Những bài học từ việc nghiên cứu kinh nghiệm về thẩm định tín dụng của

Một phần của tài liệu 0237 giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay của NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh từ sơn luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 44 - 47)

của ngân hàngtrong và ngoài nước

Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về quản lý rủi ro tín dụng và thẩm định khoản vay, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam, đó là:

Một là, ban hành hệ thống chấm điểm đánh giá xếp loại khách hàng hữu hiệu, trên cơ sở đó có phân loại khách hàng theo nhóm khác nhau để áp dụng những quy

33

trình thẩm định và cho vay riêng phù hợp với từng đối tượng khách hàng doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ, khách hàng tiêu dùng và có chính sách tín dụng phù hợp với từng khách hàng.

Hai là, xây dựng và áp dụng rộng rãi hệ thống đo lường, giám sát các loại rủi ro tín dụng.

Ba là, tách bạch chức năng các bộ phận: Bộ phận tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và bộ phận thẩm định; tuân thủ quy trình cho vay; áp dụng nghiêm ngặt những nguyên tắc tín dụng, thẩm định chặt chẽ tình hình tài chính, năng lực của khách hàng và tính khả thi của việc sử dụng vốn vay.

Bốn là, quy định cụ thể trích lập dự phòng rủi ro nhằm đảm bảo duy trì hoạt động kinh doanh trong trường hợp có rủi ro xảy ra.

Năm là, cần tuân thủ thẩm quyền phán quyết tín dụng. Theo đó, quy định việc quyết định tín dụng theo mức tăng dần cho từng người, từng bộ phận nghiệp vụ, phân định rõ ràng trách nhiệm, và quyền hạn của từng cán bộ tín dụng, giảm bớt tình trạng gian lận tín dụng của cán bộ tín dụng từ đó hạn chế rủi ro tín dụng.

Sáu là, sử dụng kênh thu thập thông tin khách hàng phục vụ công tác thẩm định, kiểm tra giám sát khách hàng.

Bảy là, bồi dưỡng trình độ đội ngũ CBTĐ, nâng cao kỹ năng thẩm định, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong mức đội rủi ro khách hàng. Tổ chức công tác cho vay nhanh gọn, linh hoạt, gắn chặt quyền cho vay với trách nhiệm về tín dụng.

34

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận văn đã nêu ra khái niệm cơ bản và những cơ sở lý luận chung có liên quan đếnThẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng. Với ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động cho vay trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại thì công tác thẩm định luôn là cần thiết gắn với mỗi khoản vay nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra đối với Ngân hàng. Luận văn nêu ra những nội dung của quá trình thẩm định, bao gồm: thẩm định tư cách của khách hàng; thẩm định tình hình tài chính; thẩm định phương án, dự án vay vốn và thẩm định tài sản bảo đảm, qua đó đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của một phương án hoặc dự án mà khách hàng đã xuất trình nhằm phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng. Luận văn cũng đề cập tới những nhân tố có ảnh hưởng tới công tác thẩm định, bao gồmcả nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Sau cùng, luận văn đã trình bày một số kinh nghiệm về thẩm định tín dụng ở một số quốc gia trên thế giới và kinh nghiệm rút ra cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam.

35

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

Một phần của tài liệu 0237 giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay của NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh từ sơn luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w