Hiện nay, có nhiều lý thuyết được áp dụng để phân tích năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, từ việc phân tích môi trường kinh doanh để đánh giá năng lực cạnh tranh đến việc phân tích lựa chọn các chiến lược cạnh tranh cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, các mô hình được sử dụng nhiều nhất để phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là ma trận SWOT, mô hình 5 áp lực Ma trận SWOT là một công cụ rất hữu dụng và được sử dụng rộng rãi, có thể sử dụng cho mọi tình huống, với mọi tổ chức. SWOT là viết tắt của 4 từ:
Strengths (những điểm mạnh), Weakness (những điểm yếu), Opportunities (các
- W - O: Chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các điểm yếu của doanh nghiệp để tận dụng những cơ hội thị trường.
- S - T: Chiến lược dựa trên ưu thế của doanh nghiệp để tránh các nguy cơ của thị trường.
- W -T: Chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các điểm yếu của doanh nghiệp để tránh các nguy cơ thị trường.
Điều kiện áp dụng: Có thể áp dụng trong mọi tình huống, cho mọi tổ
chức.
Ưu điểm: Đơn giản, dễ áp dụng, mang lại cái nhìn tổng quan giúp người
quản lý đưa ra những quyết định, hoạch định chiến lược và thiết lập kế hoạch.
Nhược điểm: Bị hạn chế khi sắp xếp các thông tin với xu hướng giản
lược. Điều này làm cho nhiều thông tin có thể bị phân chia vào vị trí không phù
hợp với bản chất vấn đề. Nhiều đề mục có thể bị trung hòa hoặc nhầm lẫn giữa 2 thái cực S-W và O-T do quan điểm chủ quan của nhà phân tích.
1.2.5.2 Mô hình Kim cương
Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia do Michael E.Porter đưa ra vào năm 1990 với mục đích giải thích tại sao một số quốc gia lại có được vị
trí dẫn đầu trong việc sản xuất một số sản phẩm. Theo lý thuyết này, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh bao gồm: Factor conditions (Các điều kiện về yếu tố đầu vào); Demand conditions (Các điều kiện về cầu); Related and supporting industries (Những ngành công nghi ệp hỗ trợ và liên quan); Firm strategy, structure and rivalry (Chi ến lược, cấu trúc và cạnh tranh); Chance (Thời cơ); Government (Chính phủ). Các yếu tố này được khái quát hóa trong Mô hình Kim cương (Hình 1.1) về năng lực cạnh tranh.
Cách tiếp cận này dựa trên việc xem xét các cụm ngành công nghiệp có khả năng cạnh tranh của một công ty có liên quan đến việc thực hiện của công ty khác và các yếu tố khác gắn liền với nhau trong chuỗi giá trị gia tăng, trong quan hệ khách hàng - khách hàng, hoặc trong một bối cảnh địa phương hoặc khu vực.
Hình 1.1: Mô hình Kim Cương
- Các điều kiện về yếu tố đầu vào: bao gồm nguồn nguyên liệu, nhân
lực, công nghệ, vốn cho hoạt động của doanh nghiệp.
các nguồn nguyên liệu rẻ, ổn định; Nguồn vốn dễ tiếp cận.
Các yếu tố đầu vào có tác động gián tiếp như: Chính sách của nhà nước đầu tư vào việc nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ mới.
- Các điều kiện về cầu: Điều kiện này thể hiện ở việc khách hàng hiện
tại có nhu cầu đa dạng hơn về các sản phẩm, dịch vụ.
- Những ngành công nghiệp hô trợ và liên quan: Các ngành này liên
quan đến công tác quy hoạch các vùng nguyên liệu, khu chế xuất, sự phát
triển của các ngành công nghiệp phụ trợ, các dịch vụ đi kèm như dịch
vụ tài
chính ngân hàng, tư vấn. Các điều kiện này thể hiện yêu cầu phát triển giữa
các ngành nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng dự tính.
- Chiến lược, cấu trúc và cạnh tranh: cho biết chiến lược phát triển,
định hướng của ngành, cấu trúc thị trường và mức độ cạnh tranh trên thị trường là cao hay thấp. Thông thường, mức độ cạnh tranh càng cao tạo điều
kiện và động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tự tìm các biện pháp nâng cao
năng lực cạnh tranh và ngược lại.
- Thời cơ, Chính phủ: Đây là các yếu tố tổng hợp giúp thúc đẩy hoặc hạn
chế các yếu tố trên.
Điều kiện áp dụng: Dùng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực
cạnh tranh cấp quốc gia, năng lực cạnh tranh cấp ngành.
Ưu điểm: Giúp định hướng được sự tác động của các yếu tố khác đến các
ngành nghề kinh doanh.
Hình 1.2: Mô hình 5 + một áp lực cạnh tranh
- Khách hàng: Khách hàng là bộ phận không thể tách rời trong môi
trường cạnh tranh, sức ép từ phía khách hàng dựa trên giá cả, chất
lượng, kênh
phân phối, điều kiện thanh toán.
- Đối thủ cạnh tranh hiện tại: Các đối thủ cạnh tranh là áp lực thường
xuyên và đe doạ trực tiếp đến các công ty. Sự cạnh tranh của các công ty hiện
có trong ngành càng tăng thì càng đe dọa đến khả năng thu lợi, sự tồn
tại và
phát triển của công ty.
- Đối thủ tiềm ẩn: Là những doanh nghiệp hiện tại chưa có mặt ở trong
ngành nhưng có khả năng sẽ tham gia. Khi có càng nhiều doanh nghiệp tham
gia vào ngành, các doanh nghiệp càng khó nắm thị phần cho mình dẫn
đến sự
người bán gây ra.
- Sản phẩm thay thế: Sản phẩm thay thế là những hàng hoá có thể
phục vụ nhu cầu của khách hàng cũng tương tự như của doanh nghiệp trong
ngành. Nếu các sản phẩm thay th ế càng giống với các sản phẩm của doanh
nghiệp trong ngành, thì mối đe doạ sản phẩm thay thế càng lớn, làm hạn chế số lượng hàng bán và l ợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành.
- Nhà nước: Nhà nước vừa có vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế tức
là tác động một cách gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, đồng thời còn tác động trực tiếp thông qua các hình th ức như: vai
trò nhà cung cấp, vai trò khách hàng...
Điều kiện áp dụng: Dùng để phân tích năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp.
Ưu điểm: Cho phép phân tích đầy đủ các áp lực tác động đến doanh
nghiệp
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Mô hình giúp
việc phân tích khá sâu, rộng tới mọi khía cạnh tác động trực tiếp đến doanh nghiệp.
Nhược điểm: Người phân tích cần phải có kiến thức bao quát rộng, nguồn
thông tin thu thập được cần có độ chính xác cao.
1.3Nâng cao năng lực cạnh tranh ở một số doanh nghiệp phần mềm - Bài học kinh nghiệm đối với Công ty cổ phần giải pháp công nghệ phần
- Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực đóng vai trò quan
trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp phần mềm. Do đó, FPT-IS
đã chú trọng đến chất lượng nguồn nhân lực, thường xuyên thiết kế các khóa
học giúp nhân viên bổ sung thêm kiến thức về các sản phẩm, về những
công cụ
phát triển ứng dụng mới... Hiện nay, FPT - IS đã có hơn 2700 kỹ sư
trong đó
hơn 1500 người trực tiếp phát triển các phần mềm ứng dụng đẳng cấp
quốc tế
và chuyên sâu theo nghiệp vụ mỗi ngành, nhiều người đã được cấp
chứng chỉ
công nghệ quốc tế.
- Thực hiện quản lý theo các tiêu chuẩn chất lượng phần mềm: Công ty
luôn chú trọng quản lý chất lượng sản phẩm bằng việc thực hiện theo những
tiêu chuẩn quốc tế. Các chứng chỉ mà công ty đạt được bao gồm: ISO -9000,
ISO 27001, ISO 9001: 2008, CMMi level 3. Các tiêu chuẩn chất lượng giúp
khách hàng tin tưởng hơn khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty.
- Đầu tư hoạt động nghiên cứu và phát triển. Hoạt động nghiên cứu và
phát triển luôn được FPT- IS quan tâm, trong nhi ều năm liền FPT- IS đã đạt
được các giải thưởng về sáng tạo phần mềm do Hiệp hội phần mềm Việt Nam trao tặng. Nhờ đó, FPT-IS đã có được các sản phẩm mới ra đời với tính
phát hành cổ phiếu phổ thông. Biện pháp này giúp công ty giảm tỷ trọng nguồn
vốn vay, giảm chi phí vốn, gia tăng lợi nhuận, nâng cao khả năng đứng vững trước các cú sốc kinh tế.
- Chú trọng hoạt động nghiên cứu và phát triển: CMCSoft là quân bài
chủ lực của Tập đoàn CMC trong hoạt động nghiên cứu và phát triển.
Đến nay,
công ty đã có các sản phẩm tự nghiên cứu và phát triển mạnh về công
nghệ và
ứng dụng đang được rộng rãi, sử dụng công nghệ mới nhất trong phát
triển phần
mềm như Rational Unified Process, Agile development, OOAD... và trở thành
công ty phần mềm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam.
- Đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế: Các tiêu chuẩn quốc tế có
yêu cầu cao như CMMI3, ISO 27001, ISO 9001:2000. đều đã được
công ty
đáp ứng, giúp công ty mở rộng được thị trường, gia tăng khách hàng
trong và
ngoài nước và dẫn đầu thị trường phần mềm đóng gói trong lĩnh vực
giáo dục,
quản lý thông tin doanh nghiệp.
1.3.3 Bài học kinh nghiệm đối với Công ty cổ phần giải pháp công
nghệ phần
mềm tài chính
Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp phần mềm lớn của Việt Nam, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với Công ty cổ phần giải pháp công nghệ phần mềm tài
quả cao trong cạnh tranh với các đối thủ.
Thứ ba, thực hiện quản lý chất lượng theo hệ thống tiêu chuẩn: Nhu cầu
nâng cao chất lượng sản phẩm luôn là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp cải tiến trong công tác quản lý, giám sát. Hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng là một
thước đo đánh giá doanh nghiệp có đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng trong việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ hay không. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp phần mềm trên đều thực hiện quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ thông qua việc quản lý theo một bộ tiêu chuẩn phù hợp.
Thứ tư, tăng cường hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D): Là biện
pháp được hầu hết các doanh nghiệp phần mềm lớn sử dụng. Bởi nghiên cứu và phát triển sản phẩm giúp các doanh nghiệp có được lợi thế so với các đối thủ khác, đặc biệt đối với các doanh nghiệp phần mềm. Kết quả hoạt động nghiên cứu giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh bằng những sản phẩm, dịch vụ tốt hơn, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
Những bài học trên sẽ là những gợi ý quan trọng để Công ty cổ phần giải
pháp công nghệ phần mềm tài chính nghiên cứu áp dụng để nâng cao năng lực cạnh tranh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận văn đã tập trung làm rõ một số vấn đề cơ bản về năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp, như tiêu chí đánh giá, nhân tố ảnh hưởng cũng
như các mô hình phân tích năng lực cạnh tranh. Đồng thời, tác giả đã nghiên cứu các kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với Công ty cổ phần giải pháp công nghệ phần mềm tài chính. Đây là cơ sở lý luận để luận văn đánh giá
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NĂNG Lực CẠNH TRANH TẠI
CÔNG TY CÔ PHẦN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM TÀI CHÍNH
2.1Tổng quan về Công ty cổ phần giải pháp công nghệ phần mềm tài chính
2.1.1 Lược sử hình thành và phát triển
2.1.1.1 Lược sử hình thành và phát triển
Công ty cổ phần giải pháp công nghệ phần mềm tài chính được thành lập
theo giấy phép số 0103023042 cấp ngày 18 tháng 03 năm 2008 tại phòng Đăng
ký kinh doanh - Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội, đăng ký thay đổi lần
thứ chín ngày 15/09/2015.
Tên thường gọi: Công ty cổ phần giải pháp phần mềm tài chính
Tên giao dịch quốc tế: Financial Software Solutions Joint Stock
Company
Mã số thuế: 0102684006
Trụ sở: Tầng 7&8, số 315 Trường Chinh, Phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Số điện thoại: 04.39410191 Fax: 04.39410190
Website: https://fss.com.vn
Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh: Tầng 4, Số 173A Nguyễn Văn Trỗi, Q. Phú Nhuận.
2.1.1.2 Mô hình tổ chức
Tổ chức của công ty bao gồm các phòng ban, trung tâm sản xuất và chi nhánh. (Hình 2.1)
Ban giám đốc: Chịu trách nhiệm điều hành công ty, ban hành ra các quy
định, chính sách phục vụ quá trình hoạt động.
Phòng ban: Bao gồm:
- Phòng kinh doanh: Phát triển và quản lý các mối quan hệ; tìm kiếm và khai thác các cơ hội kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mới cho công ty.
Tham mưu
cho lãnh đạo trong công tác lập kế hoạch và kiểm soát kinh doanh, phát triển
thị trường, sản phẩm - dịch vụ, khách hàng và đối tác
- Phòng hỗ trợ: Gồm có bộ phận kế toán, hành chính, nhân sự, quản trị mạng và nghiên cứu phát triển.
+ Bộ phận kế toán: Thực hiện quản lý hạch toán các khoản liên quan tới doanh thu, chi phí.
+ Bộ phận hành chính: Duy trì, đảm bảo và kiểm soát hoạt động cung cấp văn phòng phẩm, cung ứng thiết bị vật tư sử dụng cho các đơn vị.
+ Bộ phận nhân sự: Hỗ trợ, tham mưu cho lãnh đạo trong công tác quản lý nguồn lực, thiết lập cơ cấu tổ chức, chính sách nhân sự, kiểm soát công tác nhân sự các cấp.
+ Bộ phận quản trị mạng: Xây dựng và quản lý hệ thống mạng, đảm bảo cơ sở hạ tầng mạng thông tin cho công ty hệ thống thông tin nội bộ.
+ Bộ phận nghiên cứu và phát triển: Xây dựng hệ thống giải pháp công nghệ, hỗ trợ các trung tâm khác.
- Phòng quản lý chất lượng: Xây dựng các quy trình, kiểm soát chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Duy trì và đảm bảo hoạt động chất lượng cho
Trung tâm sản xuất bao gồm:
- Phần mềm chính phủ: Phụ trách các vấn đề liên quan tới khách hàng là các cơ quan chính phủ.
- Phần mềm ngân hàng: Phụ trách các vấn đề liên quan tới khách hàng là các ngân hàng thương mại.
- Phát triển chứng khoán: Thực hiện lập trình, xây dựng hệ thống mới, nâng cấp các hệ thống cũ, phục vụ giai đoạn triển khai.
- Triển khai chứng khoán: Trực tiếp triển khai các sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng trong quá trình thực hiện dự án.
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh: Là chi nhánh trực thuộc công ty, không
phân
tách các phòng ban và trung tâm riêng, hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng.
Các trung tâm và phòng chức năng ngoài thực hiện nhiệm vụ chuyên môn bên cạnh đó vẫn thực hiện công tác hỗ trợ cho các đơn vị khác nhằm đảm bảo tổ chức đi vào hoạt động ổn định và phát triển bền vững.
2.1.2 Hoạt động kinh doanh
2.1.2.1 Lĩnh vực kinh doanh
Công ty cổ phần giải pháp công nghệ phần mềm tài chính hoạt động trong
các lĩnh vực sau:
- Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan (Không bao gồm thiết lập mạng và kinh doanh hạ tầng bưu chính viễn thông)
- Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính
- Tư vấn xây dựng và quản trị hệ thống phần mềm chứng khoán, tài chính, ngân hàng
- Xây dựng phần mềm máy tính trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán
- Cung cấp thông tin trừ loại thông tin nhà nước cấm, dịch vụ điều tra
- Nhập khẩu các phần mềm máy tính
- Cung cấp phần mềm máy tính trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán
2.1.2.2 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh
Dù hoạt động trong lĩnh vực phần mềm, nhưng thị trường chỉ tập trung vào lĩnh vực tài chính - ngân hàng, do vậy, đặc điểm hoạt động kinh doanh của