Những tồn tại cần khắc phục

Một phần của tài liệu 0064 giải pháp hoàn thiện marketing trong hoạt động NH bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN chi nhánh bắc ninh luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 75 - 79)

Mục đích của hệ thống XHTD đối với mỗi NHTM không chỉ là trở thành một trong những công cụ phòng ngừa và hạn chế RRTD hữu hiệu mà trước hết công cụ này cần phải đảm bảo được tính năng “phân loại nợ theo phương pháp

định tính” tức dựa trên kết quả xếp hạng mà dư nợ của khách hàng đó sẽ được phân

nhóm một cách hiệu quả, chính xác và phản ánh đúng “tình trạng sức khỏe" của khách hàng. Hiện nay, hệ thống XHTD của một số NH lớn đã thực hiện được tính

năng đó như: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Hệ thống XHTD DNVV của NH CTVN hiện chưa đáp ứng được tính năng đó một cách triệt để, việc phân loại nợ theo “tuổi nợ”

vẫn là cách phân loại phổ biến trong toàn hệ thống, trong đó có CN Thăng Long. Xét thực trạng công tác XHTD tại NH CTVN - CN Thăng Long ta thấy: mặc dù hệ thống XHTD đã đạt được những kết quả nhất định góp phần vào việc nâng cao chất lượng TD, phòng ngừa rủi ro. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề tồn tại, ảnh hưởng đến chất lượng XHTD các DNVV của CN Thăng Long, cụ thể:

Thứ nhất, nguồn thông tin sử dụng vừa thiếu vừa chưa đáng tin cậy. Đây là

tình trạng xảy ra khá phổ biến tại NH CTVN - CN Thăng Long:

- Thông tin không đầy đủ: thiếu thông tin thu thập từ bên ngoài DN và ngoài NH cho vay như Cơ quan thuế, người cung cấp nguyên vật liệu, người mua hàng của DN, thông tin đại chúng, từ hệ thống NH khác. Việc tìm kiếm, sử dụng các thông tin từ Internet và các phương tiện thông tin đại chúng đã trở thành thói quen của các cán bộ tham gia công tác chấm điểm và XHTD, nhưng các nguồn thông tin này lại hạn chế về nguồn gốc, tính chính xác cũng như độ tin cậy.

- Thông tin chưa cập nhật, bổ sung thường xuyên có hệ thống. Việc cập nhật thông tin theo định kỳ chưa được thực hiện để tính toán trong XHTD. CBTD phụ trách món vay là người nắm bắt mọi thông tin về DN và có trách nhiệm cập nhật mọi thông tin cần thiết, chưa có bộ phận quản lý thông tin một cách hệ thống nên khi có sự thay đổi CBTD thì sẽ gây khó khăn để CBTD khác tiếp cận khách hàng đó. Thêm vào đó, sự theo dõi không được liên tục vì định kỳ 6 tháng mới kiểm tra một lần, khoảng thời gian không vay NH không thực hiện thu thập thông tin. Do đó, thông tin cung cấp bị gián đoạn rất nhiều. Hiện nay NHCT đã triển khai thực hiện hệ thống luân chuyển hồ sơ tín dụng (hệ thống iCdoc), hồ sơ của khách hàng vay vốn sẽ được Scan và chuyển vào hệ thống này nhằm mục đích lưu giữ hồ sơ của khách hàng theo từng giai đoạn, phản ánh lịch sử quan hệ TD của khách hàng cũng như tạo điều kiện thuận lợi trong việc tìm kiếm thông tin, đánh giá quá trình vay vốn của khách hàng tại Ngân hàng. Tuy nhiên, do hệ thống mới được triển khai nên

còn nhiều bất cập, thông tin của khách hàng chưa được cập nhật mang tính hệ thống, chưa đóng vai trò là kho thông tin cho các chủ thể muốn tìm kiếm thông tin về khách hàng của mình.

Thứ hai, phương pháp chấm điểm sử dụng trong XHTD DNVV của NH CTVN - CN Thăng Long vẫn còn đơn điệu. Thực tế phần lớn cơ sở cho công tác

XHTD DNVV của NH CTVN chủ yếu dựa vào phương pháp chuyên gia và so sánh nên kết quả chấm điểm còn mang nặng tính chủ quan, dựa theo cảm tính. Mặc dù ngoài phương pháp chuyên gia thì phương pháp dữ liệu thống kê lịch sử cũng đã được ứng dụng nhưng số lượng chỉ tiêu dựa vào phương pháp dữ liệu thống kê lịch sử là rất ít, cộng thêm dữ liệu lịch sử chủ yếu được kiết xuất từ chính hệ thống của NHCT nên còn hạn chế về mặt thông tin cũng như thời gian, quá trình quan hệ TD của KH cần chấm điểm.

Việc sử dụng trọng tâm là phương pháp chuyên gia đồng nghĩa với việc lựa chọn, quyết định toàn bộ các yếu tố cơ bản của hệ thống XH (bộ chỉ tiêu, trọng số của từng chỉ tiêu) hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của các chuyên gia thay vì dựa trên dữ liệu thống kê lịch sử và phân tích mô hình kinh tế lượng. Chính vì vậy mà kết quả XHTD chưa thực sự là căn cứ để làm cơ sở xây dựng các thước đo lượng hóa rủi ro, hỗ trợ NH tính toán chuẩn xác tổn thất dự tính và yêu cầu vốn tối thiểu bù đắp RR. Điều này dẫn đến hạn chế trong quản trị RR danh mục, định giá TD, xác định khẩu vị RR... của bản thân NHCT Chi nhánh Thăng Long.

Thứ ba, công tác XHTD DNVV tại NH CTVN - CN Thăng Long chưa được phát huy triệt để. Điều này được thể hiện thông qua một số khía cạnh như: ý nghĩa

và cách thức thực hiện XHTD DNVV chưa được các cán bộ tham gia chấm điểm hiểu một cách thấu đáo, nhiều cán bộ thực hiện XHTD DNVV một cách chống chế, đối phó nên hiệu quả mang lại không cao, không sát thực. Bên cạnh đó, thực tế không ít trường hợp yếu tố ảnh hưởng lớn tới việc ra quyết định cho vay lại chính là tài sản bảo đảm, thậm chí có trường hợp yếu tố tài sản bảo đảm đặt lên trên hiệu quả của phương án kinh doanh. Nguyên nhân một phần bắt nguồn từ việc chỉ đạo, hướng dẫn chưa quyết liệt, sát sao. Do vậy, các cán bộ tham gia chấm điểm thường

bỏ ra tương đối ít thời gian và tâm trí cho việc thu thập thông tin, phân tích, đánh giá nên nhiều chỉ tiêu được chấm rất cảm tính và hoàn toàn thiếu căn cứ.

Hiện tại, để có thể hoàn thành công tác chấm điểm và XHTD của một khách hàng thì cần phải có sự tham gia của tối thiểu 05 người (bao gồm: CBTD, Lãnh đạo Phòng Khách hàng, CBCĐ, Lãnh đạo Phòng QLRR&NCVĐ cùng 01 thành viên trong Ban Giám đốc) ở các bộ phận, phòng ban khác nhau. Đây là một trong những yếu tố đảm bảo tính khách quan của kết quả xếp hạng cũng như kết quả xếp hạng sẽ được tin cậy hơn. Tuy nhiên, cũng có thể thấy rằng, việc 05 người cùng tham gia vào công tác chấm điểm và XHTD của một khách hàng sẽ làm cho tiến độ giải quyết công việc bị chậm lại, gây ảnh hưởng tới thời gian xử lý món vay cho khách hàng.

Thứ tư, các chỉ tiêu đánh giá chưa được xác định theo chuỗi thời gian. Các

DNVV ở Việt Nam, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ, thường không tiến hành lập báo cáo tài chính quý hoặc 6 tháng đầu năm. Do vậy, điểm tài chính thường được tính toán dựa trên báo cáo tài chính từ những năm trước và nhiều trường hợp không có kiểm toán. Phần lớn các chỉ tiêu tài chính đang được NHCT sử dụng chỉ mang tính chất thời điểm, do vậy không phản ánh được tình hình tài chính của DNVV tại thời điểm đánh giá cũng như xu hướng trong tương lai.

Thứ năm, một số chỉ tiêu phi tài chính chưa xây dựng được số liệu để so sánh. Mặc dù đã được lượng hóa nhưng do nhiều chỉ tiêu chưa xây dựng được số

liệu để so sánh: triển vọng ngành, số lượng đối thủ cạnh tranh, mức độ cạnh tranh, các chỉ tiêu ROA, ROE trung bình ngành... nên làm cho các cán bộ tham gia chấm điểm rất lúng túng trong quá trình phân tích do thiếu căn cứ phân tích, dẫn đến chất lượng XHTD vẫn ảnh hưởng nhiều bởi ý chí chủ quan của cán bộ thực hiện; tiêu chuẩn, chuẩn mực để so sánh còn bất cập.

Thứ sáu, còn thiếu một số chỉ tiêu. Bộ chỉ tiêu XHTD của NH CTVN

chưa đề cập đến một số tiêu chí có ảnh hưởng lớn đến mức độ rủi ro và khả năng thu hồi nợ của NH. Có thể kể đến đó là thời hạn của khoản vay, bởi thông thường khoản vay có thời hạn càng dài thì rủi ro càng cao do khả năng xảy ra

những biến đổi không thể lường trước được như lãi suất, tình hình kinh doanh của khách hàng, hiệu quả của dự án, thiên tai. là cao hơn. Bên cạnh đó, là yếu tố nguồn trả nợ bổ sung của khách hàng từ tài sản bảo đảm, bảo lãnh của bên thứ ba, sự hỗ trợ và bảo đảm của công ty mẹ...

Thứ bảy, chưa có sự trao đổi thông tin kết quả xếp hạng giữa các CN với nhau. Bởi lẽ, hiện nay kết quả XHTD các DNVV mới chỉ được chuyển từ các CN

lên hội sở, chưa có sự trao đổi thông tin kết quả xếp hạng giữa các CN với nhau. Điều này gây ra những lãng phí không cần thiết cho việc tiến hành xếp hạng những doanh nghiệp vay vốn đồng thời tại nhiều CN khác nhau trong cùng hệ thống NH CTVN. Thực tế đã xảy ra trường hợp, KHDN X đến đặt quan hệ vay vốn tại NHCT CN A, sau khi thực hiện thao tác CĐ và XHTD đối với khách hàng X, NHCT A nhận thấy khách hàng X không đạt được hạng theo yêu cầu cấp TD nên đã từ chối cho vay nhưng khi khách hàng X tới đặt quan hệ TD với NHCT CN B thì kết quả chấm điểm và XHTD của khách hàng này tai NHCT CN B lại đáp ứng điều kiện cấp TD. Hoặc cũng có trường hợp KHDN có quan hệ TD tại nhiều chi nhánh của NHCT, khi đó CN quản lý giới hạn tín dụng (A/A) sẽ thực hiện thao tác chấm điểm và việc mâu thuẫn về kết quả xếp hạng là hoàn toàn có thể xảy ra giữa các chi nhánh trong cùng hệ thống.

Thứ tám, gặp khó khăn trong việc xây dựng các khung chỉ tiêu trung bình của ngành, nhóm ngành. Tại Việt Nam hiện nay chưa thực hiện việc tính toán các

hệ số tài chính trung bình theo ngành, nhóm ngành, nên việc xây dựng các khung chỉ tiêu trung bình của ngành để so sánh trong XHTD của NH CTVN gặp rất nhiều khó khăn. Vì lý do nguồn lực có hạn, NH không thể tiến hành thống kê nghiên cứu trên phạm vi rộng và đa dạng nên các kết quả hệ số mà NH đưa ra trong khung chỉ tiêu sẽ không thể chính xác.

Một phần của tài liệu 0064 giải pháp hoàn thiện marketing trong hoạt động NH bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN chi nhánh bắc ninh luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w