Thị phần thẻ các ngân hàng tại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ min (Trang 76 - 81)

STT Ngân hàng Số lượng(thẻ) Thị phần (%)

1 Ngân hàngCông Thương 173,377 22.6 2 Ngân hàng Ngoại Thương 232,457 30.3 3 Ngân hàng BIDV 89,425 11.7 4 Ngân hàng NN & PTNT 82,121 10.7 5 Ngân hàngĐông Á 36,555 4.8 6 Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín 45,756 6.0 7 Ngân hàng Á Châu 17,985 2.3 8 Ngân hàngQuân đội 24,746 3.2 9 Các NHTM khác 65,141 8.5

TỔNG 767,563 100.0

(Nguồn: Tổ thẻ- NHCT Thừa Thiên Huế)

Sau nhiều năm hoạt động và phát triển, cơ cấu sản phẩm thẻ của NHCTVN được đánh giá là đầy đủ, đa dạng, phục vụ được cho tất cả các đối tượng khách nhau như từ công chức, lãnh đạo, doanh nhân, công nhân, phụ nữ hay sinh viên,…. Đây là một

điểm mạnh cho chi nhánh cũng như cả hệ thống trong việc phát triển các sản phẩm thẻ cho người tiêu dùng.

Bảng2.9: Tình hình hoạt động thẻ củaNHCT TT.Huế trong giai đoạn 2014-2016

Tiêu chí ĐVT Giá trị Tốc độ tăng trưởng (%) Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2016/ 2015 2015/ 2014 Tổng số lượng thẻ hiện hữu Thẻ 130,471 152,542 173,377 113.7 116.9

Thẻ ghi nợ nội địa

Số thẻ phát hành mới Thẻ 20,127 22,071 20,835 94.4 109.7 Số thẻ mới kích hoạt (kích

hoạt trong năm) Thẻ 18,982 19,733 19,202 97.3 104.0

Tỷ lệ kích hoạt thẻ ghi nợnội

địa % 94 89 96 107.4 94.8 Thẻ tín dụng Quốc tế Số thẻ phát hành mới Thẻ 1,014 1,228 1,646 134.0 121.1 Số thẻ mới kích hoạt Thẻ 524 669 1,134 169.5 127.7 Tỷ lệ kích hoạt TTD quốc tế % 52 54 69 126.5 105.4 Thẻ khách hàng ưu tiên Số thẻ tín dụng Premium banking active Thẻ 5 22 45 204.5 440.0 Số thẻ ghi nợ Premium banking active Thẻ 7 15 88 586.7 214.3 Thu phí sử dụng thẻ Tỷ đồng 5 6 7.05 113.9 119.1

Tổng sốPOS hiện hữu Máy 325 423 545 128.8 130.2

Số lượng POS mở mới Máy 62 98 122 124.5 158.1

(Nguồn: Tổ thẻ- NHCT Thừa Thiên Huế)

Sau nhiều năm hoạt động và phát triển, cơ cấu sản phẩm thẻ của NHCTVNđược đánh giá là đầy đủ, đa dạng,phục vụ được cho tất cả các đối tượng khách nhau như từ công chức, lãnh đạo, doanh nhân, công nhân, phụ nữ hay sinh viên,…. Đây là một điểmmạnh cho chi nhánh cũng như cả hệ thống trong việc phát triển các sản phẩm thẻ cho người tiêu dùng.

Với việc phát hành đa dạng các loại thẻ, NHCT Thừa Thiên Huế đã thu hút được ngày càng nhiều khách hàng sử dụng các tiện ích. Số lượng thẻ nội địa mở mới hằng năm tăng bình quân 20,000 thẻ, tỷ lệ kích hoạt sử dụng hằng năm đều trên 90%. Số lượng thẻ tín dụng tăng bình quân khoản 200 thẻ/năm, tỷ lệ kích hoạt đạt trên 50%.

Sự tăng trưởng mạnh nàylà do chi nhánh đã thực hiện ký kết hợp đồng hợp tác vớikhối Đại học Huế để thu học phí qua thẻ cho hơn 35,000 sinh viên các trường đại học trực thuộc Đại học Huế quản lý; Thực hiện dịch vụ thu ngân sách Nhà nước; Thực hiện dich vụ nộp thuế qua hệ thống điện tử; Triển khai dịch vụ thu tiền điện qua thẻ ATM đối với chi nhánh điện lực Thừa Thiên Huế (gồm các chi nhánh như Bắc Sông Hương, Nam Sông Hương, Hương Trà, Phú Lộc, Phong Điền, Phú Vang,…); Triển khai lắp đặt hàng loạt máy thanh toán thẻ tại siêu thịBig C, VNPT, FPT,…

Ngoài ra, trong năm 2016, mức phí thu từ hoạt động kinh doanh thẻ đạt hơn 7 tỷ đồng. Mức phí thu này mang lạitỷ trọng khá cao trong tổng lợi nhuận của chi nhánh.

Số lượng các máy ATM của NHCT được phân bổ khá nhiều, tập trung ở các trung tâm, trường đại học, khách sạn, các khu đường chính như Khu hành chính công thành phố Huế, các khối trường Đại học, khoa học ở Huế, khách sạn Mường Thanh, Saigon Morin,.. Số lượng POS cũng phát triển mạnh, hiện đang quản lý 545 máy và được lắp tại các trung tâm mua sắm, nhà hàng, mua hàng hóa như Bigc Huế, các trung tâm lữ hành, các tuyến đường có đông khách hàng người nước ngoài:Chu Văn An,Võ Thị Sáu, Bến Nghé, Hùng Vương, Nguyễn Tri Phương… Với tổng số 24 máy ATM và 2 Autobank, trả lương trên 20 nghìn cán bộ, công nhân viên với trên 253 đơn vị trên địa bàn, trung bình mỗi tháng chuyển lương cho các đơn vị qua thẻ là 80 tỷ đồng.

Có được sự phát triển mạnh và bền vững ở trên chính là do NHCT đã quan tâm, chú trọng phát triển các sản phẩm dịch vụ mới trên ATM, có chính sách theo dõi,đánh giá hiệu quả, có chính sách hỗ trợ phát triển các dịch vụ thanh toán trong bối cảnh các NHTM khác canh tranh gay gắt. Điều này làm NHCT Thừa Thiên Huế không những giữ đượcchân khách hàng hiện hữu mà còn thu hút thêm khách hàng mới rất cao.

2.3. Khảo sát đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tửcủa NHCTThừa Thiên Huế của NHCTThừa Thiên Huế

2.3.1.Quy trình khảo sát

Bước 1:Thiết kế bảng hỏigồm 2 phần như sau:

+ Phần I: Một số thông tin cá nhân và thông tin sử dụng dịch vụ

+ Phần II: Thu thập đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ NHĐT.

Sau khi dựa trên các cơ sở lý thuyết được giới thiệu ở chương 1 và thang đo đề xuất ở phần 1.2.6.2, nghiên cứu tiến hành phương pháp định tính phỏng vấn,tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực này. Cụ thể thang đo đã được gửi đến Ông Dương Tuấn Vinh (Phó giám đốc phụ trách dịch vụ bán lẻ), Bà Trần Thị Tịnh Lạc (Trường phòng phụ trách KHDN). Nghiên cứu này nhằm điều chỉnh, bổ sung thang đo sao cho phù hợp với tình hình thực tế khi cung cấp dịch vụ củangân hàng.

Bảng hỏi sau khi tham vấn vẫn được giữa nguyên 25 phát biểu trong đó có 22 phát biểu đo lường chất lượng dịch vụ theo mô hình SERVPERF và 3 phát biểu cuối cùng đo lường sự hài lòng của khách hàng.

Bước 2:Xác định số lượng mẫu cần thiết và thang điểm.

Theo các nghiên cứu của Hair và Ctg (1998) [26], để chọn kích thước mẫu phù hợp đối vớiphân tích nhân tố khám phá EFA,quy mô mẫu có số quan sát tối thiểu:

N > 5*x (x: là tổng số biến quan sát)

Theo Tabachnick và Fideel (1996) [35] để tiến hành phân tích hồi quy một cách tốt nhất thì quy mô mẫu có số quan sát tối thiểu được tính theo công thức:

N > 50+8m (m: là biến độclập)

Như vậy trong nghiên cứu này để phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả trên cũng như phù hợp với mô hình dự kiến vận dụng: mô hình SERVPERF (Cronin & Taylor, 1992) [23] gồm 5 nhân tố của chất lượng dịch vụ ứng với 25 quan sát thì quy mô mẫucó số quan sát được sử dụng là:

N > Max (5 x 25; 50 + 8x5) = (125, 90) = 125 quan sát.

Dự đoán quá trìnhđiều tra, khảo sát bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu sẽ có những bảng câu hỏi không hợp lệ. Vì vậy để dự phòng đảm bảo cho nghiên cứu, đề xuất lấy số lượng là 200 quan sát.

Thang điểm: Nghiên cứu sử dụng thang điểm Likert gồm 5 cấp độ từ 1 đến 5 tương ứng với “rất không đồng ý” đến “rất đồng ý” để tìm hiểu mức độ đánh giá của đối tượng được phỏng vấn.

Bước 3:Gửi phiếu điều tra cho khách hàng.

Tiến hành điều tra thử 20 khách hàng để kiểm tra mức độ rõ ràng và tính chính xác của các từ ngữ. Sau khi điều chỉnh, bảng hỏi được gửi đi phỏng vấn chính thức.

Bước 4:Liên hệ với khách hàng đểphỏng vấn và thu nhận kết quảtrảlời.

Trên cơ sở bảng hỏi đãđược hoàn chỉnh, tác giả thực hiện tiếp cận khách hàng để phỏng vấn và thu nhận kết quả trả lời theo cách thức: đi đến các điểm giao dịch hoặc các autobank của NHCT để phỏng vấn, quy tắc: cứ cách 3 khách hàng vào giao dịchtại quầy hay ATM thì xin phỏng vấn 1 người tại nhà gửi xe hoặc phòng giao dịch trong thời gian họ chờ đợi, lưu ý: chỉ phỏng vấn đối với những khách hàng đã/đang sử dụng các dịch vụ NHĐT của NHCT. Sau gần 2 tháng khảo sát, tổng số phiếu điều tra thu được là 200 phiếu.

Bước 5: Xử lý dữ liệuphỏng vấn thu đượcthông qua việc sử dụng công cụ phân tích SPSS.

2.3.2.Kết quả khảo sát

Trước khi phân tích dữ liệu, các thành phần chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử theo mô hình SERVPERFđược mã hóa theo nhưsau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ min (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)