0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (185 trang)

Các nhân tố đặc trưng của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP SIÊU NHỎ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 63 -68 )

Quy mô của NHTM

Quy mô của NHTM cũng có thể có ảnh hưởng tới hoạt động cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ của NHTM. Nhiều nghiên cứu cũng đã được thực hiện để đánh giá về tác động của quy mô ngân hàng đối với số tiền cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ. Ví dụ, có nhiều bài báo đã nghiên cứu hiệu quả của việc hợp nhất ngân hàng. Việc đánh giá hiệu quả của việc hợp nhất ngân hàng được thực hiện thông qua nghiên cứu vai trò của quy mô ngân hàng trong việc cung cấp các khoản vay cho các doanh nghiệp nhỏ. Các nhà kinh tế đã theo dõi hoạt động cho vay của các ngân hàng trước khi mua lại và sau đó để tìm hiểu quy mô của ngân hàng có tương quan như thế nào với việc cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ. Avery và Samolyk (2004); Berger và cộng sự (2004); Peek và Rosengren (1998); Sapienza (2002) đã kết luận rằng các ngân hàng lớn hơn ít có khả năng cung cấp các khoản vay cho doanh nghiệp nhỏ hơn là các ngân hàng có quy mô nhỏ. Lập luận chính cho điều này là các ngân hàng nhỏ có thể cho vay các doanh nghiệp nhỏ với chi phí thấp hơn các ngân hàng lớn. Nếu các ngân hàng lớn chịu chi phí cao hơn khi thực hiện các khoản vay cho khách hàng đã có sẵn quan hệ vay, thì các ngân hàng mới được hình thành từ việc sáp nhập hoặc mua lại sẽ cung cấp ít khoản vay cho doanh nghiệp nhỏ hơn sau khi hợp nhất. Phù hợp với dự đoán này, Berger và cộng sự (1998) nhận thấy rằng sau khi sáp nhập, ngân hàng mới tạo ra ít các khoản vay cho doanh nghiệp nhỏ hơn so với các ngân hàng độc lập trước khi sáp nhập. Theo Berger và cộng sự (1998), các ngân hàng nhỏ có lợi thế so sánh trong việc cho vay đối với các công ty nhỏ nhất, minh bạch thông tin nhất bằng cách sử dụng cho vay công nghệ chủ yếu dựa trên thông tin định tính 'mềm', trong khi các ngân hàng lớn có xu hướng chuyên cho vay đối với các công ty lớn hơn sử dụng công nghệ dựa trên thông tin định lượng 'cứng'. Những kết quả tương tự cũng được rút ra từ công trình của Degryse và cộng sự (2011) và Di Patti và Gobbi (2007). Trong khi công trình của Di Patti và Gobbi (2007) cho thấy mối quan hệ nghịch chiều giữa hoạt động sáp nhập của ngân hàng với việc cho vay những đối tượng khách hàng nhỏ thì nghiên cứu của Degryse và cộng sự (2011) đã cho thấy các mối quan hệ giữa NHTM và đối tượng khách hàng có các khoản vay nhỏ hình thành trước hoạt động sáp nhập bị chấm dứt khi hoạt động sáp nhập diễn ra. Vì phần lớn các doanh nghiệp nhỏđều có quan hệ

ngân hàng đã khiến cho các doanh nghiệp nhỏ không thể tìm được nguồn tài trợ vốn cho mình, dẫn tới tỷ lệ phá sản rất cao do họ không thể chuyển đổi sang ngân hàng khác. Trong khi đó, các doanh nghiệp lớn thường xây dựng cho mình mối quan hệ với nhiều ngân hàng, và vì vậy họ không chịu ảnh hưởng bởi các vụ sáp nhập ngân hàng. Nghiên cứu của McNulty và cộng sự (2013) cũng chỉ ra rằng cho vay doanh nghiệp nhỏ giảm xuống khi quy mô của NHTM tăng lên, đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra tốc độ tăng của các khoản vay dành cho doanh nghiệp nhỏ không theo kịp với tốc độ tăng của quy mô ngân hàng.

Tác động nghịch chiều của quy mô ngân hàng tới hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng được ủng hộ bởi nghiên cứu của Carter và cộng sự (2004) khi cho rằng các ngân hàng nhỏ có lợi thế về thông tin trong việc đánh giá tín dụng. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của Nakamura (1994) cũng hàm ý rằng các ngân hàng nhỏ có thể cho các doanh nghiệp nhỏ địa phương vay tốt nhất vì các ngân hàng nhỏ có khả năng giám sát chặt chẽ các doanh nghiệp này và cơ cấu tổ chức chặt chẽ cho phép họ sử dụng hiệu quả lợi thế thông tin có được. Tất cả những kết quả này phù hợp với nghiên cứu được trình bày bởi Petersen và Rajan (1995). Hai tác giả chỉ ra rằng sự bất cân xứng của thông tin khiến các ngân hàng cần xây dựng mối quan hệ với những người đi vay. Những mối quan hệ này làm tăng khả năng cung cấp tín dụng, đặc biệt là đối với những DN mới và gặp vấn đề về thông tin không cân xứng.

Tuy nhiên có những nghiên cứu chỉ ra tác động thuận chiều của quy mô ngân hàng tới xu hướng cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ của các NHTM. Berger và Black (2011) cho rằng các NHTM nhỏ có thể có lợi thế so sánh khi cho vay theo kỹ thuật cho vay dựa trên quan hệ. Tuy nhiên lợi thế này lại phát huy tốt nhất khi cho vay các doanh nghiệp lớn chứ không phải cho các doanh nghiệp nhỏ. Theo hai tác giả, các ngân hàng nhỏ có thể không vượt trội hơn trong việc cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ. Một nghiên cứu thực chứng tại Thổ Nhĩ Kỳ cũng bổ sung bằng chứng cho nghiên cứu này của Berger và Black (2011). Ongena và Şendeniz-Yüncü (2011) nhận thấy các công ty nhỏ dường như quan tâm đến việc giao dịch với các ngân hàng lớn hơn là ngân hàng nhỏ. Nguyên nhân của được tác giả dự đoán là do các nhân viên tín dụng ở các ngân hàng lớn thường có vai trò quyết định lớn tới quyết định cho vay hơn là tại các ngân hàng nhỏ. Do đó các mối quan hệ được xây dựng giữa các doanh nghiệp nhỏ với các nhân viên tín dụng tại các NHTM lớn này thường giúp họ nhận được các khoản vay hơn so với các NHTM nhỏ. Không giống các nghiên cứu khác, Berger và cộng sự (2007) khám phá tác động của cấu trúc quy mô thị trường (tức là thị phần của các ngân hàng có quy mô khác nhau trên thị trường địa phương) đối với việc

cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ. Phát hiện của nghiên cứu cho thấy rằng các ngân hàng lớn không gặp bất lợi trong việc cho vay các doanh nghiệp nhỏ hoặc các doanh nghiệp không rõ ràng về mặt thông tin, thay vào đó họ có thể có các công nghệ cho vay thay thếđể tiếp cận các doanh nghiệp nhỏ và có thông tin không rõ ràng.

Nợ xấu

Thông qua việc tổng quan các công trình nghiên cứu trước đây, tác giả nhận thấy ảnh hưởng của nhân tố nợ xấu tới hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ chưa được các nghiên cứu xem xét và đánh giá. Chủ yếu nhân tố nợ xấu được xem xét trong các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay nói chung của NHTM. Theo đó, sức khoẻ của một NHTM có thểđược đo lường bằng tỷ lệ nợ xấu của NHTM đó. Khi sức khoẻ của NHTM bị suy yếu, khả năng cho vay của NHTM có thể bị giảm sút so với giai đoạn NHTM có chỉ số an toàn tài chính vững vàng. Lập luận này đã được Fukuda và cộng sự (2006) nghiên cứu thông qua việc tìm hiểu những gì tác động đến tình trạng tài chính suy yếu của các ngân hàng ở Nhật Bản. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ an toàn vốn pháp định và tỷ lệ nợ xấu có tác động ngược chiều đến việc cho vay của NHTM. Amidu (2014) cho rằng tỷ lệ nợ xấu cao trên bảng cân đối kế toán ngân hàng sẽ không khuyến khích việc cung cấp tín dụng của ngân hàng, do đó nó gián tiếp làm giảm khối lượng cho vay của ngân hàng. Trong bối cảnh của Châu Âu, Tomak (2013) kết luận rằng các khoản nợ xấu có xu hướng ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực cho vay của các ngân hàng thương mại ở Thổ Nhĩ Kỳ. Các nghiên cứu về hoạt động cho vay DN nhỏ cũng xem xét tác động của nợ xấu tới hoạt động cho vay DN nhỏ. Kết quả nghiên cứu của Mkhaiber và Werner (2021); Peek và Rosengren (1998) cũng cho thấy tỷ lệ nợ xấu cao có ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động cho vay DN nhỏ do rất nhiều NHTM coi cho vay DN nhỏ là các hoạt động rủi ro. Vì vậy các NHTM sẽ ngần ngại hơn cho vay DN nhỏ vì đó có thể là một nguồn tạo ra nợ xấu.

Khả năng sinh lời của NHTM

Theo Peek và Rosengren (1998) khả năng sinh lời của NHTM sẽ làm tăng tỷ lệ cho vay DN nhỏ của các NHTM. Theo tác giả khả năng sinh lời được cải thiện có thể sẽ khuyến khích các NHTM tham gia vào các hoạt động cho vay rủi ro hơn như là cho vay các DNSN. Ngược lại Carter và McNulty (2005) lại cho rằng các NHTM có khả năng sinh lời cao ít động lực hơn để tham gia vào các hoạt động rủi ro. Nhận định này cũng nhận được sựđồng tình của Mkhaiber và Werner (2021).

Nguồn vốn quan trọng các NHTM có thể sử dụng để cho vay đến từ việc huy động các khoản tiền gửi của khách hàng (Mishkin, 2007). Như vậy, NHTM càng huy động được nhiều tiền gửi, NHTM càng có khả năng cho vay nhiều hơn. Tuy nhiên các NHTM không thể cho vay hết toàn bộ số tiền mà nó có thể huy động được mà họ chỉ có thể cho vay tỷ lệ nhất định vì họ sẽ phải giữ một phần dưới dạng dự trữ bắt buộc (theo yêu cầu của NHTW) và một phần để duy trì tính thanh khoản của NHTM (dự trữ vượt mức). Dự trữ của NHTM càng dồi dào thì khả năng thanh khoản của NHTM càng tốt, nhưng ngược lại sẽ làm giảm nguồn vốn có thể cho vay của các NHTM. Vì vậy mức độ thanh khoản có thể là một nhân tố tác động tới việc cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ của NHTM. Kết quả này cũng nhận được sựủng hộ bởi các công trình nghiên cứu của Abdul Karim và cộng sự (2011); Aisen và Franken (2010); Pilbeam (2018); Sarath và Phạm Văn Đại (2015). Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của (Sarath và Phạm Văn Đại, 2015) khi nghiên cứu về các nhân tốảnh hưởng tới hoạt động cho vay của các NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ thanh khoản cao sẽ có tác động nghịch chiều tới việc cho vay của NHTM. Tương tự, Pilbeam (2018) cho rằng các khoản cho vay của ngân hàng có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với thanh khoản của ngân hàng. Tác giả lập luận rằng hoạt động cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu của các NHTM và vì vậy các khoản tiền cho vay sẽ là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản mục bên tài sản trong bảng cân đối kế toán của NHTM. Các khoản tiền cho vay đem lại lợi nhuận chủ yếu cho NHTM nhưng đồng thời cũng làm tăng rủi ro đối với tính an toàn và ổn định của NHTM do đây là các khoản mục có tính thanh khoản rất thấp, trong khi đó lại có các rủi ro tín dụng đi cùng. Khi các khoản vay tăng lên, đồng nghĩa rằng các tài sản thanh khoản thấp tăng lên trong tổng tài sản của NHTM.

Tuy nhiên, một số công trình nghiên cứu lại cho kết quả trái ngược. Nghiên cứu thực chứng của Aisen và Franken (2010) về hoạt động tín dụng của các NHTM trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008 đã cho thấy những NHTM mà phải đối mặt với khả năng mất thanh khoản thì cũng mất khả năng gia tăng các khoản cho vay. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Abdul Karim và cộng sự (2011). Sử dụng số liệu các NHTM ở Malaysia từ năm 1913 đến năm 2008, tác giả đã cho thấy bằng chứng rằng thanh khoản của NHTM ảnh hưởng tới việc cung cấp các khoản vay của NHTM.

Nghiên cứu của Kashyap và Stein (2000) thực hiện tại Mỹ đã lưu ý rằng nếu chính sách tiền tệ thu hẹp làm giảm nguồn cung cho vay, thì nó sẽ giảm nhiều hơn tại các ngân hàng kém thanh khoản hơn. Các ngân hàng có tính thanh khoản cao hơn có thể bảo vệ danh mục cho vay của mình bằng cách rút bớt lượng tiền mặt và chứng

khoán dự trữ. Để minh họa cho lập luận này, nghiên cứu được thực hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ bởi Sengonul và Thorbecke (2005) cho thấy rằng chính sách tiền tệ thắt chặt đã làm giảm nguồn cung cho vay ngân hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ. Cả Kashyap và Stein (2000) ở Mỹ và Sengonul và Thorbecke (2005) ở Thổ Nhĩ Kỳđã sử dụng phương pháp tiếp cận hai bước Kashyap - Stein (K-S) để kiểm tra tác động của chính sách tiền tệ đối với nguồn cung cho vay trên các NHTM thanh khoản cao và NHTM kém thanh khoản hơn.

Huy động vốn của NHTM

Tương tự như đã phân tích ở trên, NHTM càng huy động được nhiều vốn thì khả năng cho vay của NHTM càng tốt hơn vì hoạt động cho vay chỉ có thể thực hiện được khi các NHTM có thể huy động được đủ số lượng vốn cần thiết từ các khách hàng của mình. Do các NHTM phụ thuộc chủ yếu vào các khoản tiền gửi, vì vậy huy động vốn từ tiền gửi và khả năng cho vay của NHTM có mối quan hệ với nhau: Khi lượng tiền gửi tăng lên, dư nợ cho vay của NHTM cũng tăng lên hay nói cách khách sự tăng lên của lượng tiền gửi của NHTM sẽ làm tăng khả năng cho vay của NHTM (Sharma và Gounder, 2012; Aiyar, 2012). Kết quả này nhận được sự ủng hộ của Jayaratne và Morgan (1997). Hai tác giả cho rằng hoạt động cho vay và lượng tiền gửi thay đổi cùng nhau qua thời gian vì sự tăng nhanh của lượng tiền gửi là dấu hiệu của việc tăng trưởng cầu tín dụng. Vì vậy khả năng huy động vốn của NHTM có thể là nhân tố có tác động thuận chiều tới việc cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ của NHTM. Nghiên cứu của McNulty và cộng sự (2013) cũng cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa hoạt động huy động vốn và hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ của các NHTM. Ngược lại, theo Trần Việt Dũng (2020), việc phụ thuộc nhiều hơn vào tiền gửi có thể khiến các ngân hàng bị giám sát chặt chẽ bởi những người gửi tiền, và vì vậy các ngân hàng dựa nhiều hơn vào tiền gửi có thể sẽ thận trọng hơn khi cho vay so với các ngân hàng khác và do đó giảm hoạt động cho vay DNSN là đối tượng cho vay nhiều rủi ro.

Mức độ chịu rủi ro của NHTM

Mức độ chịu đựng rủi ro của NHTM có thểảnh hưởng đến sự sẵn sàng cho vay cũng như khả năng cho vay của các NHTM. Mức độ chịu đựng rủi ro của NHTM được đo lường bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của NHTM hoặc hệ số CAR ([(Vốn cấp I + Vốn cấp II) / (Tài sản đã điều chỉnh rủi ro)] * 100%. Tỷ lệ này càng cao, khả năng chịu đựng rủi ro của các NHTM vì vốn chủ sở hữu của các NHTM có thểđược dùng như là tấm đệm phòng ngừa rủi ro giúp cho các NHTM tránh khỏi nguy cơ bị đổ vỡ (Mishkin, 2007). Các ngân hàng có nguồn vốn lớn hơn để chống lại rủi ro tín dụng nên có khả năng cung cấp tín dụng cho các khoản vay có rủi ro cao hơn.

khoản vay rủi ro cao. Bouvatier và Lepetit (2008); Constant và Ngomsi (2012) chỉ ra rằng các ngân hàng có vốn đầu tư kém bị hạn chế trong việc mở rộng tín dụng. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Alhassan và cộng sự (2013) khi cho rằng mức độ chịu đựng rủi ro của NHTM có tác động tỷ lệ thuận tới hoạt động cho vay của các NHTM. Ngược lại, kết quả nghiên cứu của Mkhaiber và Werner (2021) lại cho thấy mối quan hệ ngược chiều. Theo tác giả những NHTM có tỷ lệ VCSH cao sẽ ít sẵn lòng tham gia vào các hành vi rủi ro hơn so với các NHTM có tỷ lệ vốn nợ cao. Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra mối quan hệ giữa mức độ chịu rủi ro của NHTM với hoạt động cho vay DNSN của NHTM. Đây là một đối tượng được coi là chứa nhiều rủi ro cho NHTM, vì vậy mức độ chịu đựng rủi ro cao có thể là một nhân tố giúp cho NHTM sẵn sàng hơn trong việc cho vay loại hình DN này. Do đó, nghiên cứu đưa mức độ chịu rủi ro của NHTM để xem xét tác động của nó tới hoạt động cho vay DNSN của NHTM.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP SIÊU NHỎ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 63 -68 )

×