nợ của các TCTD và tái cơ cấu tổ chức, hoạt động và quản trị hệ thống ngân hàng, xử lý tình trạng sở hữu chéo thông qua cơ chế tự sáp nhập và hợp nhất giữa các TCTD, giảm số lượng các TCTD, minh bạch hóa hoạt động cuả các TCTD trên toàn hệ thống.

Nhóm giải pháp đối với khách hàng của TCTD; như gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ cho thị trường bất động sản, hạ lãi suất cơ bản, Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.

Nhóm giải pháp về thanh tra giám sát và thành lập công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC). Nâng cao chuẩn mực an toàn đối với hoạt động của các định chế tài chính để tránh tụt hậu xa hơn so với cải cách về chuẩn mực an toàn trên thế giới.

NHNN chỉ đạo triển khai quyết liệt các biện pháp: cơ cấu lại nợ, tích cực thu nợ, xử lý tài sản đảm bảo, bán nợ, sử dụng triệt để dự phòng rủi ro để xử lý nợ, tiết giảm chi phí, tập trung trích lập dự phòng.

Thực hiện chỉ đạo của NHNN, Ocean Bank đang tích cực trong việc xử lý tồn đọng tại ngân hàng trong những năm qua. Hàng năm, trên cơ sở kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, ngân hàng đã chủ động xây dựng phương án, biện pháp xử lý nợ xấu phát sinh, đồng thời kiểm soát sự gia tăng nợ xấu đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tại Ocean Bank công tác xử lý nợ được thể hiện như sau:

2.3.2.1 Quy trình quản lý, xử lý nợ có vấn đề

Việc quản lý nợ tại Ocean Bank cũng được thực hiện phi tập trung theo quy trình sau:

Khoản nợ chậm thanh toán gốc, lãi trong vòng 10 ngày: Được phân vào nhóm nợ loại A. Đơn vị trực tiếp quản lý sẽ có trách nhiệm chủ động, cương quyết, trực tiếp dùng các biện pháp đòi nợ trong thời hạn 30 ngày, Phòng quản lý nợ thuộc khối thẩm định và quản lý nợ có trách nhiệm theo dõi, giám sát thông qua báo cáo trên hệ thống thông tin quản lý nợ theo định kỳ hoặc đột xuất HĐXLN chỉ đạo, quản lý, giám sát.

Sau 30 ngày khách hàng không thanh toán đầy đủ gốc lãi hoặc có các dấu hiệu không thu hồi đuợc khoản nợ này sẽ chuyển sang nhóm nợ loại B. Khi đó: Đơn vị trực tiếp quản lý: có trách nhiệm phân tích, đánh giá đầy đủ kịp thời để đua ra các giải pháp để thu hồi nợ tối uu. Đây là giai đoạn đơn vị quyết liệt đua ra các giải pháp thu hồi đuợc nợ. Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày chuyển nợ sang nhóm B, đơn vị phải báo cáo cho Phòng quản lý nợ và nêu rõ nguyên nhân và giải pháp không trả đuợc nợ của khách hàng để trình HĐXLN xem xét. Phòng quản lý nợ sẽ phối hợp các đơn vị để xem xét, thẩm định và phân loại nhóm nợ phù hợp. Nếu không chuyển nhóm nợ thì sẽ chuyển kết quả phê duyệt về đơn vị để chủ động thực hiện các biện pháp để xuất. Truờng hợp khách hàng không thực hiện đầy đủ hoặc thay đổi so với Phuơng án xử lý nợ đã đuợc HĐXLN phê huyệt thì đơn vị sẽ báo cáo trình phuơng án mới .

Nếu sau khi áp dụng tất cả các biện pháp đối với nhóm nợ loại A và loại B không hiệu quả hoặc không còn giải pháp nào khác, hoặc xét thấy khoản vay phải xử lý bằng biện pháp tố tụng thì khoản vay bị chuyển sang nhóm nợ C khi đó cả đơn vị và Phòng tố tụng phối hợp quản lý và xử lý.

Nhân xét chung: việc quản lý và xử lý nợ xấu tại Ocean Bank còn nhiều bất cập trong việc giao trách nhiệm cho từng bộ phận liên quan. Ở đây, phòng xử lý nợ, phòng quản lý nợ, phòng tố tụng chỉ có trách nhiệm tổng hợp, hỗ trợ và tu vấn, tất cả các công việc từ thẩm định, theo dõi, làm báo cáo, đề xuất phuơng án đến việc thực hiện phuơng án xử lý nợ đều giao cho đơn vị. Trong khi đó, đơn vị không có cán bộ chuyên trách, hiểu và nắm rõ các quy trình về tố tụng, xử lý nợ dẫn đến loay hoay, chậm trễ và thiếu chủ động. Tại một số ngân hàng khác nhu ACB, Techcombank.... đều có một bộ phận chuyên xử lý nợ tập trung tại hội sở hoặc một chi nhánh nào đó, khi khoản nợ quá hạn trên 30 ngày đều đuợc chuyển về các trung tâm để tập trung xử lý, còn cán bộ tín dụng sẽ tập trung vào việc phát triển doanh số. Điều này cho thấy, chính sách của Ocean Bank vẫn chua hợp lý dẫn đến hiệu quả xử lý nợ chua cao.

2.3.2.2 Đôn đốc

Đôn đốc là biện pháp thu hồi bằng phương pháp phi tố tụng như liên tiếp nhắc nhở khách hàng thông qua công văn, điện thoại, trao đổi trực tiếp với khách hàng về kế hoạch, thời gian, phương thức trả nợ, hoặc mời khách hàng lên lập biên bản cam kết, thời gian trả nợ, hoắc phối hợp với cơ quan chính quyền địa phương nơi khách hàng làm việc hoặc sinh sống để hỗ trợ thu hồi nợ.

Đây là phương pháp truyền thống và thường xuyên được sử dụng trong trường hợp khách hàng có thiện chí trả nợ, thể hiện bằng việc khách hàng không né tránh tiếp xúc với Ocean Bank , có thái độ tích cực với cán bộ Ocean Bank , cung cấp đầy đủ thông tín chính xác, tin cậy về khoản nợ cũng như nguồn trả nợ. Khách hàng cam kết bằng văn bản và thực hiện đúng văn bản đó. Bên cạnh đó, khách hàng có nguồn trả nợ ổn định, thường xuyên đủ để trả nợ hoặc chỉ tạm thời khó khăn trong thời gian ngắn với điều kiện phải có căn cứ chứng minh. Tài sản đảm bảo không bị giảm sút giá trị, không bị tranh chấp, thủ tục nhận thế chấp, cầm cố hợp pháp (đã được công chứng tại cơ quan có thẩm quyền, đã đăng ký giao địch đảm bảo theo quy định của pháp luật). Đối với khách hàng là cá nhân thì sử dụng biện pháp này khi khách hàng không có nợ ở tổ chức tín dụng khác, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp khách hàng là tổ chức thì tổ chức đó không có nguy cơ ngừng hoạt động, giải thể, phá sản, người điều hành tổ chức không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Khách hàng không có dấu hiện bỏ trốn, di khỏi nơi cư trú, nghỉ việc, tẩu tán tài sản. Trong trường hợp khởi kiện khách hàng thì biện pháp này vẫn được sử dụng khi vụ việc vẫn còn thời hạn khởi kiện.

Hạn chế: Tuy nhiên, phương pháp này không phải là phương pháp hiệu quả trong trường hợp khách hàng không có uy tín, không có thiện chí trả nợ và cố tình chây ỳ. Biện pháp này phụ thuộc vào ý chí của khách hàng, do đó không mang tính chủ động trong việc xử lý nợ của Ngân hàng.

2.3.2.3 Xử lý tài sản bảo đảm

Trên cơ sở phân loại nợ định kỳ, ngân hàng chỉ đạo các chi nhánh thực hiện và rà soát xây dựng phương án xử lý, thu hồi nợ xấu theo từng biện pháp cụ thể.

Biện pháp xử lý tài sản đảm bảo được thực hiện khi việc đốc nợ không đạt hiệu quả, hoặc khi khách hàng vay/bên bảo đảm có thay đổi về cơ cấu, tổ chức và hoạt động có thể làm thay đổi sở hữu, sử dụng, chuyển giao nghĩa vụ đối với TSĐB như chia, tách, sát nhập, chuyển đổi, cổ phần hóa nhưng không thông báo và không được sự chấp thuận của Ocean Bank . Biện pháp này cũng được Ocean Bank Hà Nội sử dụng khi một phần TSĐB bị mất, hư hỏng, giảm giá trị mà bên bảo đảm không có tài sản bổ sung hoặc không đủ, hoặc đến hạn thực hiện nghĩa vụ nhưng khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Dựa trên sự thỏa thuận với khách hàng Ocean Bank có thể thực hiện các biện pháp sau để thu hồi nợ.

Tuy nhiên việc sử lý nợ xấu hiện nay gặp phải vướng mắc tập trung là việc xử lý tài sản đảm bảo mà nguyên nhân chủ yếu là ở sự không hợp tác, thiện chỉ trả nợ của người vay, tài sản khó phát mại, thị trường bất động sản đóng băng khiến cho tài sản khó phát mại và giảm giá trị, thêm vào đó là sự bất cập trong khâu thi hành án. Ngân hàng gặp phải những vướng mắc sau:

- Thu giữ TSĐB: Để xử lý được TSĐB là động sản (chủ yêu là phương tiện vận tải) trước hết ngân hàng phải thông báo cho các bên đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ bàn giao TSĐB. Nếu hết hạn theo thông báo mà bên đảm bảo không tụ nguyện bàn giao tài sản thì ngân hàng vẫn tiến hành thu giữ tài sản để niêm phong, thực hiện thủ tục bán công khai phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, khi phương tiện vẫn đang lưu thông thì ngân hàng khó có thể thu giữ được TSĐB nếu không có sự phối hợp tích cực của công an và chính quyền địa phương. Mặt khác, xảy ra trường hợp chống đối, gây cản trở cho việc thu giữ nhưng cơ quan chức năng chưa phối hợp, hỗ trợ khách hàng. Khi nhận được văn bản đề nghị phối hợp của ngân hàng thi cơ quan chức năng chưa coi đấy là nhiệm vụ, trách nhiệm của mình, thậm trí né tránh khiến ngân hàng gặp phải nhiều khó khăn.

- Chuyển quyền sở hữu quyền sử dụng cho người mua tài sản. Đối với TSĐB là động sản phần lớn ngân hàng tự tổ chức bán tài sản công khai trên thị trường trên cơ sở vận dụng phương thức bán đấu giá theo quy định của pháp luật, sau khi TSĐB được bán cho người mua thì bên nhận đảm bảo phối hợp với người mua làm thủ tục chuyển

quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản. Tuy nhiên, các cơ quan công chứng yêu cầu ngân hàng ký hợp đồng với tu cách là bên bán TSĐB phải có văn bản ủy quyền của chủ sở hữu tài sản và cơ quan nhà nuớc có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, không chấp nhận ngân hàng xuất hóa đơn GTGT vì tài sản chua thuộc quyền sở hữu của ngân hàng. Việc này gây khó khăn cho ngân hàng bởi hợp đồng thế chấp, hợp đồng cầm cố tài sản có nội dung ủy quyền rất rõ nên ngân hàng lẽ ra phải có quyền căn cứ vào thỏa thuận giữa hai bên trong hợp đồng để tiến hành xử lý mà không cần có văn bản ủy quyền của bên đảm bảo.

- Năm 2015, Chi nhánh đã thực hiện xử lý tài sản thành công bằng phuơng

pháp chuyển nhuợng quyền sử dụng đất đối với Công ty TNHH Polytech Việt Nam thu về 14 tỷ đồng. Năm 2016, Chi nhánh cũng đã thực hiện chuyển nhuợng thành công tài sản là dự án của Công ty TNHH Đầu tu phát triển và Thuơng mại Việt Nam đồng thời đàm pháp miễn giảm một phần lãi cho khách hàng và thu về 50 tỷ đồng cho Chi nhánh.

2.3.2.4 Biện pháp khởi kiện

Những năm gần đây, số luợng các vụ kiện của Ocean Bank cũng nhu hệ thống các ngân hàng ngày càng tăng, do mức độ phức tạp của môi truờng kinh tế, tội phạm gia tăng. Biện pháp này đuợc sử dụng khi cả hai biện pháp trên đều không thể thực hiện đuợc hoặc thực hiện nhung không hiệu quả. Khách hàng có hành vị lừa đảo hoặc gian dối trong quá trình cung cấp thông tin, khách hàng trốn tránh nghĩa vụ, không hợp tác, không có thiện chí trong việc thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết hoặc trong truờng hợp khách hàng có dấu hiệu phạm tội có những hành vi phạm tội xâm phạm đến quyền và lợi ích của Ocean Bank.

Hiện tại, Chi nhánh sau khi đàm phán không thành công đã thực hiện khởi kiện đối với 08 khách hàng doanh nghiệp và 05 khách hàng cá nhân tại các Tòa án nhân dân Quận Hoàng Mai, Tòa án nhân dân huyện Đông Anh, Tòa án nhân dân Quận Thanh Xuân .. ..và gặp một số vấn đề nhu sau:

Khó khăn han chế: Các bản án dân sự để đuợc thi hành trong xử lý tài sản đảm bảo tiền vay là một sự nan giải, chậm trễ, trong khi đó, vốn đọng ngày nào là lãi

ngày ấy, giá trị các khoản nợ xấu sẽ giảm xuống qua thời gian do bị xuống cấp, phát sinh thêm chi phí trông coi, bảo vệ, giá cả thị truờng biến động khó luờng

Trong thời gian qua tại nhiều địa phuơng tòa án không thụ lý đơn khởi kiện, hoặc ra quyết định đình chỉ vụ án với lý do bị đơn không có mặt tại địa chỉ trong đơn khởi kiện. Nhu vậy, trong truờng hợp khách hàng bỏ trốn hoặc khi thay đổi địa chỉ mà không thông báo cho ngân hàng theo cam kết trong hợp đồng tín dụng thì bên bất lợi là ngân hàng.

Thứ hai, tòa có sự sai sót trong thủ tục tố tụng. Trong nền kinh tế thị truờng thời gian thu hồi vốn rất quan trọng đối với ngân hàng để thu hồi vốn, quay vòng và tái đầu tu, tạo lợi nhuận để phát triển kinh doanh. Thực tế sau khu thụ ký đơn khởi kiện, và hòa giải không thành, tòa ở một số địa phuơng đã quyết định không đua vụ án ra xét xử trong thời gian tố tụng do pháp luật quy định tối đa 6 tháng kể từ ngày thụ lý đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc trở ngại khách quan. Thực tế có những truờng hợp kéo dài 2 năm nhung tòa vẫn không mở phiên xét xử.

Khó khăn trong khâu thi hành án: Để thu hồi nợ vay theo bản án, quyết định có hiệu lực của tòa án, ngân hàng đã gửi đơn yêu cầu thi hành án và cơ quan thi hành án cũng đã có quyết định thi hành án. Vấn đề ở đây là nguời thi hành án có quyền uu tiên lựa chọn và thỏa thuận để tổ chức thẩm định giá để định giá cho tài sản kê biên. Do đó tài sản định giá thuờng đuợc định giá cao hơn thị truờng và nhu cầu của nguời mua; nếu không có nguời mua thì lại tổ chức bán đấu giá lại. Sự việc này cứ thế lặp đi lặp lại làm kéo dài thời gian thi hành án và TSĐB không đuợc xử lý dứt điểm giúp cho ngân hàng thu hồi vốn.

2.3.2.5 Xử lý nợ xấu bằng phương pháp cơ cấu lại nợ

Trong thời kỳ kinh tế suy thoái hiện này, tỷ lệ nợ xấu tăng cao là điều không thể tránh khỏi, có những truờng hợp khách hàng truớc đây có phuơng án kinh doanh tốt, tình hình tài chính tốt, tuy nhiên do những biến động khó luờng của thị truờng khiến cho khách hàng gặp phải khó khăn trong sản xuất kinh doanh, đầu ra bị thu hẹp dẫn đến việc chậm trả nợ cho ngân hàng, vì vậy, nếu trong truờng hợp xét thấy việc gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ sẽ giúp cho khách hàng khắc phục

khó khăn và tiếp tục hoạt động thì Ocean Bank sẽ áp dụng biện pháp cơ cấu này. Ocean Bank cũng đã rà soát các khoản nợ xấu đủ điều kiện cơ cấu theo QĐ-780 của

Một phần của tài liệu (Trang 82 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w