II. Thẻ tín dụng quốc tế Thẻ 75 72 3 96%
d, Nhóm giải pháp về xây dựng văn hóa Agribank
3.3.4. Kiến nghị với Chính phủ, bộ ngành
- Chính phủ cũng nên có quy định bắt buộc các cơ sở bán hàng, dịch vụ có số vốn lớn, như các siêu thị, phải trang bị thiết bị thanh toán thẻ. Xét trên
khía cạnh quản lý, cách này sẽ chống được việc thất thu thuế một cách hiệu
góp phần giảm chi phí xã hội, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng
- Chính phủ cần chỉ đạo mạnh mẽ hơn việc quy định bắt buộc trả lương qua tài khoản thẻ đối với tất cả cán bộ công chức nhà nước
- Cần có chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu thiết bị, nguyên vật liệu cho hoạt động thẻ mà trong nước chưa sản xuất được
- Cần sớm ban hành quy định về tội danh và khung hình phạt nghiêm khắc trong Bộ luật hình sự cho loại tội phạm sử dụng thẻ giả và câu kết giả
mạo giao dịch thẻ.
Tổng kết chương 3
Mở đầu chương 3, tác giả đã đưa ra các xu hướng trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Việt Nam. Cùng với xu hướng chung của thị trường thẻ trong nước, kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài tác giả đã đưa ra các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh hoạt động kinh doanh thẻ như: Đa dạng và linh hoạt trong chính sách giá và loại hình sản phẩm dịch vụ, mở rộng mạng lưới, nâng cao hiệu quả marketing và chăm sóc khách hàng,...Để các giải pháp này phát huy được hiệu quả tối ưu, tác giả đã đưa ra kiến nghị với Agribank Việt Nam về việc hoàn thiện chiến lược marketing, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và đào tạo nguồn nhân lực,.. Tiếp theo là kiến nghị với Hiệp hội thẻ Việt Nam về việc hoàn thiện các quy định, chế tài phát huy hơn nữa vai trò cầu nối giữa ngân hàng với khách hàng và các tổ chức thẻ. Tiếp nữa là kiến nghị với NHNN về việc hoàn thiện hành lang pháp lý, các chính sách, chiến lược để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thẻ. Cuối cùng là kiến nghị với chính phủ và các bộ ngành về việc quy định sử dụng thẻ trong các hoạt động kinh doanh, và ban hành các luật định về tội phạm thẻ.
KẾT LUẬN•
Với định hướng tiến dần tới các chuẩn mực quốc tế, thu hẹp khoảng cách với các đối thủ cạnh tranh, Agribank Biên Hòa đã luôn cố gắng hoàn thiện, phát triển và nâng cao chất lượng SPDV thẻ nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh những thành tựu đạt được, Agribank Biên Hòa còn gặp phải không ít những khó khăn trong quá trình phát triển SPDV thẻ do những nguyên nhân trong và ngoài ngân hàng.
Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học, đi từ lý thuyết đến thực tiễn, đề tài nghiên cứu: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Biên Hòa” là công trình khoa học nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về sự phát triển SPDV thẻ tại Agribank Biên Hòa. Đề tài đã tập trung nghiên cứu và giải quyết một số nội dung như sau:
V Làm rõ khái niệm, đặc điểm, những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển SPDV thẻ
V Tổng hợp, phân tích thực trạng SPDV thẻ tại Agribank Biên Hòa, từ đó đánh giá thành tựu, hạn chế, nguyên nhân tồn tại trong phát triển SPDV
thẻ tại chi nhánh
V Trên cơ sở lý luận thực tiễn và định hướng chiến lược, mục tiêu phát triển SPDV thẻ đến năm 2020 của Agribank, đề tài đề xuất một số giải pháp
và kiến nghị trong việc phát triển SPDV thẻ tại Agribank Biên Hòa Những kết quả đạt được của luận văn sẽ có ý nghĩa quan trọng trong phát triển SPDV thẻ, tạo nền tảng cho Agribank Biên Hòa phát triển thành một chi nhánh mạnh, đủ sức cạnh tranh trên thị trường thẻ. Mặc dù, tôi đã cố gắng, nỗ lực để hoàn thành đề tài nhưng kiến thức, kinh nghiệm của bản thân còn hạn
được sự góp ý, nhận xét của thầy cô, các cán bộ chi nhánh Agribank Biên Hòa để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Đức Hưởng và các cán bộ của chi nhánh Agribank Biên Hòa đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thiện đề tài này.