Quản lý phương tiện dạy học

Một phần của tài liệu vuthithuhuong (Trang 37 - 38)

7. Cấu trúc luận văn

1.4.2.6. Quản lý phương tiện dạy học

Quản lý CSVC, trang thiết bị dạy học bao gồm: Bảo đảm trang bị, phương tiện học tập, sách giáo khoa, tài liệu, thư viện, văn phòng phẩm, thời gian và các yếu tố khác, tạo không khí, môi trường thuận lợi cho cả quá trình dạy học của giáo viên và học tập của học sinh.

- Phải biết khai thác, huy động và sử dụng hợp lý, đúng nguyên tắc tài chính các nguồn kinh phí của nhà trường phục vụ cho các hoạt động giáo dục trong đó có hoạt động dạy học

- Có kế hoạch đầu tư, mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy và học, xây dựng cơ sở vật chất nhà trường để có môi trường sư phạm lành mạnh, đảm bảo “Trường ra trường, lớp ra lớp” tiến tới đạt “Trường chuẩn Quốc gia”.

- Cần trang bị đầy đủ, hiện đại và đồng bộ các trang thiết bị và phương tiện giảng dạy, học tập đáp ứng theo yêu cầu hiện đại hoá quy trình giảng dạy.

- Quản lý khai thác hệ thống các phòng học chức năng, thư viện, thiết bị. - Có cán bộ chuyên trách về quản lý về trang thiết bị phương tiện dạy học. - Có đủ hồ sơ và sổ sách quản lý: Sổ tài sản gốc, sổ xuất nhập, sổ theo dõi sử dụng, sổ theo dõi việc bảo dưỡng, sửa chữa...

- Thực hiện chế độ kiểm tra, kiểm kê định kỳ và đột xuất, đặc biệt khi có thay đổi tổ chức, biến động do chủ quan, khách quan.

- Hàng năm có kế hoạch xây dựng, cải tạo, sửa chữa, mua sắm bằng nhiều nguồn kinh phí.

Tăng cường quản lý các nguồn lực cơ sở vật chất - thiết bị của nhà trường nhằm thực hiện tốt đổi mới chương trình, coi thiết bị không phải chỉ là phương tiện minh họa, giảng giải của giáo viên mà chính là nguồn tri thức, phương tiện truyền tải thông tin, phương tiện tư duy. Cần đưa ra các qui định cụ thể về sử dụng CSVC, tổ chức hướng dẫn khai thác, sử dụng, kiểm tra giám sát.

Một phần của tài liệu vuthithuhuong (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w