3.2.4.1. về phân loại ngành kinh tế
Việc XHTD doanh nghiệp phải được đặt trong bối cảnh ngành, do mỗi ngành có những đặc điểm khác nhau như cơ cấu chi phí, mức độ trưởng thành, tính chu kỳ, khả năng sinh lời, khả năng bị ảnh hưởng do có những sản phẩm thay thế, môi trường pháp lý, cơ sở khách hàng và nhà cung ứng, tính cạnh tranh trong từng ngành. Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ không được thấy rõ nếu chỉ dựa vào những kết quả riêng biệt của doanh nghiệp. Chẳng hạn, một doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng 20%/năm có thể được coi là có vị thế tốt song nếu ngành của nó có mức tăng trưởng 40% thì có thể kết luận là doanh nghiệp có vị thế cạnh tranh yếu.
Với 20 nhóm ngành kinh tế như hiện nay, CIC phải xây dựng lại bảng các chỉ số tài chính cho từng ngành kinh tế và quy mô (quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ), trên cơ sở đã thực hiện giải pháp về thu thập thông tin như đã đưa ra
66
ở phần trên. Sử dụng phương pháp thống kê bình quân với một số lượng lớn các loại hình doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam để tính toán đưa ra các mức chỉ số tài chính phù hợp với thực trạng các doanh nghiệp của Việt Nam. Các bảng chỉ số này cũng phải được linh hoạt thay đổi thường xuyên theo sự biến đổi của môi trường kinh doanh và tình hình phát triển chung của từng ngành.
3.2.4.2. về phương pháp phân tích
Phương pháp dùng trong XHTD doanh nghiệp của CIC chủ yếu dựa vào phương pháp so sánh mà ít sử dụng kết hợp với các phương pháp xếp hạng khác như phương pháp chuyên gia hay phương pháp chi tiết hoặc phương pháp thống kê. Việc sử dụng phương pháp phân tích sẽ làm ảnh hưởng đến các khâu trong quá trình phân tích cũng như tính chính xác của kết quả xếp hạng. Như đối với các chỉ tiêu để đối chiếu, so sánh trong bảng chỉ số tài chính thuộc các ngành kinh tế thường cố định, không thay đổi cho phù hợp với thực tế luôn diễn biến phức tạp và đa dạng. Hay như việc để đánh giá cao hay thấp với một chỉ tiêu phân tích nào đó, CIC đã sử dụng phương pháp trọng số, tuy nhiên phương pháp này được áp dụng hoàn toàn theo chủ quan đánh giá, chưa có sự khảo sát, thống kê thực tế. Để khắc phục tồn tại này luận văn đưa ra giải pháp như sau:
Đối với việc xây dựng bảng chỉ số tài chính thuộc các ngành kinh tế, ngoài việc phải thu thập báo cáo tài chính tích luỹ nhiều năm và bao trùm các ngành kinh tế như đã có giải pháp ở phần trên thì CIC nên sử dụng hai phương pháp chủ yếu trong lĩnh vực này đó là phương pháp thống kê và phương pháp chuyên gia. Bảng điểm chuẩn cho các ngành cần phải được thay đổi định kỳ hàng năm. Để làm được việc này, hàng năm CIC phải có nghiên cứu thực tế tình hình hoạt động của từng ngành kinh tế, nắm rõ những thay đổi, những thuận lợi, khó khăn, những biến động của từng ngành, trên cơ sở đó kết hợp với các yếu tố cần thiết khác, xây dựng bảng điểm chuẩn cho các ngành kinh tế.
Đối với việc áp dụng phương pháp trọng số để đánh giá mức độ tầm quan trọng của các chỉ tiêu, CIC nên có khảo sát, thống kê thực tế việc sử dụng phương pháp trọng số để đạt được hiệu quả cao.
TSCD Vốn CSH
67
3.2.4.3. về hệ thống chỉ tiêu phân tích
* Các chỉ tiêu tài chính
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là xem xét, so sánh, đánh giá sức mạnh tài chính, tình hình công nợ, hiệu quả kinh doanh và triển vọng của doanh nghiệp. Việc phân tích tài chính doanh nghiệp giúp các nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn thoả mãn nhu cầu hoạt động của công ty, tình hình công nợ, tìm kiếm khả năng sinh lời và cách thức thu hồi công nợ và trả nợ. Đối với các nhà tài chính và cho vay tín dụng, việc phân tích báo cáo tài chính giúp cho họ đánh giá khả năng thanh toán và trả nợ của doanh nghiệp để đưa ra quyết định cho vay hay không; bảo lãnh thanh toán bán chịu hàng hoá hay không bảo lãnh cho khác hàng. Việc phân tích giúp cho các nhà đầu tư đánh giá triển vọng hoạt động của doanh nghiệp trên các mặt thời gian hoàn vốn, điểm hoà vốn, khả năng thanh toán vốn để đưa ra quyết định có đầu tư hay không. Vậy phân tích tài chính doanh nghiệp là một bước trọng yếu trong quá trình XHTD doanh nghiệp. Ngoài việc phân tích các chỉ tiêu tài chính như hiện nay CIC đang thực hiện như đã trình bày ở chương 2, luận văn đưa ra giải pháp bổ sung cho các chỉ số tài chính để tăng thêm độ tin cậy và đánh giá chính xác hơn về khả năng tài chính của doanh nghiệp như sau:
Có thể chia các chỉ số phân tích thành 5 nhóm (thể hiện cụ thể ở phụ lục số 3.1- Bảng các chỉ số tài chính) như sau:
Nhóm 1: Các chỉ số tài chính phân tích tính ổn định của doanh nghiệp Nhóm 2: Các chỉ số phân tích tính hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhóm 3: Các chỉ số tài chính phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp Nhóm 4: Các chỉ số tài chính phân tích sức tăng trưởng của doanh nghiệp Nhóm 5: Các chỉ số phân tích khả năng định giá trên thị trường (đối với các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu).
(1) Các chỉ số được bổ sung ở nhóm 1
Bằng cách kiểm tra việc tăng vốn và khả năng quản lý từ nhiều góc độ khác nhau, sự ổn định và vững vàng của doanh nghiệp được đánh giá qua việc kiểm tra
68
khả năng của doanh nghiệp đó có thể trả được các khoản nợ thương mại và hoàn trả vốn vay hay không. Do những tỷ số này được tính toán trên tài sản có tại một thời điểm nhất định (lấy từ số liệu của bảng tổng kết tài sản), nên chúng cũng được gọi là những tỷ số tĩnh.
Tính ổn định và khả năng tự tài trợ * Hệ số tài sản cố định
Tỷ số này cho thấy mức để ổn định việc đầu tư vào TSCĐ. Điều này dựa trên quan điểm rằng những khoản đầu tư vào TSCĐ như đất đai, nhà cửa có thể được tái tạo như mong muốn từ vốn chủ sở hữu vì những khoản đầu tư như vậy cần một khoảng thời gian dài để tái tạo. Tỷ lệ này càng nhỏ thì càng an toàn. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp nắm giữ nhiều tài sản như chứng khoán có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt cao, thì thực tế an toàn hơn nhiều so với những gì mà hệ số này phản ánh. Đồng thời nếu nhiều TSCĐ thuộc diện phải khấu hao, tỷ số này sẽ tự được cải thiện hơn (tức là sẽ giảm đi) do quá trình khấu hao với giả định doanh nghiệp không mua thiết bị mới và duy trì một khoản dự phòng nhất định vào bất cứ lúc nào.
Tỷ số này và hệ số thanh toán ngắn hạn tốt lên hay xấu đi một cách đồng thời nhưng lại ngược chiều nhau. Nếu tỷ số này cao, càng cần kiểm tra hệ số thích ứng dài hạn của TSCĐ và tình hình hoàn trả các khoản vay dài hạn có thể được thực hiện trong phạm vi thu nhập ròng hiện tại và chi phí khấu hao, có thể rằng hiện tại doanh nghiệp vẫn đang ở mức độ an toàn.
* Hệ số thích ứng dài hạn
Hệ sô thích ứng TSCD + Dầu t—dài hạn
dài hạn Vốn CSH + Nợ dài hạn
Tỷ lệ này cho biết phạm vi doanh nghiệp có thể trang trải TSCĐ của mình bằng các nguồn vốn dài hạn, ổn định của mình (gồm có vốn chủ sở hữu và các tài sản nợ cố định). Về nguyên tắc hệ số này cần không vượt quá 100%. Lý tưởng nhất là trường hợp các khoản đầu tư vào TSCĐ có thể được trang trải trong phạm vi vốn chủ sở hữu, còn nếu không được như vậy thì ít nhất là chúng được trang trải bởi những nguồn vốn cố định khác như các khoản vay dài hạn và trái phiếu công ty
69
nhưng phải được hoàn trả với điều kiện những khoản này có kì hạn hoàn trả dài hạn. Nếu hệ số này > 100% thì doanh nghiệp sẽ phải trang trải TSCĐ bằng những nguồn vốn có kỳ hạn hoàn trả ngắn (ví dụ như các khoản vay ngắn hạn). Tuy nhiên, lúc đó dòng tiền của nó sẽ trở nên không ổn định.
* Hệ số tự tài trợ
Vốn CSH Hệ sô tự tài trợ = —- ---- -;- —
Tong nguồn vốn
Tỷ số này cho thấy mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ suất này cao thể hiện năng lực tự chủ của doanh nghiệp cao và ngược lại.
Đánh giá tỷ suất này như thế nào là hợp lý còn phụ thuộc vào quan điểm đánh giá và môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoạt động. Đứng trên giác độ ngân hàng thì tỷ lệ này càng cao càng tốt vì nó đảm bảo an toàn cho vốn vay. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp hoạt động trong môi trường thuận lợi thì ngân hàng có thể chấp nhận một tỷ suất vốn chủ sở hữu nhỏ hơn so với trường hợp hoạt động trong môi trường nhiều rủi ro.
* Khả năng hoàn trả nợ vay3
, „ , ' , Lợi nhuận tr—ờc thuế và chi phỉ trả lãi vay + KH trong năm
Kha năng hoan trả nợ vay = —------;- - -;—7-— - —---
Vốn vay gốc + Chi phỉ trả lãi vay
Chỉ số này xem xét khả năng của doanh nghiệp khi trả lãi vay và nợ gốc từ lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ số này bằng 1 chỉ ra rằng doanh nghiệp tạo ra dòng tiền chỉ đủ để trả nợ lãi và gốc đến hạn. Chỉ số này càng cao thì khả năng trả gốc và lãi càng cao và khả năng chống chọi với các biến động trong lãi suất và dòng tiền càng cao
(2) Các chỉ số được bổ sung ở nhóm 2
Những tỷ số ở phần này cho biết tài sản của doanh nghiệp đã được sử dụng nhanh và hiệu quả đến mức nào để tạo ra lợi nhuận. Vì những tỷ số này được dùng để xem xét hiệu quả hoạt động của tài sản doanh nghiệp trong một thời kỳ (từ những số liệu trong bảng tổng kết tài sản và báo cáo thu nhập chi phí), chúng được gọi là những tỷ số năng động.
Giá cổ phiếu
Thu nhập của một cổ phần
70
* Thời gian thanh toán công nợ phải trả
... . „ ,.X . Giá tT^ỈỊ các khoản phải trả
Thời gian thanh toán công nợ phả i trả =----y-'——---—---
Giá vốn hàng bán x 365 (ngày)
Tỷ số này cho biết thời gian từ khi mua hàng hoá và nguyên vật liệu cho tới khi thanh toán tiền. Không thể nói rằng chu kỳ các khoản phải trả nên ngắn hay dài. Nếu chu kỳ dài cũng có nghĩa là những điều kiện thanh toán với người cung cấp là thuận lợi cho doanh nghiệp; thời gian trả chậm dài còn giúp cho doanh nghiệp dễ dàng tăng vốn điều lệ. Mặt khác, cũng có thể nói rằng giá mua hàng là bất lợi (giá cao) hay doanh nghiệp đang phụ thuộc vào các điều kiện tín dụng thương mại do thiếu các khoản tín dụng ngân hàng. Còn nếu chu kỳ này ngắn thì có thể do các điều kiện thanh toán là bất lợi vì quan hệ với nhà cung cấp là xấu đi. Tuy nhiên, cũng có khả năng doanh nghiệp có nhiều vốn trong tay và thay vì tham gia các khoản thanh toán bằng tiền mặt, doanh nghiệp đang mua hàng với giá cả thuận lợi (có chiết khấu).
(3) Các chỉ số được bổ sung ở nhóm 3 Mức sinh lời trên tài sản tài chính
Mức sinh lời của TSTC Thu nhập từ các khoản lãi và cổ tức
Bình quân TSTC đầu kỳ và cuối kỳ
= Cac khoản Các TSTC , Tiền mặt , _,ɪɪ
TST
C đầu tư + khác + và tiền gửi + Chứng khoán
Doanh nghiệp hoạt động không chỉ dựa trên tài sản hoạt động mà còn dựa trên tài sản tài chính. Nếu tỷ lệ của loại tài sản này lớn trong tổng giá trị tài sản có thì việc phân tích tỷ số này càng quan trọng hơn.
(4) Các chỉ số được bổ sung ở nhóm 4
Những chỉ số thuộc phần này giúp hiểu rõ mức độ tăng trưởngvà sự mở rộng về quy mô của doanh nghiệp. Chúng cho biết mức độ tăng trưởnghàng năm
của doanh thu và lợi nhuận. Trường hợp lý tưởng nhất là khităng trưởngdoanh thu
71
* Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu Tỷ lệ tăng trưởng
doanh thu
Doanh thu kỳ hiện tại
Doanh thu kỳ trước - 1(%)
Đây là chỉ số quan trọng nhất phản ánh mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp. Ngân hàng cần ghi nhận khi tỷ lệ này lớn hơn chỉ số lạm phát (còn nếu nó nhỏ hơn thì nghĩa là mức độ tăng trưởng âm) hay lớn hơn mức độ tăng trưởng của thị trường (nếu nhỏ hơn thì có nghĩa doanh nghiệp đang gặp vấn đề và khả năng cạnh tranh và thị phần của nó đang giảm)
* Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế
Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận sau thuế kỳ hiện tại
Lợi nhuận sau thuế kỳ trước - 1(%)
Đây là chỉ số quan trọng nhất để xem xét mức độ tăng trưởng của lợi nhuận doanh nghiệp trong khi tỷ lệ tăng trưởng doanh thu đánh giá mức độ mở rộng về số lượng thì tỷ lệ này đánh giá mức độ mở rộng về mặt chất lượng.
(5) Các chỉ số bổ sung ở Nhóm 5
Các số liệu để phân tích tài chính nói trên là những giá trị ghi sổ từ báo cáo tài chính. Ngoài ra, cần phải phân tích thêm trên cơ sở giá trị thị trường. Sau đây là những chỉ số cơ bản cần quan tâm:
Tỷ lệ giá cả trên thu nhập một cổ phần (PER).
(lần)
Chỉ số này so sánh giá cổ phiếu với thu nhập tính trên một cổ phần. Tỷ lệ giá cả trên thu nhập một cổ phần càng cao thì doanh nghiệp càng được đánh giá cao. PER không chỉ phản ánh khả năng sinh lời hiện tại còn cho thấy khả năng sinh lời tương lai của doanh nghiệp. Do vậy, PER thay đổi theo ngành và chiến lược kinh doanh. Nó cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế như lãi suất.
Tỷ lệ giá cả trên giá trị ghi sổ (PBR)
Giá cổ phiếu
PBR = ■ ,.TJ-J T~~,ầ) (lần) Giá trị ghi sổ ròng của một cổ phần 7
72
Nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 1 thì có khả năng doanh nghiệp hoạt động kém.
* Các chỉ tiêu phi tài chính tài chính
Luận văn đưa ra các giải pháp về việc lượng hoá bổ sung một số các chỉ tiêu phi tài chính để tính điểm trong quá trình XHTD doanh nghiệp như sau:
(1) Nhóm 1: uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng
* Nợ không đủ tiêu chuẩn:
Việc đưa chỉ tiêu nợ không đủ tiêu chuẩn vào các chỉ tiêu phân tích và XHTD doanh nghiệp là rất cần thiết. Việc này xác định được những tác động của cơ cấu nợ đối với nguy cơ vỡ nợ của người trả nợ. Nếu cơ cấu nợ không hợp lý và hiệu quả thì người trả nợ sẽ bị hạ thấp hạng xếp hạng.
Nợ không đủ tiêu chuẩn tính theo tiêu thức có hay không có phát sinh nợ không đủ tiêu chuẩn trong kỳ xếp hạng.
Tỷ lệ nợ không đủ tiêu chuẩn so với tổng dư nợ ngân hàng
Nợ không đủ tiêu chuẩn
---;—--- x 100(%)
Tổng dư nợ ngân hàng
* Mức độ đảm bảo vay vốn bằng tài sản đảm bảo
Tài sản thế chấp có tác động rất lớn đến việc XHTD doanh nghiệp. Giá trị