Từ kênh cho thuê tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của các doanh nghiệp niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 113 - 114)

Bên cạnh kênh tín dụng từ các ngân hàng, thị trường tài chính còn cung cấp một kênh vốn khá hiệu quả, đó là qua công ty cho thuê tài chính. Tuy nhiên, thị trường cho thuê tài chính hiện đang phát triên rất hạn chế.

Sau khi Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định thu hồi giấy phép hoạt động của Công ty cho thuê tài chính ANZ/V-TRAC 100% vốn nước ngoài do hoạt động kém hiệu quả vào năm 2013, hiện nay chỉ còn 3 công ty nước ngoài cùng với 8 thành viên trực thuộc Hiệp hội cho thuê tài chính hoạt động nhưng hiệu quả không cao (Đỗ Linh 2014). Nợ xấu là một vấn đề rất đáng chú ý. Theo nghiên cứu Định dạng hệ thống tổ chức tín dụng được Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia công bố năm 2012 cho thấy tỷ lệ nợ xấu (nợ dưới chuẩn, nghi ngờ hoặc hiện hữu khả năng mất vốn) của các đơn vị này, tính đến giữa năm 2011, lên tới 45.38% tổng dư nợ. Đến năm 2013, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM, cho biết tại TPHCM, tỷ lệ nợ xấu tại nhóm các công ty công ty cho thuê tài chính chiếm cao nhất là 44.2%, tiếp theo là nhóm các công ty tài chính, còn lại là nhóm ngân hàng thương mại và ngân hàng liên doanh.

Một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho hoạt động cho thuê tài chính là khó khăn trong huy động vốn. Công ty cho thuê tài chính chỉ được huy động vốn thông qua việc nhận tiền gửi có kỳ hạn từ 1 năm trở lên, trong khi việc huy động vốn dài hạn ngay cả ngân hàng cũng gặp khó nên nguồn vốn để các công ty này hoạt động còn rất hạn chế (Đỗ Linh 2014).

Mặt khác, quy định về hoạt động thuê tài sản lại chưa chặt chẽ, nên các công ty cho thuê tài chính đối mặt với rủi ro ở mức cao (Đỗ Linh 2014). Cụ thể, khi doanh nghiệp thuê máy móc thiết bị sử dụng hết thời hạn hợp đồng nhưng vẫn không chuyển giao lại cho đơn vị cho thuê hoặc trả lại tài sản thuê với tình trạng hư hỏng nặng, thậm

chí có trường hợp còn tẩu tán tài sản. Khi rơi vào trường hợp này, đơn vị cho thuê có thể khởi kiện nhưng quy trình khởi kiện, thi hành án rất dài, tốn kém chi phí, khiến nhiều công ty bị mất thanh khoản, chỉ còn hoạt động cầm chừng để thu hồi nợ (Đỗ Linh 2014).

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 39/2014/NĐ-CP về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính, trong đó có quy định các trường hợp chấm dứt trước hạn hợp đồng cho thuê như khi thuê không thanh toán tiền thuê hoặc vi phạm một trong các điều khoản, điều kiện: bên thuê bị tuyên bố phá sản, giải thể, tài sản cho thuê bị mất, hỏng không thể phục hồi sửa chữa (Đỗ Linh 2014).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của các doanh nghiệp niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 113 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)