- “Tên gọi tiếng Việt: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
- Tên tiếng Anh: VietNam Prosperity Joint Stock Commercial Bank
- Tên viết tắt: VPBANK
- Trụ sở: 89 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam.
- Điện thoại: +84 (043) 9288869
- Fax: +84 (043) 9288867
- Website: www.vpbank.com.vn
- Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số 0100233583 do Sở Kế hoạch
và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 08/09/1993.
- Giấy phép hoạt động của Ngân hàng TMCP số 0042/NH-GP ngày
12/8/1993 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cấp.
- Vốn điều lệ: 25.299 tỷ đồng (Hai mươi năm nghìn, hai trăm chín mươi
chín tỷ đồng)
- Qúa trình hình thành và phát triển của VPBank:
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được thành lập ngày 12/08/1993. Sau gần 27 năm hoạt động, VPBank đã phát triển mạng lưới lên 227 điểm giao dịch với đội ngũ gần 27.000 cán bộ nhân viên.
Với những nỗ lực không ngừng, thương hiệu của VPBank đã trở nên ngày càng vững mạnh và được khẳng định qua nhiều giải thưởng uy tín trong nước và
quốc tế. Năm 2017, với việc nhận được liên tiếp 20 giải thưởng danh giá, VPBank chạm đích thành công và hoàn thành xuất sắc kế hoạch 5 năm (2012 - 2017). VPBank nằm trong Top 3 Ngân hàng TMCP do Vietnam Report vinh danh và được bình chọn là Nơi làm việc hạnh phúc nhất.
Năm 2018, nhận về liên tiếp 12 giải thưởng về các sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu,.. .VPBank hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu do Vietnam Report bình chọn - Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.
Năm 2019, Tạp chí The Asian Banker đã trao tặng VPBank là “Ngân hàng tốt nhất dành cho SME” tại Việt Nam. Được Brand Finance định giá 354 triệu đô la Mỹ, thương hiệu VPBank đứng thứ 361, là Ngân hàng tư nhân Việt Nam đầu tiên và duy nhất được vinh danh trong “Top 500 ngân hàng có giá trị thương hiệu cao nhất toàn cầu”. VPBank được Tổ chức đánh giá nhân sự châu Á (HR Asia) bình chọn là một trong những "Nơi làm việc tốt nhất Châu Á" bên cạnh các tập đoàn đa quốc gia như Nestle, Heineken, Deloitte,... Và dựa trên các tiêu chí về năng lực tài chính, uy tín trên truyền thông và mức độ hài lòng của khách hàng, VPBank vinh dự thuộc Top 10 Ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín 2019, Top 10 Ngân hàng TMCP tư nhân uy tín 2019.
Đầu năm 2020, Tạp chí The Asset, ấn phẩm uy tín hàng đầu về tài chính tại thị trường châu Á, công bố VPBank là Tổ chức phát hành trái phiếu nước ngoài tốt nhất châu Á và Tổ chức Việt Nam đầu tiên phát hành thành công trái phiếu USD trên thị trường vốn quốc tế kể từ năm 2014. Bên cạnh đó, trong tháng 2 vừa qua, thứ hạng thương hiệu của VPBank đã tăng 81 bậc, vượt lên vị trí thứ 280, và trở thành ngân hàng tư nhân Việt Nam đầu tiên lọt vào Top 300 ngân hàng có giá trị thương
hiệu nhất thế giới, theo bảng xếp hạng của Brand Finance.”11
2.2.2. Sơ đồ to chức điều hành của VPBank
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của VPBank
VPBank đang thực hiện quản lý tập trung tài sản tại hội sở, do Phòng Quản lý tài sản thuộc trung tâm dịch vụ nội bộ Khối Vận hành quản lý đến khoảng giữa năm 2020. Sau đó, Công tác quản lý tài sản tập trung được chuyển giao cho trung tâm quản lý đối tác thực hiện quản lý (VPBank thực hiện thuê đối tác bên ngoài để quản lý các vấn đề liên quan tới tài sản và Trung tâm quản lý đối tác được giao quản lý đối tác này) và tuân theo quy trình quản lý tài sản của VPBank. Cụ thể trách nhiệm của các bên liên quan như sau:
a) Trung tâm quản lý đối tác:
- Thực hiện trách nhiệm của đơn vị quản lý tài sản cố định tại VPBank.
- Giám sát đối tác quản lý tài sản thực hiện và báo cáo kết quả các phương án xử lý thừa/ thiếu tài sản theo phê duyệt của lãnh đạo VPBank.
- Chịu trách nhiệm quản lý, kiểm soát việc thực hiện dịch vụ Quản lý tài sản của đối tác Quản lý tài sản đảm bảo tuân thủ theo quy định nội bộ của VPBank.
b) Đối tác quản lý tài sản/ Phòngvquảnblý tài sản - Trung tâm Dịch vụ
nội bộ Khối vận hành (cho giai đoạn từ 2018 giữa năm 2020):
- Là đầu mối tiếp nhận và phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý các yêu cầu đối với tài sản nói chung như cho mượn, hoàn trả/ thu hồi, điều chuyển, thanh lý, chuyển nhượng, bồi hoàn, bảo hành, sửa chữa.... đồng thời, đảm bảo các trạng thái của tài sản sau các yêu cầu nêu trên được cập nhật kịp thời trên hệ thống.
- Là đầu mối giám sát các đơn vị trong hoạt động quản lý tài sản, đôn đốc các đơn vị, cá nhân có liên quan thực hiện đúng các trách nhiệm trong việc quản lý tài sản; đánh giá hiệu quả trong quá trình sử dụng và khai thác tài sản.
- Thực hiện rà soát tài sản dư thừa tại các đơn vị không sử dụng hoặc sử dụng sai muc đích.
- Phối hợp với Khối tài chính và các đơn vị liên quan để kiểm soát phân bổ chi phí/ khấu hao tài sản.
- Tổ chức kiểm kê tài sản trên toàn hệ thống của VPBank, báo cáo kết quả thực hiện và xử lý khi kết quả kiểm kê tài sản thừa/ thiếu.
- Xuất/ nhập kho tài sản mua mới hoặc thanh lý.
c) Đơn vị sử dụng TSCĐ: là đơn vị được giao trực tiếp quản lý và/ hoặc sử dụng tài sản cố định. Tùy thuộc vào loại TSCĐ mà các đơn vị sử dụng TSCĐ sẽ khác nhau. Đối với TSCĐ của chi nhánh thì sẽ do trưởng chi nhánh quản lý, đối với các hệ thống công nghệ thông tin phục vụ toàn hàng (các hệ thống corebanking như T24, OCB, LOS... của VPBank sẽ do Khối công nghệ thông tin thực hiện quản lý) các hệ thống nhỏ lẻ theo yêu cầu của các đơn vị trong VPBank sẽ do chính đơn vị đó quản lý tài sản.
d) Đơn vị phụ trách chuyên môn (Đơn vị chuyên môn): là các Khối/ Trung tâm/ Phòng/ Ban phụ trách về nghiệp vụ tham gia trong quá trình quản lý tài sản. Danh sách đơn vị chuyên môn phụ trách tương ứng từng loại tài sản được VPBank quy định trong từng thời kỳ. Đơn vị chuyên môn có trách nhiệm phối hợp với Đối tác quản lý tài sản/ Phòng quản lý tài sản để kiểm tra tình trạng tài sản khi có các yêu cầu sửa chữa, điều chuyển, hoàn trả, mượn, thanh lý tài sản ....
e) Phòng mua sắm tập trung Trung tâm Dịch vụ nội bộ Khối vận hành:
- Là đơn vị đầu mối tiếp nhận yêu cầu mua TSCĐ từ các đơn vị trong VPBank. - Chịu trách nhiệm mua TSCĐ theo yêu cầu và theo dõi tiến độ cung cấp TSCĐ cho các đơn vị.
f) Khối tài chính
- Có trách nhiệm quản lý dữ liệu về tài sản của VPBank, phân bổ chi phí, khấu hao tài sản theo quy định của VPBank và các văn bản pháp luật có liên quan.
- Hạch toán các tài sản thanh lý/ chuyển nhượng theo đúng quy định.
Theo đó, Phòng Mua sắm tập trung thực hiện chức năng mua sắm tài sản cố định mới; Khối tài chính chịu trách nhiệm quản lý khấu hao tài sản cố định và quản
TT
Nội dung Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Giai đoạn 2018 2019 Giai đoạn 2019 2020 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ 1 Thu nhập từ hoạt động kinh doanh cốt lõi 17,772,164 20,330,319 20,779,495 2,558,155 14% 449,176 2%
lý tài sản trên mặt sổ sách; các đơn vị sử dụng tài sản, Đối tác quản lý tài sản và Trung tâm quản lý đối tác chịu trách nhiệm trong công tác quản lý tài sản, kiểm kê và đánh giá lại tài sản.
2.2.3. Đặc điểm tổ chức kinh doanh
a) Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 và Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12.
b) Các ngành nghề kinh doanh chính của Ngân hàng bao gồm:
• “Hoạt động trung gian tiền tệ khác, mã ngành 6419 (chính);
• Hoạt động của đại lý và môi giới bảo hiểm, mã ngành 6622
• Hoạt động dịch vụ tài chính khác chưa được phân vào đâu (trừ bảo hiểm và bảo hiểm xã hội), mã ngành 6499.
• Hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính chưa được phân vào đâu, mã ngành
6619.”12
c) “VPBank hiện có 2 công ty con là: Công ty TNHH Quản lý Tài sản Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng và Công ty Tài Chính TNHH MTV Ngân hàng Việt
Nam Thịnh Vượng.”13
2.2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của VPBank từ 2018 đến 2020
Trong giai đoạn 2018 - 2020, nền kinh tế Việt Nam có sự biến động và phát triển mạnh mẽ, cư dân có sự phân hóa và thay đổi phương thức tiêu dùng do chịu nhiều ảnh hưởng của đại dịch Covid 19. VPBank đã nỗ lực và có những chiến lược kinh doanh chủ động thích nghi trong giai đoạn này, cụ thể VPBank đã đạt được các thành tích được thể hiện qua các chỉ số kinh doanh như sau:
aspx
13 Vpbank.com.vn
Bảng 2.1: Kết quả hoạt đồng kinh doanh của VPBank giai đoạn 2018 2020
giữ vững phong độ đảm bảo tỷ lệ tăng trưởng dương của mình và đạt Top 5 doanh
nghiệp tư nhân có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam 2020 (Nguồn: Vietnam Reports).
Sơ đồ 2.2: Tỷ lệ ROE, ROA của VPBank trong giai đoạn 2018 2020
Nguồn: Báo cáo tài chính VPBank 2020
trong việc duy trì tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) trên 20% trong 6 năm liên tiếp. Năm 2020, tỷ suất ROE và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) của Ngân hàng đạt lần lượt là 22,0% và 2,6% và nằm trong nhóm các doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh đứng đầu thị trường Việt Nam.
2.2. Thực trạng hiêu quả sử dụng TSCĐ tại VPBank
2.2.1. Công tác quản lý TSCĐ tại VPBank
a) TSCĐ tại VPBank được quản lý tập trung tại Hội sở và đơn vị có chức năng quản lý tài sản là Phòng quản lý tài sản thuộc Trung tâm Dịch vụ nội bộ trong giai đoạn từ 2018 giữa 2020. Từ giữa năm 2020, VPBank chuyển giao công tác quản lý tài sản cho một đơn vị thuê ngoài và Trung tâm quản lý đối tác của VPBank chịu trách nhiệm quản lý và giám sát đối tác thực hiện công việc quản lý tài sản.
b) Đối với các TSCĐ là các hệ thống công nghệ thông tin như hệ thống corebanking T24, LOS, ERP ... do Khối công nghệ thông tin trực tiếp quản lý, vận hành.
c) TSCĐ của VPBank trong giai đoạn 2018 - 2020 được đầu tư mạnh vào các tài sản công nghệ nhằm đẩy mạnh quá trình số hóa, tối ưu hóa hệ thống quy trình, hoàn thiện bộ máy nhân sự theo hướng tinh gọn hiệu quả và nâng cao năng suất lao động. Việc này đã giúp chi phí hoạt động của VPBank được kiểm soát và năm sau thấp hơn năm trước. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) giảm mạnh được thể hiện cụ thể:
Sơ đồ 2.3: Tỷ lệ chi phí trên thu nhập của VPBank năm 2018-2020
Trong đó, CIR* = Tổng chi phí hoạt động/ Tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh cốt lõi (không bao gồm hoạt động thu nhập bất thường từ hợp tác bảo hiểm).
d) Cách thức ghi nhận nguyên giá và khấu hao TSCĐ tại VPBank:
“Theo báo cáo tài chính công bố của VPBank, một số lưu ý về các thức ghi nhận nguyên giá, khấu hao TSCĐ được quy định như sau:
- Đối với TSCĐ hữu hình
Nguyên giá của TSCĐ hữu hình: TSCĐ hữu hình được phản ánh theo nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế. Nguyên giá ban đầu của TSCĐ hữu hình gồm cả thuế nhập khẩu, các loại thuế đầu vào không được hoàn lại và các chi phí thực tế liên quan đến việc đưa tài sản vào trạng thái và vị trí hoạt động cho mục đích sử dụng dự kiến. Các chi phí phát sinh sau khi TSCĐ hữu hình đã đi vào hoạt động như chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu được hoạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng của chu kỳ phát sinh.Trường hợp có thể chứng minh một cách rõ ràng các chi phí này làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai dự tính thu được từ việc sử dụng TSCĐ hữu hình vượt trên mức hoạt động tiêu chuẩn đã được đánh giá ban đầu thì các chi phí này sẽ được vốn hóa như một khoản tăng nguyên giá thêm của TSCĐ hữu hình.
Khấu hao TSCĐ hữu hình: Khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính của TSCĐ. Thời gian hữu dụng được ước tính như sau:
• Nhà cửa và vật kiến trúc: 5-40 năm
• Máy móc thiết bị: 3-7 năm
• Phương tiện vận tải: 6 năm
• Thiết bị dụng cụ quản lý: 3-5 năm
TT Tên văn bản Nội dung Hiệu lực Ghi chú
1 Quy định quản lý tài
sản tập trung
622/2018/QĐ- HĐQT
Quy định quản lý tài sản, theo dõi trạng thái của tài sản trên toàn hệ
thống của VPBank Hiệu lựcđến
09/09/2020
- Tài sản cố định vô hình bao gồm: Phần mềm máy vi tính và Quyền sử dụng đất.
• Phần mềm máy vi tính: giá mua phần mềm máy vi tính mới mà phần mềm
này không phải là một bộ phận gắn kết với phần cứng có liên quan thì được vốn hóa và hạch toán như TSCĐ vô hình. Phần mềm máy tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng trong vòng 3-5 năm.
• Quyền sử dụng đất bao gồm:
Quyền sử dụng đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp (bao gồm quyền sử dụng đất có thời hạn và quyền sử dụng đất không thời hạn).
Quyền sử dụng đất thuê trước ngày có hiệu lực của Luật đất đai năm 2013 mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất 5 năm và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Quyền sử dụng đất có thời hạn được thể hiện theo nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế. Quyền sử dụng đất vô thời hạn được phản ánh theo nguyên giá và không trích khấu hao.
Nguyên giá TSCĐ là quyền sử dụng đất được xác định là toàn bộ khoản tiền chi ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp cộng (+) các chi phí cho đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ (không bao gồm các chi phí chi ra để xây
dựng các công trình trên đất) hoặc giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn.”14
14 VPBank.com.vn
e) Các văn bản quy định, quy trình của VPBank về TSCĐ:
của các đơn vị liên quan
3
Quy trình quản lý tài sản tại VPBank 95/2018/QT-TGD
Quy định quy trình, thủ tục thực hiện các nghiệp vụ cơ bản trong việc quản lý và sử dụng tài sản
Có hiệu
lực từ
15/12/2018
4 Quy định quản lý tài
sản và kho vận tại
VPBank số
1124/2020/QĐ- HĐQT
Quy định quản lý tài sản, theo dõi trạng thái của tài sản trên toàn hệ thống của VPBank
Quy định nguyên tắc, thủ tục về xuất/ nhập kho vận tập trung tại VPBank và quy định trách nhiệm của các đơn vị liên quan
Có hiệu lực từ 09/09/2020 Thay thế hai văn bản: 622/2018/ QĐi- TGD 87/2018/Q Đi- TGD 5 Quy định về chế độ tài chính của VPBank 819/2020/QĐ-HĐQT Quy định thống nhất các hoạt động
tài chính trong hệ thống VPBank Có hiệu
lực từ
10/08/2020
Quy định mới nhất về chế độ
VPBank757/2019/QĐ- HĐQT
Quy định nguyên tắc mua sắm hàng