6. Cấu trúc đề tài
3.3.1. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch dự án và thiết kế
Rủi ro trong giai đoạn thiết kế có thể ảnh hưởng lớn đến sự thành trong dự án thực hiện theo hình thức thiết kế - thi công, được phân thành năm nhóm: rủi ro thông tin thiết kế không chính xác hoặc không phù hợp; rủi ro thiết kế không phù hợp, rủi ro năng lực của nhà thiết kế không phù hợp, rủi ro năng lực thiết kế của nhà thầu không phù hợp, rủi ro quy mô và mục tiêu của dự án không rõ ràng.
Chọn thiết kế xây dựng phù hợp với điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề thiết kế xây dựng; Tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình; Lập hồ sơ thiết kế xây dựng đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế, bước thiết kế, quy định của hợp đồng thiết kế xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan; Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm thiết kế do mình đảm nhận, chịu trách nhiệm về chất lượng thiết kế của nhà thầu phụ (nếu có).
- Khi tham gia thiết kế xây dựng phải chịu trách nhiệm về kết quả thiết kế trước công ty và trước pháp luật; Giám sát tác giả thiết kế xây dựng trong quá trình thi công xây dựng; nhà sản xuất cung cấp vật liệu, vật tư và thiết bị xây dựng trong nội dung thiết kế xây dựng; Bồi thường thiệt hại khi đề ra nhiệm vụ khảo sát, sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, giải pháp kỹ thuật, công nghệ không phù hợp gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình và vi phạm hợp đồng thiết kế xây dựng.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng thiết kế xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.
Hiệu quả dự án
Một dự án có hiệu quả phải đảm bảo đạt mục tiêu đầu tư, phù hợp với nhu cầu của chủ đầu tư, dảm bảo thời gian tiến độ dự kiến và trong phạm vi nguồn lực tài chính cho phép, đồng thời phải đảm bảo chất lượng công trình cần đề xuất các tiêu chí để đo lường hiệu suất của các dự án thiết kế - xây dựng bao gồm cả các vấn đề khách quan và chủ quan. Các vấn đề khách quan bao gồm thời gian, chi phí, sức khỏe
và an toàn lợi nhuận, trong khi các vấn đề chủ quan bao gồm chất lượng, hiệu suất kỹ thuật, chức năng, năng suất, sự hài lòng và tính bền vững môi trường.
Tiến độ được đo bằng vượt tiến độ, thời gian xây dựng và tốc độ xây dựng. Ba chỉ số để đánh giá chi phí là chi phí thi công, vượt chi phí và chi phí đơn vị. Chất lượng được đánh giá bằng tổng doanh thu thuần trên tổng chi phí. Nhìn chung, họ đã cung cấp tốt một số các chỉ số và khung đo lường hiệu quả dự án.
Lập quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện qua các bước:
- Bước 1: Thống kê tiêu chí đo lường hiệu quả của dự án thực hiện theo hình thức thiết kế - thi công từ các tài liệu tham khảo
- Bước 2: Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát thử nghiệm.
- Bước 3: Khảo sát các chuyên gia để bổ sung và chỉnh sửa phù hợp với môi trường công trình.
- Bước 4: Hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát đại trà
- Bước 5: Thống kê các chỉ tiêu đo lường hiệu quả dự án từ kết quả khảo sát và xây dựng mô hình ảnh hưởng.
Thiết kế bảng câu hỏi
Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert năm mức độ để thu thập ý kiến của người được khảo sát
Nội dung bảng khảo sát bao gồm 2 phần:
- Phần A: Gồm các thông tin chung về kinh nghiệm làm việc, vị trí, chức vụ, quy mô dự án đã tham gia,… của các cá nhân tham gia phỏng vấn.
- Phần B: Đo lường các chỉ tiêu hiệu quả dự án với mức thang đo: (1) Rất thấp, (2) Thấp, (3) Trung bình, (4) Cao, (5) Rất cao.
Sau khi nghiên cứu tài liệu trước và tham khảo ý kiến chuyên gia, nghiên cứu đã hiệu chỉnh, bổ sung các tiêu chí đo lường hiệu quả dự án của các dự án thực hiện theo hình thức thiết kế - thi công ở công trình do những rủi ro thiết kế
Thời gian được định nghĩa là mức độ mà các điều kiện chung thúc đẩy việc hoàn thành một dự án trong khoảng thời gian được phân bổ. Đúng tiến độ là một trong những tiêu chí thành công cho dự án thiết kế - thi công. Được xác định qua 3 tiêu chí: vượt tiến độ, tốc độ thi công, thời gian thi công.
Chi phí được định nghĩa là mức độ mà các điều kiện chung thúc đẩy việc hoàn thành một dự án trong phạm vi ngân sách ước tính. Được đánh giá qua các tiêu chí: Chỉ số chênh lệch kinh phí giữa giá trị hợp đồng và giá trị thanh toán, chi phí trên m2 sàn thi công, chi phí phát sinh.
Chất lượng được thể hiện dưới dạng đặc điểm kỹ thuật, chức năng và hình thức và được định nghĩa là tổng thể các tính năng được yêu cầu bởi một sản phẩm hoặc dịch vụ để đáp ứng một nhu cầu nhất định. Được đánh giá qua các tiêu chí: sự tương thích giữa chất lượng chủ đầu tư mong muốn và thực tế hoàn thành, sự đáp ứng các tiêu chuẩn trong quá trình thi công, sự phù hợp về chất lượng công trình sau khi hoàn thành.
Bảng 3.1: Các tiêu chí đo lường hiệu quả công trình
Tiêu chí Chỉ tiêu đo lường Thang đo
P1. Tiến độ P1.1. Chênh lệch tiến độ (Tổng thời gian hoàn thành – Tổng thời
gian hoàn thành kế hoạch) / Tổng thời gian hoàn thành kế hoạch
P1.2. Tốc độ thi công Diện tích sàn / (thời gian kết thúc – thời
gian bắt đầu) P1.3. Thời gian chậm trễ do cung
ứng vật tư
Số lần chậm trễ do cung ứng vật tư
P2. Chi phí P2.1. Chênh lệch chi phí giữa giá
trị hợp đồng và giá trị thanh toán (Tổng chi phí hoàn thành – Tổng chi phídự toán) / Tổng chi phí dự toán. P2.2. Chi phí trên m2 sàn thi công Tổng chi phí hợp đồng / Tổng diện tích
P2.3. Chi phí phát sinh Chiếm 5%, cao nhất 10% tổng chi phí [phỏng vấn chuyên gia]
P3.Chất lượng P3.1. Sự tương thích giữa chất lượng chủ đầu tư mong muốn và thực tế hoàn thành
(1) Rất thấp – (5) Rất cao
P3.2. Sự đáp ứng các tiêu chuẩn
trong quá trình thi công (1) Rất thấp – (5) Rất cao
P3.3. Sự phù hợp về chất lượng công trình sau khi hoàn thành
(1) Rất thấp – (5) Rất cao
Bảng 3.2: Bảng khảo sát các tiêu chí đo lường hiệu quả dự án
Tiêu chí Chỉ tiêu đo lường Kết quả khảo sát
P1. Tiến độ P1.1. Chênh lệch tiến độ Tiến độ thi công theo thời gian thực tế
thường trễ trong khoảng 4%-6% so với kế hoạch
P1.2. Tốc độ thi công Khối lượng thi công dao động trong
khoảng 10% so với khối lượng dự kiến P1.3. Thời gian chậm trễ do
cung ứng vật tư
Xảy ra khoảng 2 lần
P2. Chi phí P2.1. Chênh lệch chi phí giữa
giá trị hợp đồng và giá trị thanh toán
Chênh lệch giữa giá trị hợp đồng và giá trị thanh quyết toán từ 2%-4%
P2.2. Chi phí trên m2 sàn thi
công Mức trung bình từ 5tr VND/m2 –7tr5VND/m2
P2.3. Chi phí phát sinh Chi phí phát sinh ở mức trung bình từ
1.5%-2.5% tổng chi phí
P3. Chất lượng P3.1. Sự tương thích giữa chất
lượng chủ đầu tư mong muốn và thực tế hoàn thành
Đáp ứng được 90-99%
P3.2. Sự đáp ứng các tiêu chuẩn trong quá trình thi công
Đáp ứng tốt các tiêu chuẩn trong quá trình thi công
Tiêu chí Chỉ tiêu đo lường Kết quả khảo sát
công trình sau khi hoàn thành phù hợp
Ảnh hưởng các rủi ro thiết kế đến hiệu quả về tiến độ dự án
Tác động bởi 3 yếu tố rủi ro thiết kế: “thiết kế không phù hợp”, “năng lực người thiết kế không phù hợp”, “quy mô và mục tiêu dự án không rõ ràng”. Trong đó rủi ro thiết kế không phù hợp ảnh hưởng lớn nhất, thuận chiều và trực tiếp đến tiến độ công trình. Khi các thông tin chi tiết về công trình được cung cấp càng ít đến người thiết kế, thì người thiết kế sẽ càng đặt ra nhiều giả thuyết, thường xảy ra vấn đề thiết kế vượt quá ngân sách, công ty có cảm nhận riêng về ý tưởng thiết bị, vật liệu thường sẽ không hài lòng với những đề xuất của thiết kế. Nếu chênh lệch quá nhiều giữa ý kiến hai bên thì chủ đầu tư yêu cầu thiết kế lại, với điều này người thiết kế sẽ không được áp dụng lại bản thiết kế cũ cho những vấn đề tương lai. Thiết kế lại thường kết quả sẽ thay đổi thiết bị, vật liệu, các chi tiết triển khai, do đó, chậm lại tiến độ chung của công trình. Tiếp đến rủi ro năng lực người thiết kế không phù hợp ảnh hưởng trực tiếp, nghịch chiều đến tiến độ công trình (hệ số ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát triển dự án, người thiết kế thiếu kinh nghiệm sẽ không kiểm soát tốt chất lượng của thiết kế, làm hồ sơ sai sót, không phù hợp dẫn đến thiết kế, cập nhật lại hồ sơ nhiều lần gây gián đoạn cho quá trình thi công công trình. Rủi ro quy mô và tính chất công trình không rõ ràng tác động đến tiến độ dự án
Trong hợp đồng thiết kế - thi công, chủ đầu tư và công ty nên rõ ràng về các vấn đề quan trọng như nhu cầu của chủ đầu tư, quy mô, phạm vi công việc. Xác định mơ hồ phạm vi công việc là lý do phổ biến nhất dẫn đến các tranh chấp sau này về tài chính và tiến độ trong dự án thiết kế - thi công.
Tiến độ thi công được xem xét thông qua ba vấn đề cần lưu ý “chênh lệch thời gian hoàn thành dự án, “tốc độ thi công”, “sự chậm trễ do cung ứng vật tư”. Qua đó muốn hiệu quả tiến độ tốt thì giảm rủi ro thiết kế không phù hợp, nâng cao năng lực thiết kế, xác định rõ quy mô dự án, nhu cầu chủ đầu tư và phạm vi công việc.
“Chi phí dự án” tác động bởi “rủi ro thiết kế không phù hợp”, “rủi ro năng lực thiết kế không phù hợp”, “rủi ro quy mô và mục tiêu thi công không rõ ràng”. Trong đó rủi ro thiết kế không phù hợp ảnh hưởng thuận chiều, trực tiếp lớn nhất đến hiệu quả chi phí dự án. Một thiết kế không phù hợp nếu được chấp thuận triển khai thi công sẽ làm tăng sai sót, các chi phí phát sinh do làm lại cho nhà thầu. Rủi ro năng lực người thiết kế không phù hợp ảnh hưởng nghịch chiều, trực tiếp đến chi phí thi công. Người thiết kế dựa vào kinh nghiệm và kiến thức sẵn có để đưa ra các phương án thiết kế, vật liệu phù hợp với ngân sách, đồng thời thiết kế đúng tiêu chuẩn, kiểm soát tốt chất lượng thiết kế, hạn chế sai sót tránh được rủi ro làm lại thiết kế gây phát sinh các chi phí cho công ty. Rủi ro quy mô và mục tiêu thi công không rõ ràng ảnh hưởng trực chiều đến chi phí dự án. Gia tăng quy mô công trình làm gia tăng chi phí công trình. Chủ đầu tư yêu cầu thay đổi và làm lại thiết kế làm tăng chi phí đã được xác định trong hợp đồng.
Hiệu quả của chi phí dự án được đo lường thông qua 3 tiêu chí “chênh lệch giá trị hợp đồng”, “chi phí trên m2 sàn thi công”, “chi phí phát sinh”. Do đó giảm rủi ro thiết kế không phù hợp, nâng cao năng lực cá nhân, xác định quy mô, mục tiêu, phạm vi công việc công trình rõ ràng là ba vấn đề chính nhằm giảm chi phí thi công cho nhà thầu và hạn chế các chi phí phát sinh, làm tăng hiệu quả chi phí thi công.
Ảnh hưởng của rủi ro thiết kế đến hiệu quả về chất lượng thi công
Hiệu quả về “chất lượng dự án” tác động bởi “rủi ro thiết kế không phù hợp” và “rủi ro năng lực người thiết kế không phù hợp”. Trong đó “rủi ro năng lực người thiết kế không phù hợp” ảnh hưởng nghịch chiều, trực tiếp lớn nhất đối với “chất lượng dự án”. Rủi ro năng lực người thiết kế không phù hợp càng giảm thì chất lượng thi công càng tăng. Người thiết kế có kinh nghiệm và kiến thức sẽ xác định được phạm vi tính chất công việc cho thi công đề xuất các yêu cầu về thông tin công trình một cách rõ ràng cho công ty xác nhận, xử lý tốt những phát sinh thiết kế từ công ty, thiết kế đúng tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng công trình. Rủi ro thiết kế không phù hợp tác động thuận chiều, trực tiếp đến chất lượng dự án.
“Chất lượng dự án” được đo lường bởi 3 tiêu chí: “sự tương thích với chủ đầu tư”, “sự đáp ứng các tiêu chí chất lượng”, “sự phù hợp chất lượng của công trình”. Do
đó nhà thầu thiết kế thi công cần tăng năng lực thiết kế của người thiết kế, giảm rủi ro thiết kế không phù hợp nhằm để đáp ứng được sự hài lòng của chủ đầu tư và chất lượng dự án, tăng chất lượng dự án.