- Thực trạng phát triển DN trong KCN: Tuy vừa đầu tư xây dựng kỹ thuật hạ tầng, vừa thu hút đầu tư, nhưng đến nay trong các KCN của tỉnh đã có 102 dự án đầu tư
2.4.2 Nguyên nhân thuộc về cácDN trong KCN
2.4.2.1 về uy tín, thương hiệu
- DN chưa có ý thức xây dựng thương hiệu, uy tín trên thương trường, chưa xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh dài hạn. Do vậy, gây khó khăn cho ngân hàng khi đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng.
- Các KCN mới xây dựng, nên mối quan hệ giữa các DN trong KCN chưa được chú trọng phát triển, chưa tận dụng được lợi thế về khả năng liên kết và chuyên môn hóa với nhau, nhằm giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động. - Phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tính khả thi chưa cao,
thuỷ sản, nông sản, thị trường đầu vào, đầu ra chưa ổn định, nên khó có thể mạnh dạn đầu tư.
2.4.2.2 Năng lực quản lý, điều hành của chủ doanh nghiệp.
- Năng lực điều hành của một số chủ doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, thiếu kiến thức về quản trị doanh nghiệp hiện đại.
2.4.2.3 Năng lực tài chính của doanh nghiệp
Một số doanh nghiệp mới đi vào sản xuất, kết quả hoạt động kinh doanh chưa khả quan; quy mô vốn của các doanh nghiệp nhỏ bé, các tiêu chí để xếp hạng doanh nghiệp chưa có.
2.4.2.4 Hệ thống sổ sách kế toán
Độ tin cậy của các báo cáo tài chính doanh nghiệp thấp, hầu hết không được kiểm toán độc lập một cách chính xác, kịp thời; hệ thống thông tin, chuẩn mực kế toán chưa thực sự đủ độ tin cậy, rất nhiều doanh nghiệp có hai hoặc nhiều hệ thống sổ sách báo cáo, kế toán. Nguyên nhân này là lý do chính khiến cho các DN trong KCN khó tiếp cận được nguồn vốn hoặc không thể được vay tín chấp.
2.4.2.5 Vấn đề tài sản bảo đảm
Khi Ngân hàng yêu cầu tài sản đảm bảo nợ vay, thì gặp những khó khăn:
- Theo luật đất đai 2003, thì các doanh nghiệp trong KCN chỉ được thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất của mình trong điều kiện đã trả tiền thuê đất 1 lần cho
cả thời gian thuê. Nhưng theo chính sách ưu đãi của tỉnh, các doanh nghiệp trong KCN được miễn quyền tiền thuê đât trong 10 năm đầu, giảm 50% tiền thuê đất trong 10 năm tiếp theo..., nên các doanh nghiệp không thể thế chấp, bảo lãnh bằng
quyền sử dụng đất.
- Doanh nghiệp chỉ có thể dùng tài sản của doanh nghiệp như máy móc, thiết bị nhà
xưởng, hàng tồn kho, hợp đồng xuất khẩu, tài sản hình thành từ vốn vay và các tài
sản khác làm đảm bảo tín dụng. Đối với các tài sản trên, đều là những tài sản không
- Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào các KCN, thì phần lớn các doanh nghiệp này là công ty con hoặc làm gia công cho các công ty
mẹ ở nước ngoài, và đã có quan hệ với các ngân hàng nước ngoài hoặc ngân hàng liên doanh. Việc vay vốn ở các ngân hàng nước ngoài có điều kiện thuận lợi như khối lượng vay lớn, thời hạn vay dài, trong đó có thời gian ân hạn, thủ tục vay đơn
giản, giải quyết cho vay nhanh chóng vì các doanh ghiệp này dã được các Công ty
mẹ ở nước ngoài bảo lãnh, nên các ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng liên doanh có lợi thế hơn trong việc thu thập thông tin từ các công ty mẹ, để ra quyết định cho vay. Do vậy, nhiều DN có vốn đầu tư nước ngoài trong KCN không có nhu cầu về tín dụng.
- Đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong KCN đa số các doanh nghiệp thể hiện kết quả kinh doanh lỗ: nguyên nhân để các doanh nghiệp muốn hạch toán lỗ ở Việt Nam với thời gian dài (thông qua nâng giá đầu vào, vay vốn từ công ty mẹ với lãi suất cao...) để hưởng các chính sách ưu đãi về miễn giảm
thuế, gánh các chi phí cho công ty mẹ... Mặt khác, do thời gian đầu mới sản xuất, kinh doanh công suất sản xuất chỉ đạt từ 40 đến 50%, chi phí quảng cáo, chi phí khấu hao cao dẫn đến kết quả kinh doanh lỗ. Đối với các DN có kết quả kinh doanh
lỗ, mặc dù thực tế là DN có tiềm lực tài chính mạnh, thì cũng không thể cho vay được. Điều đó cũng làm hạn chế khả năng mở rộng khách hàng là DN trong KCN của Ngân hàng ĐT&PT Bắc Giang.
- Một số doanh nghiệp đầu tư vào các KCN trên địa bàn là các công ty con, các cơ sở sản xuất còn trụ sở điều hành tập trung ở địa bàn khác, nên các thường đặt
các quan hệ giao dịch với Ngân hàng trên địa bàn có trụ sở của công ty mẹ.
- Một số DN trong KCN thực hiện chính sách đối với người lao động chưa thoả đáng như tiền lương, tiền thưởng, chế độ bảo hiểm xã hội...,nên đôi khi còn
Môi trường pháp lý của Việt Nam còn nhiều bất cập, làm hạn chế việc mở rộng tín dụng trên các khía cạnh sau:
Một là, hệ thống pháp luật chưa đồng bộ và hoàn thiện, hay thay đổi, tạo ra nhiều rủi ro cho hoạt động tín dụng ngân hàng. Giữa các văn bản pháp luật có sự mâu thuẫn, hoặc dùng các cụm từ chung chung, mang tính chất định tính làm giảm tính khả thi của luật, việc thực thi pháp luật không nghiêm minh..., gây khó khăn trong việc thu hồi nợ, làm hạn chế khả năng cấp tín dụng.
Hai là, cơ chế “một cửa, tại chỗ” chưa được ủng hộ hoàn toàn của các cấp, các ngành. Cải cách thủ tục hành chính chưa được thực hiện đồng bộ, dẫn đến quản lý nhà nước của các cấp, các ngành còn chồng chéo, gây trở ngại cho việc thu hút đầu tư phát triển kinh tế địa phương và trung ương.
2.4.3.2 Môi trường kinh tế, xã hội
Các chính sách phát triển ngành, vùng chưa được phát huy hiệu quả.
Chưa có cơ chế phối hợp làm việc giữa các cơ quan chức năng trong việc hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, cụ thể là chưa có quy chế phối hợp giữa Ban quản lý các KCN với chi nhánh NHNN cấp tỉnh về thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động tín dụng hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
Ngoài ra, do môi trường đầu tư còn nhiều bất lợi như cơ sở hạ tầng KCN chưa hoàn chỉnh, các cơ sở xử lý nước, chất thải tập trung của KCN chưa đầy đủ, còn có những rủi ro tiềm ẩn trong đầu tư nên một số doanh nghiệp chưa hoạt động hết công suất thiết kế, chưa thực hiện hết vốn đầu tư, cũng như chưa dám mở rộng sản xuất hết diện tích đất đã đăng ký. Các nhân tố trên đã góp phần cản trở việc mở rộng tín dụng cho các DN trong KCN của Ngân hàng ĐT&PT Bắc Giang.