Anh
2.2.2.1. Cơ sở pháp lý đối với cho vay tiêu dùng của VietinBank Đông Anh
Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật mà hình thức biểu hiện bên ngoài là tập quán pháp, tiền lệ pháp và các văn bản quy phạm pháp luật.Pháp luật là một trong những yếu tố cơ bản của kiến trúc thượng tầng xã hội, phải phù hợp với cơ sở hạ tầng là nền tảng kinh tế. Mỗi một điều kiện kinh tế phát sinh đòi hỏi phải có sự ra đời của một quy phạm pháp luật để điều chỉnh, cơ sở pháp lý như một hành lang để người thực hiện lấy đó làm tiêu thức để không vi phạm.
Hoạt động cho vay tiêu dùng ra đời ở Việt Nam cách đây chưa lâu, vào những năm 1993-1994.Cơ sở pháp lý lúc đó là Quyết định số 18/QĐ-NH5 ngày 16/02/1994 của thống đốc NHNN ban hành “Thể lệ cho vay vốn phát triển kinh tế gia đình và CVTD”. Theo đó, một trong những điều kiện cho vay vốn là cơ quan quản lý hoặc cơ quan trả lương, trợ cấp cho viên chức đã cam kết trích lương, trợ cấp hàng tháng trả cho TCTD nếu đến hạn người vay không trả được nợ gốc và lãi. Sau một thời gian hoạt động, do mở rộng đối tượng khách hàng vay, quy mô cho vay, các hình thức cho vay nhưng không có sự hỗ trợ đầy đủ công cụ pháp luật, các TCTD thực hiện cho vay tiêu dùng vấp phải nhiều vướng mắc, hạn chế. Sau đó, NHNN đã ban hành một loạt quyết định, văn bản quy định, hướng dẫn cho vay tiêu dùng. Chính từ những quy định, hướng dẫn của Nhà nước ngày càng phù hợp và rõ ràng, tiến gần đến thông lệ quốc tế nên hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng có môi trường hết sức thuận lợi để phát triển.
Các TCTD gặp khó khăn khi Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực ngày 01/10/1998 và Quyết định số 324/QĐ-NHNN1 ngày 30/09/1998 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế cho váy của TCTD đối với khách hàng, theo đó
định của Chính phủ và hướng dẫn của NHNN. Thực tế Quyết định 324 đã thay thế toàn bộ các quyết định ban hành các thể lệ cho vay trước đây.
Mặt khác, Nghị định 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm được ban hành sau đó hoàn toàn không quy định cụ thể trường hợp nào thì các TCTD được phép cho vay không có tài sản bảo đảm. Sau khi xem xét đề nghị của các TCTD, cơ sở pháp lý nước ta cũng như thông lệ quốc tế, qua tham khảo ý kiến của cơ quan hữu quan đại diện cho quyền lợi của người lao động, ngày 03/12/1999, NHNN đã có công văn số 938/CV- CSTT3 về việc cho vay phục vụ đời sống đảm bảo an toàn vốn của TCTD bằng biện pháp thu nợ từ lương, trợ cấp của CBCNV, trong đó nêu: “ Việc TCTD cho vay phục vụ đời sống CBCNV có sự thỏa thuận của người vay và cơ quan quản lý thu nhập về việc khấu trừ tiền lương, trợ cấp thu nợ cho TCTD là thuộc hình thức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản. Hình thức cho vay nói trên, luật pháp hiện hành không cấm và phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay mặc dù có nhu cầu thực tiễn phát sinh từ cả hai phía TCTD và khách hàng vay, trong trường hợp được sự chấp thuận của cơ quan hữu quan đại diện cho quyền lợi người lao động thì TCTD mới được thực hiện cho vay theo hình thức này”.
Song, có một số ý kiến cho rằng tiền lương là nguồn thu nhập cơ bản của người lao động, một phần để đáp ứng nhu cầu cần thiết cho con người, còn lại để tái sản xuất sức lao động giản đơn và mở rộng cho người lao động. Nếu thực hiện biện pháp này người lao động sẽ lâm vào tình trạng khó khăn về đời sống. Như vậy, chính thức từ công văn số 938, hoạt động tín dụng tiêu dùng bị tạm ngừng.
Tuy nhiên, ngày 29/12/1999, Chính phủ đã ban hành Nghị định 178/1999/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay của TCTD, cho phép TCTD cho vay có bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức, đoàn thể xã hội cho cá nhân, hộ gia
đình nghèo. Trên cơ sở đó, văn bản số 34/CV-NHNN1 ngày 07/01/2000 và văn bản số 98/CV-NHNN1 ngày 28/01/2000 của Thống đốc NHNN Việt Nam hướng dẫn, cho phép các TCTD cho vay không có tài sản bảo đảm đối với CBCNV và thu nợ từ lương, trợ cấp và các khoản thu nhập khác.
Nhằm hướng dẫn cụ thể hơn nữa, tạo điều kiện cho các TCTD chủ động trong kinh doanh mà vẫn tuân thủ pháp luật, NHNN đã ban hành một số văn bản khác: Quyết định 266/2000/QĐ-NHNN ngày 18/08/2000 về việc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với các NH TMCP, Công ty tài chính cổ phần và ngân hàng liên doanh; Quyết định 284/QĐ-NHNN1 ngày 25/08/2000 về Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng, thay thế cho quyết định số 324/QĐ-NHNN1 ngày 30/09/1998.
Năm 2008 là năm chịu nhiều tác động, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, lạm phát bùng nổ, chỉ số giá cả tăng vọt, lãi suất tiền gửi tiền vay đều có sự biến động mạnh. Để giảm thiếu rủi ro, các ngân hàng thương mại đã thực hiện chính sách thắt chặt, hạn chế tín dụng tiêu dùng.
Cuối năm 2008, Chính phủ đã có Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Theo đó một loạt các giải pháp kích cầu nền kinh tế đã được ban hành như Quyết định 131/QĐ-TTg ngày 23/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh; văn bản số 627/VPCP-KTTH ngày 23/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ về áp dụng lãi suất cho vay thỏa thuận của tổ chức tín dụng.
Trên cơ sở này, Thống đốc NHNN đã ban hành thông tư số 01/2009/TT-NHNN Hà Nội ngày 23/01/2009 v/v: Hướng dẫn về lãi suất thỏa thuận của tổ chức tín dụng đối với cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. Đây chính là
điều kiện thuận lợi để các Ngân hàng nối lại cho vay tiêu dùng đối với cá nhân, hộ gia đình. Điểm đáng chú ý là nhiều ngân hàng chuyển sang mục tiêu khai thác cho vay tiêu dùng.
Năm 2011 khép lại trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm, lạm phát tăng cao, kinh tế vĩ mô tiềm ẩn nhiều rủi ro, các ngân hàng đối mặt với khó khăn về thanh khoản và nợ xấu, dự đoán trong năm 2012, hoạt động ngân hàng sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Do đó, ngay từ đầu năm 2012, NHNN đã ban hành chỉ thị số 01/CT/NHNN ngày 13/02/2012 về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2012. Trong đó, NHNN quy định kiểm soát tỷ trọng cho vay đối với nhu cầu vốn để phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng không vượt quá 16% tổng dư nợ cho vay.
Ý thức được vai trò, vị trí của hoạt động CVTD và sự cần thiết phải xác lập khuôn khổ pháp lý chặt chẽ ngay từ trong nội bộ cho nghiệp vụ tín dụng này, dựa trên các cơ sở pháp lý đối với hoạt động cho vay tiêu dùng của chính phủ và NHNN, VietinBank đã ban hành các văn bản hướng dẫn về cho vay tiêu dùng mà đầu tiên là Quyết định số 049/QĐ-NHCT-HĐQT ngày 31/5/2002 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Công Thương Việt Nam, trong đó có các nội dung liên quan đến cho vay tiêu dùng và đời sống. Tiếp đến, để mở rộng hoạt động cho vay ti êu dùng trong bối cảnh nền kinh tế đất nước có những bước phát triển mạnh mẽ, đời sống của người dân được cải thiện căn bản, ngày 03/04/2006, Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương Việt Nam đã ban hành Quyết định số 066/QĐ-HĐQT-NHCT19 v/v “Ban hành quy định cho vay tiêu dùng”. Để mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng, ngày 26/02/2010, Hội đồng quản trị Ngân hàng Công Thương Việt Nam đã ban hành Quyết định số 221/QĐ-HĐQT-NHCT35 “Về việc ban hành quy
định cho vay tiêu dùng”. Trong đó, quy định cụ thể các trường hợp đủ điều kiện cho vay: có bảo đảm và không có bảo đảm, các trường hợp không được cho vay, những trường hợp hạn chế cho vay, thể loại cho vay, thời hạn cho vay,...Quyết định 221 đã tạo ra khuôn khổ pháp lý thống nhất, minh bạch và toàn diện đối với hoạt động cho vay tiêu dùng trong hệ thống Vietinbank đồng thời thúc đẩy loại hình sản phẩm tín dụng này phát triển.
Để thúc đẩy cho vay tiêu dùng vào những lĩnh vực mà nền kinh tế đang có
nhu cầu lớn, VietinBank cũng đồng thời ban hành quy trình riêng đối với từng sản phẩm cho vay, như: Hướng dẫn cho vay tiêu dùng đối với CBCNV ban hành
theo Quyết định số 419/QĐ - NHCT19 ngày 01/02/2010, Hướng dẫn cho vay đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồngban hành theo Quyết định số 102/QĐ - NHCT19 ngày 01/02/2010, Hướng dẫn cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán theo Quyết định số 1980/2012/QĐ-TGĐ- NHCT19 ngày 04/07/2012, Hướng dẫn cho vay mua ô tô theo Quyết định 2534/2023/QĐ-TGĐ- NHCT19 ngày 21/08/2012... trong đó tài sản đảm bảo chính là chiếc ô tô mà khách hàng muốn mua, thời hạn tối đa lên đến 5 năm.
Như vậy, hiện tại Vietinbank Đông Anh đã có đầy đủ quy trình riêng về cho vay bán lẻ nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng với các sản phẩm khá đa dạng, linh hoạt về giá trị cũng như thời hạn cho vay. Đây chính là công cụ quan trọng để hệ thống Vietinbank nói chung và Vietinbank Đông Anh triển khai mở rộng và phát triển mảng thị trường cho vay tiêu dùng, đưa sản phẩm đến với khách hàng một cách chuyên nghiệp nhất.
2.2.2.2. Tình hình cho vay tiêu dùng tại VietlnbankĐông Anh thời kỳ 2010-2012
Nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu tiêu dùng cho đời sống vật chất và tinh thần của người dân và hộ gia đình ngày càng tăng lên, đây chính là
Ở Việt Nam, nền kinh tế trong những năm gần đây sự tăng trưởng vượt bậc, đời sống nhân dân được cải thiện, tốc độ đô thị hoá tăng nhanh, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của dân cư cũng tăng cao (đặc biệt là giới trẻ).
Trước xu thế phát triển tất yếu này, trên cơ sở những định hướng, chỉ đạo của VietinBank, VietinBank Đông Anh đã triển khai các sản phẩm cho vay tiêu dùng nhằm thu hút khách hàng, tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng, tối đa hoá lợi nhuận. Việc mở rộng cho vay tiêu dùngđã góp phần nâng cao hìnhảnh không chỉ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam-Chi nhánhĐông Anh mà còn nâng cao hìnhảnh thương hiệu của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Đồng thời, Chi nhánh đã nghiêm túc triển khai chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam về mô hình tổ chức, nhân lực cho hoạt động ngân hàng bán lẻ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tiến tới phục vụ khách hàng ngày càng toàn diện.
Hoạt động cho vay tiêu dùng tại VietinBank Đông Anh tuy mới phát triển
trong vài năm gần đây nhưng đã có được những tiến bộ đáng kể, phát triển khá vững chắc, góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của chi nhánh.
Các sản phẩm cho vay tiêu dùng mà VietinBank Đông Anh đang cung cấp hiện nay là:
- Cho vay tiêu dùng có bảo đảm bằng số dư tiền gửi, sổ thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá
- Cho vay cá nhân kinh doanh tại chợ - Cho vay chi phí du học
- Cho vay chứng minh tài chính - Cho vay mua xe ô tô
- Cho vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở - Cho vay mua nhà dự án
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%)
- Cho vay cán bộ công nhân viên
- Cho vay cán bộ công nhân viên Vietinbank - Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán
- Cho vay người Việt Nam làm việc tại nước ngoài
Khi mới thành lập, VietinBank Đông Anh là 1 Phòng giao dịch của Chi nhánh Khu vực Chương Dương, thời điểm đó là năm 1996, khi đó Agribank Đông Anh đang chiếm vị trí số 1 về mọi mặt, cả trong tâm lý người dân địa phương. Vì vậy, để phát triển hoạt động kinh doanh, chi nhánh phải thông qua các mối quan hệ với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn, nguồn huy động chủ yếu từ các định chế tài chính, đối tượng cho vay chủ yếu là các cá nhân, hộ gia đình
trong đó số lượng khách hàng vay tiêu dùng tương đối lớn. Khi đã trở thành chi
nhánh trực thuộc NHCT Việt Nam, giai đoạn đầu các phòng giao dịch được thành lập thì số lượng khách hàng vay tiêu dùng vẫn chiếm lớn. Có thể nói, cho
vay tiêu dùng có vai trò giúp chi nhánh tạo được hình ảnh, vị trí trên địa bàn, duy
trì được hoạt động trong thời kỳ đầu còn non trẻ và là cầu nối quan trọng đưa chi
nhánh đến được với nhiều đối tượng khách hàng khác (cả khách hàng tiền gửi và
tiền vay). Sản phẩm cho vay tiêu dùng lúc đầu chưa được đa dạng như hiện nay,
một mặt do thị trường cho vay tiêu dùng chưa phát triển mặt khác, quan trọng hơn, là do thu nhập cũng như nhu cầu của người dân chỉ cho phép phát triển một
số loại sản phẩm mà chủ yếu nhất là: cho vay sửa chữa, xây dựng nhà ở và cho nhánh trong hệ thống có điều kiện phát triển sản phẩm tiêu dùng được dễ dàng.
Tại VietinBank Đông Anh hiện nay, cho vay tiêu dùng chỉ chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn trong tổng dư nợ, tăng trưởng không ổn định trong thời gian qua.
Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tông dư nợ CVTD 77,4 100 109,7 100 51,7 100 Cho vay ngắn hạn 31,3 40 30,6 28 11,24 21,74
Cho vay trung, dài hạn
46,1 60 79,1 72 40,46 78,26
(Nguồn: Phòng Tổng hợp - Tiếp thị)
Năm 2010, dư nợ cho vay tiêu dùng là 77,4 tỷ đồng chiếm 2,18% tổng dư nợ, năm 2011, dư nợ cho vay tiêu dùng là 109,7 tỷ đồng, chiếm 2,5% tổng dư nợ, tăng 32,3 tỷ đồng so với năm 2010, tốc độ tăng trưởng đạt 41,7% và 14,7% về tỷ trọng trong tổng dư nợ. Sang năm 2012, doanh số cho vay giảm, đạt 3.304 tỷ đồng, giảm 25% so với năm 2011, do đó tỷ trọng cho vay tiêu dùng giảm trên tổng dư nợ giảm đi, chỉ chiếm 1,7%. Có thể thấy, năm 2012 là năm có dư nợ cho vay tiêu dùng thấp nhất trong giai đoạn 2010-2012
Biểu đồ 2.4- Dư nợ cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ
60 > Cho vay tiêu dùng theo thời hạn
Cùng với sự gia tăng về quy mô dư nợ cho vay tiêu dùng, cơ cấu dư nợ vay tiêu dùng theo thời hạn cũng có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng cho vay tiêu dùng ngắn hạn và tăng tỷ trọng cho vay tiêu dùng trung, dài hạn mặc dù tỷ lệ cho vay tiêu dùng ngắn hạn vẫn cao.