Kiến nghị với khách hàng

Một phần của tài liệu 0327 giải pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 83 - 87)

Một là, các doanh nghiệp cần có cán bộ chuyên trách, có kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và TTQT, phải am hiểu về pháp luật trong thương mại quốc tế đồng thời có khả năng ngoại ngữ tốt. Muốn vậy cần phải có kế hoạch đào tạo cụ thể và dài hạn cho đối tượng này. cần am hiểu về thông lệ quốc tế trong buôn bán ngoại thương, am hiểu phong tục, tập quán và pháp luật của nước có quan hệ

ngoại thương. Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thanh toán quốc tế cũng là một yếu tố hết sức quan trọng bên cạnh năng lực chuyên môn và khả năng làm việc.

Hai là, các doanh nghiệp cần đề cao yếu tố trung thực trong kinh doanh đối với bạn hàng và ngân hàng. Khi tham gia hoạt động thương mại quốc tế các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải thực hiện đúng những cam kết trong hợp đồng thương mại nhằm duy trì mối quan hệ lâu dài với các bạn hàng tuyệt đối không có tư tưởng làm ăn chụp giật, lừa đảo. Đối với ngân hàng, doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ kỹ quỹ, thanh toán cho ngân hàng theo đúng cam kết đã ký, bên cạnh đó cần phối hợp với ngân hàng khi phát sinh những tình huống ngoài dự kiến nhằm tìm kiếm nguyên nhân và đưa ra những biện pháp khắc phục.

Ba là, đối với doanh nghiệp xuất khẩu, khi lập bộ chứng từ cần chú ý đáp ứng đầy đủ theo quy định của L/C về số lượng, loại chứng từ cũng như các chi tiết trong chứng từ để tránh việc bị lỗi chứng từ dẫn đến việc bị tổn thất về tài chính hoặc bị từ chối thanh toán. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu, cần đánh giá kỹ các điều kiện trong hợp đồng kinh tế, nhằm khi phát hành L/C chính xác với những nọi dung mà hai bên đã thống nhất để tránh xảy ra những tranh chấp phát sinh sau khi đã giao nhận hàng hóa và thanh toán.

Bốn là, các doanh nghiệp cần lên kế hoạch và dự phòng những rủi ro có thể xuất hiện trong quá trình giao dịch và dự trù các phương án xử lý để có thể ứng phó nhanh và kịp thời với các tình huống thực tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở đưa ra những lý luận liên quan lĩnh vực nghiên cứu tại chương 1, phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT cũng như các điểm đạt được, điểm còn hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế đó tại chương 2, tại chương 3 luận văn đã đề xuất các giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT tại MB. Cụ thể, trong chương 3, luận văn đã:

> Đưa ra những định hướng phát triển của MB trong thời kỳ hội nhập.

> Từ những định hướng đó, luận văn đưa ra các giải pháp nhằm phát triển năng lực TTQT bằng phương thức TDC của MB.

> Thông qua các giải pháp đã đưa ra, đồng thời, trong chương 3, luận văn cũng đề xuất một số kiến nghị đối với Chính phủ, đối với Ngân hàng Nhà nước, đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mong muốn đóng góp vào việc phát triển năng lực TTQT bằng phương thức TDCT để MB đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập.

KẾT LUẬN

Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới mạnh mẽ như hiện nay, phương thức thanh toán bằng TDCT ngày càng phát huy được ưu điểm, đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, MB đang tìm kiếm giải pháp phát triển năng lực hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT. Với việc sử dụng tổng họp các phương pháp nghiên cứu và bám sát đối tượng, phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, cụ thể như sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn để cơ bản về năng lực hoạt động TTQT của các NH thương mại: khái niệm, vai trò của hoạt động TTQT nói chung và TTQT bằng phương thức TDCT nói riêng đối với chính bản thân ngân hàng và đối với nền kinh tế; khái niệm và các chỉ tiêu đo lường năng lực TTQT bằng phương thức TDCT, các nhân tố tác động đến năng lực TTQT bằng phương thức TDCT của NH thương mại.

Thứ hai, phân tích thực trạng TTQT bằng phương thức TDCT, tập trung phân tích, nghiên cứu một cách khách quan và toàn diện về thực trạng TTQT bằng phương thức TDCT, và xem xét thực trạng năng lực TTQT bằng phương thức này của MB qua hệ thống chỉ tiêu đo lường. Từ phân tích thực trạng đã chỉ ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân cơ bản của hạn chế trong năng lực TTQT bằng phương thức TDCT của MB, làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo.

Thứ ba, trên cơ sở phân tích thực trạng năng lực hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT tại MB, từ đó đưa ra những định hướng phát triển và các giải pháp nhằm phát triển năng lực TTQT bằng phương thức TDCT của MB.

Do phạm vi khuôn khổ luận văn có giới hạn, điều kiện nghiên cứu của tác giả còn hạn chế, chắn chắn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết và sai sót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các nhà quản lý, các thầy cô giáo cũng như các bạn đồng nghiệp hiện đang quan tâm đến lĩnh vực này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng, Số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010.

2. Tô Ngọc Hưng (2010),Giáo trình Ngân hàng thương mại, Học viện Ngân hàng.

3. Nguyễn Văn Tiến (2016), Giáo trình Thanh toán quốc tế và Tài trợ ngoại thương, Nhà xuất bản thống kê.

4. Nhà xuất bản thông tin và truyền thông, Bộ tập quán quốc tế về L/C , năm 2010

5. Ngân hàng TMCP Quân Đội, Báo cáo thường niên, 2012, 2013, 2014, 2015 và 2016

6. Ngân hàng TMCP Quân Đội, Báo cáo tài chỉnh hợp nhất sau kiểm toán, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015 và 2016

7. Ngân hàng TMCP Quân Đội, Khối Vận hành,Báo cáo hoạt động thanh toán quốc tế, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015 và 2016

8. Ngân hàng TMCP Quân Đội, Khối Treasury, Báo cáo hoạt động phòng định chế tài chỉnh, 2012, 2013, 2014, 2015 và 2016

9. Ngân hàng TMCP Quân Đội, khối Treasury, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, 2011, 2012, 2013,2014 và 2015.

10. Vũ Thúy Nga (2003), Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Học viện ngân hàng.

11.Nguyễn Thị Kim Oanh (2014), Giải pháp phát triển năng lực hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương pháp nhờ thu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, Học viên ngân hàng.

12. Tổng cục thống kê, Giá trị xuất nhập khau phân theo nước và vùng lãnh thổ, năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015 và 2016.

13.Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, Báo cáo tài chỉnh hợp nhất sau kiểm toán năm 2016, 2017

Tài liệu tiếng nước ngoài:

14. International Chamber of Commerce, The Incoterms® 2010, 2010.

15.International Chamber of Commerce, ICC Trade Register Report 2016, 2016.

16.The International Monetary, IMF World Economic Outlook (WEO) Update, January 2017

Các website tham khảo:

17.http://www.gso.gov.vn - Trang mạng chính thức của Tổng cục thống kê - Bộ Ke hoạch và Đầu tư

18.http://www.sbv.gov.vn - Trang mạng chính thức của Ngân hàng nhà nước Việt Nam

19.https://www.mbbank.com.vn - Trang mạng của Ngân hàng TMCP Quân đội

20.https://en.oxforddictionaries.com/definition/us/efficient - Trang mạng của Nhà xuất bản đại học Oxford - phiên bản tiếng Anh.

Một phần của tài liệu 0327 giải pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w