TÍNH TOÁN XÁC ĐỊNH GIÁ DỰ THẦU XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Một phần của tài liệu ĐỒ án KINH tế xây DỰNG đề tài xác ĐỊNH dự TOÁN PHẦN xây DỰNG và GIÁ dự THẦU xây lắp CÔNG TRÌNH TRỤ sở làm VIỆC sở tài CHÍNH NGHỆ AN (Trang 50 - 54)

II CHI PHÍ GIÁN TIẾP

TÍNH TOÁN XÁC ĐỊNH GIÁ DỰ THẦU XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Xác định giá dự thầu là một công việc phức tạp và quan trọng trong quá trình lập hồ sơ dự thầu. Phức tạp bởi vì khối lượng tính toán lớn và gồm nhiều chi phí và khoản mục khác nhau.

Thông thường các trường hợp thắng thầu là do giá dự thầu thấp - hợp lý. Để có được giá dự thầu mang tính cạnh tranh cao khi dự thầu đòi hỏi các nhà thầu phải có phương pháp lập giá dự thầu khoa học.

2.1. Trình tự và phương pháp xác định giá dự thầu xây dựng công trình

2.1.1. Trình tự lập giá dự thầu

- Chuẩn bị đầy đủ các căn cứ để lập giá dự thầu.

- Tính toán giá vật liệu bình quân đến hiện trường xây lắp, tính đơn giá nhân công, chi phí máy thi công sử dụng trong công trình.

- Lập biểu phân tích đơn giá dự thầu xây lắp. - Lập biểu tổng hợp giá dự thầu xây lắp. - Viết thuyết minh giá dự thầu.

2.1.2. Phương pháp xác định giá dự thầu phần xây dựng

Giá gói thầu phần xây dựng là toàn bộ chi phí cần thiết để thực hiện phần xây dựng các công tác, công việc, hạng mục, công trình phù hợp với phạm vi thực hiện của gói thầu. Nội dung dự toán gói thầu phần xây dựng gồm chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, chi phí khác có liên quan và chi phí dự phòng.

1) Chi phí trực tiếp được xác định trên cơ sở khối lượng cần thực hiện của gói thầu và đơn giá xây dựng, được quy định như sau:

a) Khối lượng cần thực hiện của gói thầu gồm khối lượng các công tác xây dựng đã được đo bóc, tính toán khi xác định chi phí xây dựng trong dự toán xây dựng công trình và các khối lượng cập nhật, bổ sung khác (nếu có) được xác định từ bản vẽ thiết kế, biện pháp thi công đối với những công trình, công tác riêng biệt phải lập thiết kế biện pháp thi công, các chỉ dẫn kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật liên quan của gói thầu.

b) Đơn giá xây dựng là toàn bộ chi phí cần thiết (gồm chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng) để thực hiện một đơn vị khối lượng công tác xây dựng tương ứng của khối lượng cần thực hiện của gói thầu. Đơn giá xây dựng được cập nhật trên cơ sở đơn giá trong dự toán xây dựng, phù hợp với mặt bằng giá thị trường khu vực xây dựng công trình, các chế độ chính sách của nhà nước có liên quan tại thời điểm xác định dự toán gói thầu, các chỉ dẫn kỹ thuật và yêu cầu kỹ thuật liên quan của gói thầu.

2) Chi phí gián tiếp được xác định căn cứ định mức chi phí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố hoặc ước tính chi phí hoặc bằng dự toán.

3) Chi phí khác có liên quan của gói thầu: Căn cứ điều kiện cụ thể của gói thầu, dự toán gói thầu thi công xây dựng được bổ sung một hoặc một số chi phí khác có liên quan để thực hiện các công việc thuộc phạm vi của gói thầu như: Chi phí di chuyển máy, thiết bị thi công đặc chủng đến và ra khỏi công trường; chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công; chi phí hoàn trả hạ tầng kỹ thuật do bị ảnh hưởng khi thi công xây dựng; chi phí kho bãi chứa vật liệu; chi phí xây dựng nhà bao che cho máy, nền móng máy, hệ thống cấp điện, khí nén, hệ thống cấp nước tại hiện trường; chi phí lắp đặt, tháo dỡ trạm trộn bê tông xi măng, trạm trộn bê tông nhựa, cần trục di chuyển trên ray, cần trục tháp, một số loại máy, thiết bị thi công xây dựng khác có tính chất tương tự và một số khoản mục chi phí khác có liên quan đến gói thầu.

4) Chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu thi công xây dựng được xác định theo tỷ lệ % của các chi phí đã xác định trong dự toán gói thầu và thời gian thực hiện gói thầu nhưng không vượt mức tỷ lệ phần trăm (%) chi phí dự phòng của dự toán xây dựng công trình đã được phê duyệt.

Giá dự thầu là một trong những yếu tố quan trọng để lựa chọn các nhà thầu trong quá trình đấu thầu. Giá dự thầu của nhà thầu là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến việc xét thầu và khả năng trúng thầu của nhà thầu. Hiện nay có 4 phương pháp cơ bản để lập giá dự thầu thi công xây lắp đối với đấu thầu trong nước.

(1) Phương pháp 1: Lập giá dự thầu dựa vào giá tổng hợp

Giá dự thầu được xác định theo công thức sau:

Gdt=∑

i=1

n

Qi×Đi

Trong đó:

Gdt - giá dự thầu.

Qi - khối lượng công tác thứ i do bên mời thầu cung cấp trên cơ sở tiên lượng được bóc tách từ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc bản vẽ thi công.

Đi - giá dự thầu tổng hợp cho công tác xây lắp thứ i do nhà thầu lập ra theo hướng dẫn chung về lập giá xây dựng trên cơ sở điều kiện cụ thể của mình và giá cả thị trường do tổ

(2) Phương pháp 2: Lập giá dự thầu dựa vào chi phí cơ sở và chi phí tính theo tỷ lệ

Các loại chi phí tạo thành giá dự thầu bao gồm 2 loại:

- Những khoản mục tính theo chi phí cụ thể như: khoản mục chi phí trực tiếp (T) được coi là chi phí cơ sở.

- Những khoản mục khó xác định cụ thể như: chi phí gián tiếp (GT), thu nhập chịu thuế tính trước TL (còn gọi là lãi dự kiến của nhà thầu)... được tính theo tỷ lệ phần trăm so với chi phí trực tiếp hoặc giá thành.

(3) Phương pháp 3: Lập giá dự thầu dựa theo phương pháp lập dự toán hay phương pháp dựa trên sự phân chia thành các khoản chi phí

Dựa vào tiên lượng mời thầu, các định mức, đơn giá và các biện pháp kỹ thuật công nghệ, tổ chức, chiến lược tranh thầu, nhà thầu sẽ tính ra các khoản mục chi phí tạo thành giá dự thầu giống như phương pháp lập dự toán thiết kế để xác định giá gói thầu thi công xây dựng.

(4) Phương pháp 4: Lập giá dự thầu bằng cách tính lùi dần

Phương pháp này xuất phát từ quy chế đấu thầu hiện hành: Giá trúng thầu nhỏ hơn hoặc bằng giá gói thầu. Từ giá gói thầu dự toán (Ggth) nhà thầu sẽ trừ lùi đi một tỷ lệ % nào đó nhằm mục đích trúng thầu sẽ được giá dự thầu (Gdth) theo công thức sau:

Gdth = Ggth - x%×Ggth

Tiến hành so sánh mức thu lợi nhuận tính toán (MTLTT) với mức thu lợi yêu cầu (MTLYC) đề ra, khi:

MTLTT ≥ MTLYC sẽ quyết định tham dự thầu. MTLTT < MTLYC sẽ quyết định từ chối dự thầu.

Trong 4 phương pháp trên, phương pháp lập giá dự thầu theo phương pháp lập giá dự toán (phương pháp 3) được sử dụng phổ biến hiện nay.

2.1.3. Lập đơn giá và giá dự thầu xây lắp

(1) Nội dung và công thức tính giá dự thầu

Giá dự thầu thi công xây dựng được xác định theo công thức sau: GGTXD = GXD + GKXD + GDPXD

Trong đó:

GGTXD - dự toán gói thầu thi công xây dựng;

GXD - chi phí xây dựng của dự toán gói thầu thi công xây dựng; G - chi phí khác có liên quan của gói thầu thi công xây dựng;

GDPXD - chi phí dự phòng của dự toán gói thầu thi công xây dựng.

a) Chi phí xây dựng của dự toán gói thầu thi công xây dựng được xác định cho công trình, hạng mục công trình, công trình phụ trợ (trừ lán trại), công trình tạm phục vụ thi công thuộc phạm vi gói thầu thi công xây dựng, gồm khối lượng các công tác xây dựng và đơn giá xây dựng của các công tác xây dựng tương ứng (gồm chi phí về vật liệu, nhân công, máy thi công, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng)

Phương pháp xác định chi phí xây dựng của dự toán gói thầu thi công xây dựng theo hướng dẫn tại Phụ lục số 2 của Thông tư số 11/2021/TT-BXD.

b) Chi phí khác có liên quan của gói thầu: Căn cứ điều kiện cụ thể của gói thầu, dự toán gói thầu thi công xây dựng được bổ sung một hoặc một số chi phí khác có liên quan để thực hiện các công việc thuộc phạm vi của gói thầu như: Chi phí di chuyển máy, thiết bị thi công đặc chủng đến và ra khỏi công trường; chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công; chi phí hoàn trả hạ tầng kỹ thuật do bị ảnh hưởng khi thi công xây dựng; chi phí kho bãi chứa vật liệu; chi phí xây dựng nhà bao che cho máy, nền móng máy, hệ thống cấp điện, khí nén, hệ thống cấp nước tại hiện trường; chi phí lắp đặt, tháo dỡ trạm trộn bê tông xi măng, trạm trộn bê tông nhựa, cần trục di chuyển trên ray, cần trục tháp, một số loại máy, thiết bị thi công xây dựng khác có tính chất tương tự và một số khoản mục chi phí khác có liên quan đến gói thầu.

c) GDPXD: chi phí dự phòng của dự toán gói thầu thi công xây dựng được xác định bằng 2 yếu tố: dự phòng chi phí cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh và dự phòng chi phí cho yếu tố trượt giá.

Phương pháp xác định các nội dung trong chi phí dự phòng của dự toán gói thầu thi công xây dựng theo hướng dẫn tại mục 2.2.3 dưới đây.

(2) Đơn giá dự thầu

Đơn giá dự thầu thuộc loại đơn giá công trình và thường là đơn giá chi tiết. Công thức tính đơn giá dự thầu tương tự các công thức tính đơn giá không đầy đủ, nhưng các cơ sở tính toán ban đầu cần lưu ý một số điều điều sau:

Về định mức dự toán: cơ bản phải áp dụng đúng quy định về định mức dự toán vật liệu đã ban hành của nhà nước, nhất là số lượng vật liệu sử dụng cho từng loại công tác xây lắp. Tuy nhiên về số lượng ngày công và ca máy sử dụng thì đơn vị nhận thầu có thể xác định mức tiêu hao khác (nhỏ hơn) phù hợp với điều kiện và biện pháp thi công của doanh nghiệp.

- Giá ca máy: có thể được tính theo loại máy cụ thể của đơn vị nhận thầu dự định sử dụng để thi công và với mức khấu hao riêng, chi phí lắp dựng vận chuyển tháo dỡ, bảo quản cũng trên cơ sở cách tính toán của doanh nghiệp bảo đảm chi phí.

- Khi hồ sơ dự thầu có yêu cầu sử dụng đơn giá tổng hợp: thì đơn giá dự thầu được tính theo công thức tính đơn giá tổng hợp. Khi đó tỷ lệ chi phí chung trong đơn giá được xác định riêng cho từng công trình tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất của từng loại công trình và chi phí cho bộ máy quản lý.

2.2. Tính toán chi phí dự thầu

2.2.1. Tính toán chi phí xây dựng của gói thầu

Một phần của tài liệu ĐỒ án KINH tế xây DỰNG đề tài xác ĐỊNH dự TOÁN PHẦN xây DỰNG và GIÁ dự THẦU xây lắp CÔNG TRÌNH TRỤ sở làm VIỆC sở tài CHÍNH NGHỆ AN (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)