Đúc kết những bài học kinh nghiệm của các nuớc châu Á ở trên có thể chỉ ra một số bài học kinh nghiệm về dịch vụ thu hộ NSNN cho các ngân hàng Việt Nam, đó là:
đẳng đối với tất cả công dân, không phân biệt đẳng cấp, một hệ thống theo dõi đồng bộ, thống nhất, đồng thời sử dụng các chương trình, phần mềm thu nạp, xử lý dữ liệu... để thuận tiện cho đối tượng nộp, cũng là để cho việc theo dõi, kiết xuất thông tin được kịp thời, chính xác. Những biện pháp trên giúp cho quá trình thu nộp NSNN được thuận tiện, rõ ràng hơn cả quá trình thu từ người nộp thuế và trong sự phối kết hợp giữa KBNN, Tổng cục thuế, Tổng cục Hải quan và các NHTM trong thu NSNN.
Thứ hai là, công tác tổ chức thu nộp thuận tiện, tạo điều kiện tối đa cho đối tượng nộp, tự động hóa cao bằng nhiều phương tiện, đặc biệt là áp dụng cơ chế theo dõi đến từng đối tượng và ứng dụng công nghệ thông tin. Việc xử phạt vi phạm về trốn, lậu hoặc chậm nộp cũng được diễn ra rất kịp thời và nghiêm minh do có những hệ thống theo dõi hiện đại, khoa học.
Thứ ba là, tại các nước này hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về thu NSNN nói riêng đã ổn định và tương đối chặt chẽ, cơ chế tập trung, quản lý tốt các khoản thu, hệ thống ngân hàng phát triển mạnh, công tác thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử phổ biến và áp dụng nhiều thành tựu khoa học công nghệ nên công tác thu, theo dõi tình hình chấp hành nghĩa vụ, xử lý số liệu, tổng hợp thu nộp được tiến hành tương đối kịp thời, chính xác, khoa học và hiệu quả.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Thu hộ NSNN là sản phẩm dịch vụ của NHTM dành cho các Kho bạc Nhà nước (KBNN) mà theo đó NHTM thực hiện việc thu các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác... từ người thực hiện nghĩa vụ với NSNN cho KBNN trên cơ sở văn bản ủy quyền thu của KBNN.
Dịch vụ thu hộ NSNN đem lại những lợi ích rất to lớn cho nền kinh tế thông qua việc đem lại lợi ích cho hệ thống KBNN, các cơ quan quản lý thu, những người thực hiện nghĩa vụ với NSNN và cả các NHTM. Vì vậy, với các NHTM, việc nâng cao chất lượng dịch vụ thu hộ NSNN là rất quan trọng. Tuy nhiên do đây là dịch vụ mà các NHTM tại Việt Nam mới triển khai thực hiện trong những năm gần đây nên việc nhìn nhận, phân tích, đánh giá hoạt động trong thực tiễn để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động thu hộ NSNN là rất cần thiết.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THU HỘ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU
TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI
2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI
2.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Tên giao dịch quốc tế: The Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam.
Tên gọi tắt: BIDV
Địa chỉ: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: 04.2220.5544
Fax: 04.2220.0399
Email: info@bidv.com.vn
Được thành lập ngày 26/4/1957, BIDV là NHTM lâu đời nhất Việt Nam.
2.1.1.1. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
Ngân hàng: là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản phảm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích.
Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm phi nhân thọ được thiết kế phù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng.
Chứng khoán: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh
trên toàn quốc.
Đầu tu tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong đó nổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như: Công ty Cổ phần cho thuê Hàng không (VALC) Công ty phát triển đường cao tốc (BEDC), Đầu tư sân bay Quốc tế Long Thành.
2.1.1.2. Mạng lưới hoạt động
Mạng lưới ngân hàng: BIDV có 117 Chi nhánh và trên 500 điểm mạng lưới, hàng nghìn ATM/POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc. Mạng lưới phi ngân hàng: Gồm các Công ty Chứng khoán Đầu tư (BSC), Công ty Cho thuê tài chính, Công ty Bảo hiểm Đầu tư (BIC) với 20 Chi nhánh trong cả nước. Ngoài ra, BIDV còn hiện diện thương mại tại các nước như: Lào, Campuchia, Myanmar, Nga,... Và các liên doanh với nước ngoài: Ngân hàng Liên doanh VID-Public (đối tác Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào -Việt (với đối tác Lào) Ngân hàng Liên doanh Việt Nga - VRB (với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tác Singapore), Liên doanh quản lý đầu tư BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ).
2.1.1.3. Cam kết
Với khách hàng: BIDV cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao, tiện ích nhất và chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm dịch vụ đã cung cấp.
Với các đối tác chiến lược: Sẵn sàng “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”.
Với Cán bộ Công nhân viên: Luôn coi con người là nhân tố quyết định mọi thành công theo phương châm “mỗi cán bộ BIDV là một lợi thế trong cạnh tranh” về cả năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức.
2.1.1.4. Lịch sử phát triển Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam
Từ 1981 đến 1989: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam
Từ 1990 đến 27/04/2012: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Từ 27/04/2012 đến nay: Chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).
Lịch sử xây dựng, trưởng thành của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rất đỗi tự hào gắn với từng thời kỳ lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam.
Hoà mình trong dòng chảy của dân tộc, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã góp phần vào việc khôi phục, phục hồi kinh tế sau chiến tranh, thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1957 - 1965); Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội, chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc, chi viện cho miền Nam, đấu tranh thống nhất đất nước (1965- 1975); Xây dựng và phát triển kinh tế đất nước (1975-1989) và Thực hiện công cuộc đổi mới hoạt động ngân hàng phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước (1990 - nay). Dù ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, các thế hệ cán bộ nhân viên BIDV cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình - là người lính xung kích của Đảng trên mặt trận tài chính tiền tệ, phục vụ đầu tư phát triển của đất nước...
Ghi nhận những đóng góp của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam qua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tặng BIDV nhiều danh hiệu và phần thưởng cao qúy: Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Ba; Huân chương Lao động Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Hồ Chí Minh,...
Việt Nam - Chi nhánh Bắc Hà Nội
2.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Hà Nội (gọi tắt là BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội hoặc Chi nhánh) được thành lập ngày 31/10/1963, với tiền thân là Phòng cấp phát 3, sau chuyển thành chi điểm với tên
gọi là chi điểm 3 - Ngân hàng kiến thiết thành phố Hà Nội, thuộc Ngân hàng kiến
thiết Việt Nam. Khi đó, chi điểm 3 gồm 25 cán bộ phụ trách cấp phát vốn tại hai
huyện Gia Lâm và Đông Anh.
Đến năm 1981, Chi nhánh đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng khu vực 3 - thành phố Hà Nội, thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Năm 1990, Chi nhánh đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Gia Lâm - trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội (Chi nhánh cấp 2).
Tháng 08/2001, tách khỏi Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội và sáp nhập trở thành 1 Chi nhánh trực thuộc Sở Giao dịch 1 - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Ngày 15/10/2002, Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã có Quyết định số 80/QĐ - HĐQT về việc thành lập Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, trên cơ sở tách, nâng cấp Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Khu vực Gia Lâm - trực thuộc Sở giao dịch.
Từ ngày 02/05/2012 đến nay: Trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Hà Nội.
2.1.2.2. về tên gọi và trụ sở
Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Hà Nội.
Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: The Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam, North Hanoi Branch.
Trụ sở đặt tại: Số 137A đường Nguyễn Văn Cừ - Phường Ngọc Lâm - Quận Long Biên - Thành phố Hà Nội.
2.1.2.3. về địa vị pháp lý
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Hà Nội là đại diện pháp nhân của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, có con
dấu, có bảng tổng kết tài sản, hạch toán phụ thuộc trong hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
BIDV Bắc Hà Nội có chức năng, nhiệm vụ thực hiện hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan theo Luật các tổ chức tín dụng, theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, theo Quy chế tổ chức hoạt động của Chi nhánh và theo uỷ quyền của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
2.1.2.4. Cơ cấu tổ chức của BIDVBắc Hà Nội
Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các ngân hàng và với các tổ chức phi tài chính khác, cũng như nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, đòi hỏi mỗi ngân hàng, mỗi Chi nhánh đều phải không ngừng hoàn thiện mình. Do đó, từ khi đi vào hoạt động cho đến nay, BIDV Bắc Hà Nội đã không ngừng phát triển và hoàn thiện về hệ thống và cơ cấu tổ chức của mình.
Hiện nay mô hình tổ chức của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Hà Nội thể hiện qua Sơ đồ 2.1.
Chức năng chung của các Phòng:
C Đầu mối đề xuất, tham mưu, giúp việc Giám đốc Chi nhánh xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, các biện pháp, giải pháp triển khai nhiệm vụ thuộc chức năng nhiệm vụ được phân giao, các văn bản hướng dẫn, pháp chế
thuộc lĩnh vực nghiệp vụ được giao.
S Chủ động tổ chức triển khai nhiệm vụ được giao; trực tiếp thực hiện, xử lý, tác nghiệp các nghiệp vụ thuộc lĩnh vực được giao, theo đúng quy chế, thẩm quyền, quy trình nghiệp vụ, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh của toàn Chi nhánh.
S Chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính tuân thủ đúng đắn chính xác, trung thực đảm bảo an toàn, hiệu quả trong phạm vi nghiệp vụ của Phòng được giao, góp phần đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn Chi nhánh.
S Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị khác trong Chi nhánh theo quy trình nghiệp vụ; chịu trách nhiệm về những ý kiến tham gia theo chức chức năng, nhiệm vụ của Phòng về nghiệp vụ và các vấn đề chung của Chi nhánh.
S Tổ chức lưu trữ hồ sơ, quản lý thông tin (thu thập, xử lý, lưu trữ, phân tích, bảo mật, cung cấp...) tổng hợp và lập các báo cáo, thống kê trong phạm vi nhiệm vụ, nghiệp vụ của Phòng để phục vụ công tác quản trị điều hành của Chi nhánh Bắc Hà Nội, của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và theo yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước.
S Thường xuyên cải tiến phương pháp làm việc, đào tạo, rèn luyện cán bộ về phong cách giao dịch, kỹ năng nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đáp ứng yêu cầu phát triển. Giữ uy tín, tạo hình ảnh, ấn tượng tốt đẹp về Chi nhánh/ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Nghiên cứu, đề xuất nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin vào nghiệp vụ mà phòng được giao quản lý. Thường xuyên tự kiểm tra việc thực hiện nghiệp vụ được phân công.
S Xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh, tuân thủ nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể, tham gia phong trào thi đua, góp phần xây dựng Chi nhánh vững mạnh. Thực hiện tốt công tác đào tạo cán bộ của phòng để góp phần phát triển nguồn lực nhân lực của Chi nhánh.
Khôi quàn lý rú ro Khỏi Quaiihe khách _______IiaiIg_______
Khỏi tac nghi èp
Khỏi trực thuộc
Phong Giao dịch kha ch hang ca nhàn
Phong tai chính kê toan Phòng điện toán Phong tỏ chức Iianli chinh Phỏng kẻ hoạch tỏng hợp Phong Giao dịch Long Biẻn Phong Gia O dịch Bò Đẻ ' Phong Giao dịch Ngọc Làm Phong Giao dịch NgQC Thụy Quỹ tiẻt kiệm Nguyên
Hữu Huân Phong QHKH 1 Phong QHKH 2 Phong QHKH 3 Phong QHKH ca nhân Phòng Quàn lý rủi ro Phong Quản trị till ________dụng Phong Thanlitoan _______Quoc tẻ Phòng Quàn lý và dịch VU kho quỹ khách háng Doanli . UgliigI!---
Quỹ tièt kiệm Nguyên Du
Ban Giam đôc
Khỏi quàn Iy nội bò
2.2. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI
Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Hà Nội đặt trụ sở trên địa bàn Quận Long Biên - Huyện Gia Lâm. Ở đây có sự góp mặt hầu hết các ngân hàng thương mại quốc doanh và cổ phần lớn. Cụ thể: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam có 01 Chi nhánh; Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam có 03 Chi nhánh, 01 Phòng giao dịch, 05 Điểm giao dịch và 01 Quỹ tiết kiệm; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam có 04 Chi nhánh và 02 Điểm giao dịch; Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam có 02 Chi nhánh (gồm cả Chi nhánh Bắc Hà Nội), 07 Phòng giao dịch; Ngoài ra còn có mạng lưới hoạt động của hàng loạt các Ngân hàng Thương mại cổ phần như: ACB, Techcombank, VP Bank, MB, VIB Bank, Eximbank, Sài Gòn công thương, Đông Á,... Trong 3 năm 2010- 2012, một số Ngân hàng thương mại Cổ phần đã mở rộng hoạt động, thành lập thêm các Chi nhánh trên địa bàn Quận Long Biên như: Maritime Bank, PGBank, GPBank,... làm cho tình hình kinh doanh cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Hiểu được thách thức đó, Ban lãnh đạo Chi nhánh đã xác định được phương châm hoạt động của mình đó là tăng cường quảng bá thương hiệu BIDV Bắc Hà Nội tới mọi tầng lớp khách hàng; đẩy mạnh huy động vốn; nâng cao chất lượng tín dụng; đặt hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của Ngân hàng; đưa ra các chính sách lãi suất và phí luôn đảm