Như đã nêu ở Chương 2, hiện tại Vụ Kiểm toán nội bộ NHNN đang sử dụng phần mềm kiểm toán TeamMate phục vụ cho thực hiện ghi chép, lưu trữ dữ liệu kiểm toán với hai cấu phần là EWP và TeamCentral. Để triển khai tốt công tác đánh giá rủi ro lập kế hoạch kiểm toán cần khẩn trương nghiên cứu lý thuyết về đánh giá rủi ro để triển khai ứng dụng cấu phần quản lý, đánh giá rủi ro TeamRisk trong phần mềm kiểm toán TeamMate trở thành công cụ hỗ trợ hiệu quả cho công tác theo dõi đánh giá rủi ro.
3.3. KIẾN NGHỊ
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ
Ban hành Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật kiểm toán Nhà nước về tổ chức và hoạt động kiểm toán nội bộ trong các cơ quan, tổ chức quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước để triển khai thống nhất hoạt động kiểm toán nội bộ tại các cơ quan, tổ chức nói chung và NHNN nói riêng
3.3.2. Kiến nghị với Kiểm toán Nhà nước
Kiểm toán Nhà nước cần nghiên cứu, xây dựng và ban hành chuẩn mực kiểm toán nội bộ trong các cơ quan, tổ chức Nhà nước. Chuẩn mực kiểm toán nội bộ bao gồm những quy định chung về nguyên tắc, điều kiện và yêu cầu đạo đức nghề nghiệp, năng lực đối với kiểm toán viên nội bộ; quy định về nghiệp vụ kiểm toán và xử lý các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động kiểm
103
toán của bộ phận kiểm toán nội bộ, đoàn kiểm toán, kiểm toán viên nội bộ; là cơ sở để kiểm tra, đánh giá chất lượng kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên nội bộ. Những quy định chung về chuẩn mực kiểm toán nội bộ do Kiểm toán Nhà nước ban hành là cơ sở để các cơ quan, tổ chức có những quy định cụ thể hướng dẫn áp dụng chuẩn mực phù hợp với đặc điểm hoạt động của tổ chức mình.
Hệ thống Ngân hàng Nhà nước hoạt động rộng khắp từ trụ sở chính đến 63 Chi nhánh tỉnh, thành phố, các đơn vị trực thuộc, các văn phòng đại diện, vì vậy, trên thực tế Kiểm toán Nhà nước không thể kiểm toán được toàn diện báo cáo tài chính mà phải dựa phần lớn vào kết quả kiểm toán của Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước. Do đó, Kiểm toán Nhà nước cần tăng cường phối hợp với kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước trong việc chuẩn bị lập kế hoạch kiểm toán hàng năm; chú trọng kiểm tra, đánh giá tình hình công tác kiểm toán nội bộ và đề xuất các biện pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước.
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
- Cần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm toán nội bộ phù hợp với luật Ngân hàng Nhà nước và các quy định khác của pháp luật. Trong đó cần tập trung chỉ đạo việc nghiên cứu, xây dựng quy định hướng triển khai công tác đánh giá, phân tích xếp loại rủi ro tại các đơn vị NHNN bởi Ngân hàng Nhà nước chưa có đơn vị nào chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá và xếp hạng rủi ro hoạt động của Ngân hàng Trung ương, trên cơ sở đó hỗ trợ các Vụ, Cục, đơn vị triển khai đánh giá công tác tự kiểm soát, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch kiểm toán. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cần có một bộ phận độc lập (tương tự phòng quản lý rủi ro) thực hiện xác định và đánh giá rủi ro từng khâu công việc trong các mặt hoạt động nghiệp vụ, hướng dẫn và đôn đốc các đơn vị thực hiện kiểm soát nội bộ trên cơ sở đánh giá rủi ro. Rủi
104
ro phải được xác định và đánh giá dựa trên hai tiêu chí: khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng.
Trước mắt để hoạt động kiểm toán nội bộ trên cơ sở đánh giá rủi ro được triển khai thuận lợi và hiệu quả, đề nghị Thống đốc NHNN cho phép sửa đổi Quy chế tổ chức hoạt động của Vụ Kiểm toán nội bộ theo hướng thành lập thêm Phòng đánh giá rủi ro trực thuộc Vụ Kiểm toán nội bộ với chức năng, nhiệm vụ đánh giá rủi ro và kiểm soát chất lượng công tác kiểm toán nội bộ.
- Ngân hàng Nhà nước cần quan tâm hơn đến công tác đào tạo cho kiểm soát viên, tạo điều kiện cho các kiểm toán viên nội bộ thi các chứng chỉ kiểm toán quốc tế. Trang bị đầy đủ phương tiện làm việc, hỗ trợ về các phương pháp kiểm toán hiện đại như phần mềm đánh giá rủi ro cho hoạt động Kiểm toán nội bộ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở những đánh giá về thực trạng hoạt động KTNB đã được đề cập ở trên, trong chương này đề tài đã đưa ra một số định hướng và giải pháp để khắc phục những hạn chế trong hoạt động kiểm toán nội bộ hiện nay. Đồng thời, cũng đề xuất một số kiến nghị đối với Kiểm toán Nhà nước và NHNN để góp phần hoàn thiện hoạt động kiểm toán nội bộ tại NHNN Việt Nam trong tương lai.
105
KẾT LUẬN
Bám sát mục tiêu nghiên cứu của đề tài và bằng những phuơng pháp nghiên cứu thích hợp, luận văn đã hệ thống hoá một cách khá đầy đủ những vấn đề mang tính lý luận về kiểm toán nội bộ, KTNB của NHTW, quy trình kiểm toán nội bộ NHTW . Luận văn đã đi sâu nghiên cứu về quy trình KTNB NHTW theo thông lệ chung, tìm hiểu quy trình KTNB của NHTW một số nuớc để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho NHNN Việt Nam.
Luận văn cũng đã phân tích khá chi tiết thực trạng quy trình KTNB của NHNN Việt Nam trong thời gian qua, chỉ rõ những mặt tích cực, những mặt còn tồn tại và nguyên nhân của các tồn tại của quy trình KTNB NHNN Việt Nam.
Từ thực trạng đã phân tích ở chuơng 2 và so sánh với những vấn đề lý luận đã nghiên cứu ở chuơng 1, luận văn đã mạnh dạn đề xuất một số các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ tại NHNN Việt Nam trong thời gian tới.
Tuy nhiên, do đây là một nội dung rất rộng, phức tạp lại tuơng đối mới mẻ; trong khuôn khổ một luận văn thạc sỹ do hạn chế về thời gian, hạn chế về kiến thức, vì vậy luận văn chắc chắn còn có nhiều thiếu sót. Tác giả mong muốn nhận đuợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp. Từ đó, tác giả có thể tiếp thu, nâng cao kiến thức lý luận và thực tiễn về kiểm toán nội bộ để có thể phục vụ tốt cho quá trình học tập và công tác của bản thân.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Học viện Ngân hàng (2004), Giáo trình NHTW, NXB Thống kê, Hà Nội.
2. Học viện Ngân hàng (2004), Giáo trình Kiểm toán Ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.
3. Nguyễn Đình Hựu (2004), Kiểm toán căn bản, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. TS. Nguyễn Viết Lợi, Ths. Đậu Ngọc Châu (2009), Giáo trình Lý thuyết kiểm toán, NXB Tài chính, Hà Nội.
5. Lê Quốc Nghị (2005), “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội
bộ NHNN Việt Nam theo hướng hiện đại, phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế”, Tạp chí Ngân hàng, (12), Tr.28-31.
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(2004), Sổ tay kiểm toán nội bộ,
Hà Nội.
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Báo cáo thực tập các Đoàn kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực tập tại Ngân hàng Trung ương Đức, Thụy Điển, Singapore, Trung Quốc, Hà Nội.
8. GS.TS Nguyễn Quang Quynh (1998), Lý thuyết kiểm toán, Nxb Tài chính, Hà Nội.
9. Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (1997), Kiểm toán,
Nxb Tài chính, thành phố Hồ Chí Minh.
10. Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2010),Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH!2,Hà Nội.
11. Các báo cáo tổng kết chuyên đề kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước năm 2012, 2013,2014.