0
Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÓ ĐỐI CHỨNG:

Một phần của tài liệu SKKN-DUNG14-15 (2) (Trang 27 -28 )

1. Kết quả về mặt nhận thức:

Đề tài này tôi đã thực hiện trong quá trình giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9. Qua hai năm thực hiện đề tài ở các lớp 9 , tôi thấy học sinh đã có những tiến bộ rõ rệt. Các em đã biết phân loại và định hướng phương pháp giải đối với từng dạng bài tự chọn lượng chất, đa số các em đều không còn lúng túng khi gặp phải các bài tập dạng này, từ đó từng bước tự tin, hăng say và yêu thích bộ môn hóa học hơn .

2. Kết quả cụ thể:

Sau khi thực hiện đề tài này, khi kiểm tra khảo sát của học sinh lớp 9 cũng như các em học sinh trong đội tuyển thi học sinh giỏi môn Hoá học trước và sau khi triển khai đề tài (năm học 2013- 2014 và năm học 2014 - 2015) tôi thu được kết quả như sau:

- Năm học 2013-2014: Khối

9

Tổng số HS

Giỏi Khá Trung bình Yếu

TS % TS % TS % TS % Trước 102 20 19,6 22 21,6 32 31,4 28 27,4 Sau 102 56 55 40 39,2 5 4,9 1 0,9 - Năm học 2014-2015: Khối 9 Tổng số HS

Giỏi Khá Trung bình Yếu

TS % TS % TS % TS %

Trước 106 22 20,7 24 22,6 40 37,7 20 19

Sau 106 60 56,6 42 39,6 4 3,8 0 0

Trong hai năm học tôi đã triển khai đề tài trong các tiết học lý thuyết, các giờ luyện tập, ngoại khoá đặc biệt là trong thời gian ôn thi học sinh giỏi. Tôi đã kết hợp giữa giảng lý thuyết với việc giải các bài tập minh hoạ, kết quả thu được rất khả quan. Sau một thời gian học tập các em không còn lúng túng khi giải các dạng bài tập này, thậm chí còn rất hứng thú với môn học. Các em càng thấy say mê và yêu thích Hoá học hơn, số lượng cũng như kết quả thi học sinh giỏi môn hóa học 9 trong hai năm học 2013-2014 và 2014-2015 đã có nhiều tiến bộ, đạt nhiều giải cao trong đợt thi của huyện .

Một phần của tài liệu SKKN-DUNG14-15 (2) (Trang 27 -28 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×