Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu (Trang 98 - 101)

Môi trường pháp lý chưa thuận lợi: môi trường pháp lý trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam vừa thiếu vừa chưa đồng bộ nên đã gây nhiều khó khăn trong hoạt động quản lý nợ xấu của các ngân hàng, một số văn bản quy định không có sự phối hợp giữa các ban ngành cũng như chức năng nhiệm vụ của một số bộ phận chưa hợp lý nên việc xử lý nợ xấu triển khai chậm. Các quy định liên quan đến xử lý tài sản đảm bảo hay khởi kiện còn nhiều vướng mắc bất cập , cụ thể: về quyền thu giữ tài sản, VAMC cũng như các TCTD không thể chủ động thu giữ nếu các chủ tài sản không đồng thuận, cố tình chống đối, thậm chí tạo ra các tranh chấp khác liên quan đến TSBĐ để khởi kiện ra tòa nhằm kéo dài thời gian xử lý tài sản bảo đảm..gây khó khăn cho các ngân hàng trong việc xử lý nợ

xấu. Các quy định chua chặt chẽ chua tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ.

Hệ thống thông tin yếu kém và thiếu minh bạch: cho đến nay kênh cung cấp thông tin về tình hình hoạt động tín dụng đuợc đánh giá tốt nhất là CIC. Tuy nhiên, thông tin của cơ quan này vẫn còn thiếu cập nhật, thông tin đuợc cung cấp đơn điệu chua đáng tin cậy tuyệt đối. Ngoài ra, các thông tin vĩ mô, vi mô của các ban ngành quản lý thuờng đuợc cập nhật chậm hơn so với thời gian xảy ra sự kiện.. .nhu vậy, vấn đề thiếu thông tin cũng nhu không đuợc hỗ trợ đầy đủ về mặt thông tin là một trong những khó khăn lớn nhất mà ngân hàng Việt Nam gặp phải khi áp dụng theo những chuẩn mực mới của hiệp uớc Basel.

Thiếu những tổ chức xếp hạng tín nhiệm chuyên nghiệp và có uy tín: nếu nhu trên thế giới các NHTM đuợc hỗ trợ rất nhiều từ các tổ chức xếp hạng tín dụng chuyên nghiệp và có uy tín thì ở Việt Nam lại thiếu hẳn yếu tố này. Hiện nay, thực tế mỗi ngân hàng đều xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm riêng đối với từng đối tuợng khách hàng, tuy nhiên việc xếp hạng này chủ yếu nhằm phục vụ quá trình thẩm định, ra quyết định cho vay của ngân hàng, ít đuợc chia sẻ rộng rãi ra bên ngoài dẫn đến kết quả là đánh giá đôi khi mang tính chủ quan.

Hoạt động giám sát của NHNN vẫn chỉ mang tính theo dõi, giám sát chua chú trọng vào hoạt động cảnh báo sớm cho các NHTM, chua mang tính hỗ trợ ngân hàng trong việc hạn chế và xử lý nợ xấu.

Do môi truờng kinh doanh ngày càng cạnh tranh gay gắt và nhiều biến động, các doanh nghiệp không nhanh chóng thích nghi thì bị đào thải làm ăn thua lỗ ảnh huởng đến chất luợng tín dụng của khoản vay đối với doanh nghiệp đó.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong Chương 2 của luận văn học viên đã tập trung phân tích thực trạng hạn chế, nguyên nhân và các biện pháp xử lý nợ xấu tại Ocean Bank giai đoạn 2014- 2016. Cụ thể là:

- Khái quát hoạt động tín dụng của Ocean Bank Hà Nội và diễn biến nợ xấu tại ngân hàng từ đó chỉ ra các nguyên nhân cơ bản dẫn đến nợ xấu của ngân hàng.

- Tác giả cũng đi sâu phân tích thực trạng hạn chế và xử lý nợ xấu, từ đó đã làm nổi bật những mặt đã làm được và các mặt tồn tại cần khắc phục:

+ Kết quả hoạt động kinh doanh và các yếu tố nguồn lực khác cho thấy rủi ro tín dụng đã nằm ở mức cao cần có các biện pháp khắc phục nhanh chóng.

+ Các nhân tố làm phát sinh nợ xấu đã dược nhận dạng thông qua việc đánh giá, phân tích thực trạng kinh doanh và quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ocean Bank Hà Nội. Đó là căn cứ để đề xuất giải pháp nhằm hạn chế và xử lý nợ xấu tại OceanBank Hà Nội trong chương 3 của bản luận văn.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ XẤU . TẠI NGÂN HÀNG TM TNHH MTV ĐẠI DƯƠNG - CHI NHÁNH HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w