0
Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Trong phần “trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” của BLDS, trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại phát sinh trong những trường hợp

Một phần của tài liệu BUỔI THẢO LUẬN THỨ SÁU BTTHNHĐ (PHẦN CHUNG) MÔN NGHĨA VỤ NGOÀI HỢP ĐỒNG (Trang 25 -27 )

trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại phát sinh trong những trường hợp nào?

Các căn cứ phát sinh trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại:

Thứ nhất, cùng gây ra thiệt hại.8

7

Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb.Hồng Đức-Hội luật gia Việt Nam 2018 (xuất bản lần thứ tư), Bản án số 48, 49 và 50, trang 349. luật gia Việt Nam 2018 (xuất bản lần thứ tư), Bản án số 48, 49 và 50, trang 349.

8

Lê Hà Huy Phát, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội luật gia Việt Nam 2021, Chương 5, tr.389-390. gia Việt Nam 2021, Chương 5, tr.389-390.

Theo Điều 587 BLDS 2015, vấn đề bồi thường thiệt hại liên đới chỉ đặt ra đối với trường hợp nhiều người cùng gây ra thiệt hại. Bên gây thiệt hại phải là nhiều người cùng gây thiệt hại. Như vậy, điều kiện “cùng gây thiệt hại” là là căn cứ để phân biệt giữa trách nhiệm bồi thường thiệt hại liên đới và trách nhiệm bồi thường thiệt hại riêng rẽ.

Thứ hai, hành vi của nhiều người cùng gây ra thiệt hại.

Những người cùng gây ra thiệt hại phải có sự thống nhất về hành vi. Tức là, phải tồn tại hành vi gây thiệt hại của nhiều người. Mỗi người có thể thực hiện một hoặc vài hành vi theo sự bàn bạc trước đó, nhưng phải có đầy đủ hành vi của nhiều người thì thiệt hại mới xảy ra. Trên thực tế, có những trường hợp những người gây ra thiệt hại cùng thống nhất ý chí với nhau về hành vi gây thiệt hại dù họ không thống nhất và cũng không mong muốn hậu quả xảy ra. Chẳng hạn, ba người khai thác đá đã cùng thống nhất ý chí để thực hiện hành vi lăn tảng đá mà họ khai thác được xuống chân núi nơi họ khai thác. Khi tảng đá lăn xuống vô tình khiến một người bị tử vong. Mặt khác, có trường hợp những người gây thiệt hại cùng thống nhất với nhau cả về việc thực hiện hành vi trái pháp luật, cả về hậu quả xảy ra. Ví dụ, nhiều người cùng bàn bạc và cùng nhau thực hiện hành vi cướp tài sản của một người khác. “Cùng gây thiệt hại” được hiểu là hành vi của những người gây thiệt hại đều là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại đã xảy ra, không phụ thuộc vào hành vi của từng người là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến thiệt hại.

Sự thống nhất về mặt hành vi của nhiều người cùng gây ra thiệt hại xét về mặt hình thức thì các hành vi gây thiệt hại của nhiều người được coi là thống nhất, là trường hợp các hành vi được thể hiện trên cơ sở khách quan và đã gây thiệt hại cho người khác. Ngoài ra, hành vi của nhiều người cùng gây thiệt hại không cần có yếu tố thống nhất về mặt ý chí, mà chỉ có sự thống nhất do cùng có hành vi gây thiệt hại gây ra.

Thứ ba, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của những người cùng gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra.

Hành vi gây thiệt hại của những người cùng gây thiệt hại có thể khác nhau về mức độ nhưng cùng đem lại hậu quả là gây thiệt hại cho người khác. Thiệt hại xảy ra chính là

kết quả trực tiếp, tất yếu từ những hành vi của những người gây thiệt hại. Xét trong mối quan hệ nhân quả này thì hành vi trái pháp luật của những người cùng gây thiệt hại đã gây ra một tổng thể thiệt hại cho người bị thiệt hại, do đó những người thực hiện hành vi này phải cùng nhau bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra cho người bị thiệt hại.

Tóm lại, “cùng gây thiệt hại” được hiểu là tổng hợp hành vi của nhiều người diễn ra dưới dạng khác nhau nhưng giữa chúng có mối liên kết, tương hỗ và cùng gây ra thiệt hại cho đối tượng bị thiệt hại. Do đó, một thiệt hại do nhiều người cùng gây ra thì họ phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại khi bên gây thiệt hại gồm có nhiều người và họ cùng gây thiệt hại.

Một phần của tài liệu BUỔI THẢO LUẬN THỨ SÁU BTTHNHĐ (PHẦN CHUNG) MÔN NGHĨA VỤ NGOÀI HỢP ĐỒNG (Trang 25 -27 )

×