Kiến nghị với các Hiệp hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu 0480 giải pháp phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN chi nhánh cầu giấy luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 107 - 111)

Thứ nhất, các hiệp hội cần xác định rõ mục tiêu cũng như phương hướng hoạt động của hội mình, đồng thời nâng cao vai trò hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp là hội viên.

Thứ hai, đối với các doanh nghiệp có uy tín trong hội nhưng không đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng, hiệp hội sẽ cùng với các ngân hàng tiến hành thẩm định hồ sơ xin vay vốn và đứng ra bảo lãnh cho khoản vay này của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng hơn.

Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (Vinasmea) cần phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phát huy hơn nữa vai trò của mình trong hoạt động cung cấp thông tin, làm cầu nối liên kết giữa các doanh nghiệp và liên kết doanh nghiệp với thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 đã nêu lên những định hướng, mục tiêu phát triển của BIDV Cầu Giấy trong thời gian tới trong đó có mục tiêu phát triển hoạt động cho vay DNNVV. Để hoàn thành mục tiêu đó, bản thân chi nhánh cần thực hiện một số giải pháp cụ thể

như chủ động xây dựng chính sách tín dụng hợp lý, nâng cao chất lượng hoạt động cho vay DNNVV, nâng cao chất lượng công tác huy động vốn, trình độ nguồn nhân lực, mở rộng quy mô, tăng cường hoạt động marketing, liên kết với các Hiệp hội DNNVV. Chương 3 đã đề xuất một số giải pháp áp dụng tại BIDV Cầu Giấy và kiến nghị một số vấn đề cần hoàn thiện với Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan, Ngân hàng Nhà nước và Hội sở chính ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, nhận thấy vai trò quan trọng của thành phần kinh tế doanh nghiệp nhỏ và vừa trong sự phát triển kinh tế - xã hội chung của cả đất nuớc, Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều chủ truơng, chính sách nhằm hỗ trợ và phát huy đến mức cao nhất hiệu quả của loại hình doanh nghiệp này. Bám sát chủ truơng, đuờng lối của Nhà nuớc và xu huớng phát triển của thị truờng, trong những năm qua, Ngân hàng TMCP Đầu tu và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Cầu Giấy đã có nhiều nỗ lực trong việc đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn, thực hiện chính sách uu đãi và ra sức tăng cuờng khai thác bộ phận khách hàng này. Điều đó đuợc thể hiện qua sự mở rộng số luợng khách hàng vay, tăng truởng du nợ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh. Tuy nhiên, những tồn tại và hạn chế lại là nhân tố cản trở việc phát triển hoạt động cho vay của Chi nhánh với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Qua quá trình nghiên cứu, luận văn “Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam — chi nhánh Cầu Giấy”

đã giải quyết đuợc các vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa các vấn đề về doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thuơng mại, phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thuơng mại ( nghiên cứu các vấn đề về quan điểm, sự cần thiết, các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh huởng đến phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thuơng mại).

Thứ hai, nghiên cứu và phân tích thực trạng chất luợng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại BIDV Cầu Giấy trên cơ sở các chỉ tiêu định luợng. Trên cơ sở đó chỉ rõ những kết quả đã đạt đuợc nhu: quy mô cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng mở rộng (cả về số luợng doanh nghiệp, doanh số cho vay và du nợ cho vay), chất luợng hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng đuợc nâng cao (nợ xấu thấp, lợi nhuận luôn có sự tăng truởng qua các năm); chỉ rõ những hạn chế nhu: du nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng

dư nợ của Chi nhánh, nợ quá hạn ở mức cao so với cho vay các đối tượng khác. Đồng thời, luận văn đã chỉ ra những nguyên nhân cơ bản dẫn đến các hạn chế trên, bao gồm cả những nguyên nhân chủ quan đến từ nội tại của Chi nhánh lẫn những nguyên nhân khách quan bên ngoài như nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chính sách, văn bản pháp lý chưa đầy đủ.

Thứ ba, trên cơ sở định hướng phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại BIDV Cầu Giấy trong thời gian tới và những nguyên nhân dẫn tới các hạn chế còn tồn tại, luận văn có đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh. Một số giải pháp mang tính cấp thiết như: xây dựng chính sách tín dụng phù hợp có sự ưu đãi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nâng cao trình độ đội ngũ nhân sự, tăng cường các hoạt động marketing.

Hy vọng trong thời gian tới, BIDV Cầu Giấy sẽ có những bước chuyển biến mới trong việc phát triển hoạt động cho vay của Chi nhánh nói chung và hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng để có được sự thích ứng ngày càng cao đối với xu hướng phát triển của nền kinh tế, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển chung của đất nước.

Mặc dù đã cố gắng trong quá trình nghiên cứu và viết bài, tuy nhiên do hạn chế về trình độ hiểu biết và thời gian thực hiện nên luận văn “Giải pháp phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam — chi nhánh Cầu Giấy” chắc hẳn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn.

3. Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam (2013), Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

4. Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam (2014), Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/TT-NHNN ngày 21/01/2013.

5. Học viện Ngân hàng (2005). Giáo trình Lý thuyết tiền tệ ngân hàng. NXB Thống kê.

6. Nguyễn Thị Hoài Phuong (2012), Quản trị nợ xấu tại NHTM Việt Nam,

Luận án tiến sỹ kinh tế, Truờng đại học Kinh tế quốc dân

7. Lê Xuân Bá, TS Trần Kim Hảo, TS Nguyễn Hữu Thắng (2006), Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị quốc gia.

8. TS. Nguyễn Văn Lê (2014), Tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện ngân hàng.

9. Viện khoa học quản trị DNNVV (2014), Khảo sát khả năng tiếp cận vốn của DNNVV.

10. Ngân hàng TMCP Đầu tu và Phát triển Việt Nam (2014), Quyết định số 379/QĐ - QLTD ngày 24/01/2013 của Tổng Giám đốc về quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp.

11. Ngân hàng TMCP Đầu tu và Phát triển Việt Nam (2011), Quyết định số 1138/QĐ - PTSP ngày 11/11/2011 của Tổng Giám đốc về chính sách cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp.

13. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy (2015), Báo cáo kết quả hoạt động cho vay DNNNVV các năm 2012, 2013,

2014

6 tháng đầu năm 2015

14. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy(2015), Báo cáo tổng kết hoạt động chi nhánh năm 2015 và kế hoạch năm 2016.

15. Tạp chí chứng khoán Việt Nam (2006), Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam - Những khó khăn cần tháo gỡ.

16. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) (2014), Báo cáo Tình hình và kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp.

17. Tạp chí ngân hàng (Số 4/2015), Những khó khăn trong tiếp cận tín dụng của các DNNVV và một số giải pháp khơi thông dòng vốn cho loại hình doanh

Một phần của tài liệu 0480 giải pháp phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN chi nhánh cầu giấy luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 107 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w