Bài học kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu 0237 giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay của NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh từ sơn luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 42 - 44)

* Kinh nghiệm trong nước:

Cái chết của Habubank được nhận định bằng cụm từ mà báo chí chuyên ngành thường dùng - "do tập trung tín dụng vào một số khách hàng lớn", tập trung ở các lĩnh vực như: đóng tàu, sản xuất giấy, thủy sản. Chỉ với 50 khách hàng lớn đã chiếm tới 65% tổng nợ của Habubank trong khi định hướng vẫn là Ngân hàng bán lẻ đa năng.

Habubank - Ngân hàng TMCP phát triển nhà Hà Nội, với bề dày 23 năm kinh nghiệm trong ngành ngân hàng, là một trong những ngân hàng cổ phần đầu tiên của Việt Nam (thành lập từ năm 1989) đã chính thức “khai tử thương hiệu HBB” vào ngày 28/8/2012, sau khi bị sáp nhập vào SHB.

Quá trình phát triển của Habubank được coi là khá lành mạnh, đã từng vượt qua được những thời điểm khó khăn của thị trường tài chính tiền tệ những năm 1991-1992 rồi khủng hoảng kinh tế Châu Á 1997-1998 và khẳng định sự phát triển.

31

Tính đến ngày 30/11/2009, tổng tài sản của Habubank đạt 26.286 tỷ đồng, tổng huy động là 21.684 tỷ đồng, du nợ là 14.121 tỷ đồng, lợi nhuận truớc thuế đạt 465 tỷ đồng. Mạng luới chi nhánh của Habubank phát triển mạnh với gần 100 chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc.

Thế nhung chỉ sau đó 3 năm, với việc nguồn vốn cho doanh nghiệp vay không thu hồi đuợc khiến nợ xấu của Habubank ngày càng trầm trọng, đến thời điểm sáp nhập, nợ xấu của ngân hàng này lên tới 3.729 tỷ đồng (chiếm tới 23,66% tổng du nợ).

Một trong những nguyên nhân chủ quan của ngân hàng chính là việc xây dựng quy trình thẩm định còn thiếu tính chặt chẽ, không phù hợp và không theo kịp với tình hình kinh doanh thực tế, dẫn đến những đánh giá hời hợt, không phản ánh đuợc đầy đủ yếu tố rủi ro. Thêm vào đó, việc không đánh giá đúng chức năng, nhiệm vụ của thẩm định tín dụng dẫn đến bộ phận thẩm định bị coi nhẹ, “căn bệnh thành tích” - cho vay một số khách hàng với du nợ lớn đã xóa mờ đi khả năng cảnh báo rủi ro tín dụng. Những khoản nợ của Habubank sau sáp nhập đã đuợc SHB khoanh vùng, phân loại và đánh giá đều thấy sự bất hợp lý khi quyết định đầu tu tín dụng đã không để ý hoặc không coi trọng ý kiến của thẩm định, cũng nhu trình độ của cán bộ thẩm định thực sự “có vấn đề”. Nhận thấy sự “phức tạp” từ những khoản nợ này nên SHB đã phải xin cơ chế riêng để xử lý, những khoản nợ khác đã đuợc SHB áp dụng theo tiêu chuẩn của riêng mình để cấp tín dụng lại.

* Kinh nghiệm nước ngoài (của đất nước Thái Lan khi khủng hoảng kinh tế Châu Á1997-1998 xảy ra):

Mặc dù bề dày hoạt động hàng trăm năm nhung vào năm 1997-1998, hệ thống ngân hàng Thái Lan vẫn bị chao đảo truớc cơn khủng hoảng tài chính- tiền tệ của châu Á. Truớc tình hình đó, các ngân hàng Thái Lan đã có một loạt thay đổi căn bản trong hệ thống tín dụng nhằm kiểm soát tốt nhất những rủi ro tín dụng có thể xảy ra.

Thứ nhất, họ tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình thẩm định một khoản vay, quy trình cho vay đuợc thực hiện theo các buớc: tiếp xúc khách hàng, phân tích tín dụng, thẩm định tín dụng, đánh

32

giá rủi ro, quyết định cho vay, hoàn thiện thủ tục giấy tờ hợp đồng, đánh giá chất lượng và cuối cùng là xem lại khoản vay.

Thứ hai,tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng. Rất nhiều ngân hàng của Thái Lan trước đây chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp, không quan tâm đến dòng tiền của khách hàng. Vì thế, hậu quả tín dụng là có lúc nợ xấu lên tới 40% (1997-1998). Sở dĩ có điều này là do một số ngân hàng không tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc tín dụng trong quá trình cho vay. Nhưng giờ đây, nhiều ngân hàng không chỉ triệt để chấp hành nguyên tắc tín dụng mà còn quan tâm nhiều đến thông tin của khách hàng như: tư cách, hiệu quả kinh doanh, mục đích vay, dòng tiền và khả năng trả nợ, khả năng kiểm soát vay, năng lực quản trị và điều hành, thực trạng tài chính...

Thứ ba,tiến hành cho điểm khách hàng (Credit Scoring) để quyết định cho vay. Điển hình cho hình thức này là ngân hàng Siam bank hay Kasikorn bank, hai ngân hàng này đã thành công trong mô hình chấm điểm khách hàng.

Thứ tư, tuân thủ thẩm quyền phán quyết tín dụng. Theo đó, họ quy định việc quyết định tín dụng theo mức tăng dần: mức phán quyết của một người, một nhóm người hay hội đồng quản trị. Ví dụ: >10 triệu Baht: 1 người chịu trách nhiệm; 100 triệu Baht phải qua 2 người chịu trách nhiệm; 3 tỷ Baht phải do HĐQT quyết định.

Thứ năm, giám sát khoản vay: sau khi cho vay, ngân hàng rất coi trọng việc kiểm tra, giám sát khoản vay bằng cách tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng, thường xuyên giám sát và đánh giá xếp loại khách hàng có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro.

Một phần của tài liệu 0237 giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay của NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh từ sơn luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w