Từ kênh tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của các doanh nghiệp niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 106 - 111)

Đến nay, hệ thống ngân hàng vẫn đóng vai trò quan trọng thị trường vốn (Nguyễn Thị Kim Thanh 2014). Thị trường cổ phiếu tuy đã được chú ý phát triển song song với tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, nhưng quy mô thị trường cổ phiếu vẫn nhỏ. Mức độ vốn hóa trên thị trường (của các công ty niêm yết) so với GDP đạt 39%/GDP vào năm 2010 nhưng lại giảm mạnh xuống còn 26% vào năm 2012 và có sự gia tăng lên mức 31% năm 2013. Hiện tại, ước tính vốn ngân hàng trong các doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn chiếm hơn 70% trong khi ở Malaysia chỉ là 4%, Philippines 27%, Thái Lan 40%, Indonesia 35% (Nguyễn Thị Kim Thanh 2014). Mặc dù là tín dụng ngân hàng là kênh cung cấp vốn chủ yếu cho doanh nghiệp nhưng hiện nay, các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn này:

- Chính sách thắt chặt tiền tề và lãi suất cho vay giai đoạn 2008 – 2013 ở mức cao.

Trong suốt một thời gian dài, từ năm 2000 đến 2007, kinh tế Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, theo hướng tích cực, năm sau cao hơn năm trước: GDP tăng bình quân 7.63%/năm (Tổng cục thống kê 2000 – 2013). Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, sự ổn định kinh tế vĩ mô được duy trì, cải cách thể chế kinh tế, từng bước hoàn thiện các cơ chế chính sách quản lý và hệ thống điều hành; cải cách và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính, tiền tệ; phát triển nguồn và chất lượng lao động, khoa học và công nghệ;… Tuy nhiên, sau giai đoạn này, đặc biệt là sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam đã chậm lại. Tăng trưởng kinh tế đã giảm sút từ mức trung bình là 7.3% trong giai đoạn 2000- 2007 xuống còn 5.7% trong giai đoạn 2008-2013 do tốc độ cải cách cơ cấu diễn ra chậm chạp và ảnh hưởng của bất ổn kinh tế toàn cầu (Tổng cục thống kê 2000 – 2013)

Hình 1. Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2000-2013

Nguồn: Số liệu của Tổng cục thống kê qua các năm

Hình 2. Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2008-2013

Nguồn: Số liệu của Tổng cục thống kê qua các năm

Năm 2008, cùng với chính sách tiền tệ nới lỏng và chính sách tài khóa mở rộng, thêm vào đó, giá đấu thầu, giá nguyên vật liệu trên thị trường thế giới tăng cao đã khiến tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam lên đến 19.90%/năm. Sau đó, dưới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tỷ lệ lạm phát và tốc tộ tăng GDP có xu hướng giảm trong năm 2009. Chính phủ đã triển khai gói kích thích, kinh tế trị giá 17,000 tỷ đồng (tương đương với 6% GDP) để chống lại sự suy giảm của nền kinh tế trong năm 2009. Tỷ lệ lạm phát năm 2010 cũng bắt đầu gia tăng từ 6.5% năm 2009 lên

6.80% 6.90% 7.08% 7.34% 7.79% 8.44% 8.23%8.46% 6.31% 5.32% 6.78% 5.89% 5.03%5.42% 0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 6.00% 7.00% 8.00% 9.00% 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 19.90% 6.50% 11.75% 18.13% 6.81% 6.04% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 2008 2009 2010 2011 2012 2013

11.75% năm 2010. Với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, năm 2011, Chính phủ đã phải đưa ra Nghị quyết 11 vào cuối tháng hai với các chính sách tiền tệ thắt chặt và chính sách tài khóa thu hẹp. Tuy nhiên, kết thúc năm 2011, lạm phát vẫn xác lập mức tăng 21.3%. Hai năm gần đây 2012 và 2013, với chính sách tiền tề và chính sách tài khóa linh hoạt, thận trọng đã phát huy tác dụng, làm cho tỷ lệ lạm phát ở mức thấp. Đây là thành công quan trọng của điều hành chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong việc kiềm chế lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô trong hai năm qua và là tiền đề cho sự ổn định kinh tế vĩ mô trong năm 2014.

Lãi suất giai đoạn 2008-2013 cũng trải qua nhiều biến động. Đặc biệt, giai đoạn 2008-2011, lãi suất ở mức rất cao, Ngân hàng Nhà nước Viêt Nam đã nhiều lần điều chỉnh lãi suất cơ bản nhằm thực hiện chính sách lãi thuất theo sát biến động của thị trường.

Hình 3. Thống kê lãi suất cơ bản 2008-2011

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Cùng với đó, là sự biến động mạnh mẽ của lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Lãi suất huy động dao động từ 14-16%, lãi suất cho vay từ 17-19% đối với lĩnh vực sản suất và từ 22-25% đối với lĩnh vực phi sản xuất (Lê Thị Diệu Huyền 2012).

Tuy nhiên, đến giai đoạn 2012-2013, mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm từ mức 20-25%/năm về bằng mức lãi suất trong giai đoạn 2005-2006. Về mặt bằng

0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 16.00%

chung, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên có từ 7% - 9%/năm; đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác từ 9 – 11.5%/năm (ngắn hạn) và 11.5% - 13%/năm (trung hạn và dài hạn); những doanh nghiệp có tài chính lành mạnh được vay với lãi suất từ 6.5% - 7%/năm (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2013). Nhờ đó, mức tăng trưởng tín dụng đã được cải thiện năm 2013.

Hình 4. Tốc độ tăng trưởng tín dụng 2007-2013

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Ngân hàng thiếu vốn trung dài hạn

Hình 5. Tỷ trọng cho vay trung, dài hạn trong tổng số dư cho vay khách hàng tại ba NHTM Nhà nước vào thời điểm cuối năm (2009 – 2013)

51.39% 30% 37.73% 27.65% 12% 9.81% 12.51% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Nguồn: Nguyễn Chí Đức và Lê Nguyễn Hoàng Sang (2014)

Nghiệp vụ cho vay của các ngân hàng thương mại là hoạt động thuộc thị trường tiền tệ, tài trợ cho các mục đích thương mại, có thời hạn không quá 12 tháng. Tuy nhiên, do thị trường vốn ở Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển nên các ngân hàng thương mại phải gánh thêm cả chức năng của thị trường này, tức thỏa mãn các nhu cầu về vốn trung, dài hạn cho các doanh nghiệp. Như vậy, ngân hàng thương mại chủ yếu phải dùng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Nếu ngân hàng thương mại sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn với một tỷ lệ không hợp lý sẽ gây ra sự mất cân đối cơ cấu tài chính do ngân hàng sử dụng nguồn vốn ngắn tài trợ cho tài sản dài hạn. Xuất phát từ tính chất hoạt động của ngân hàng thương mại và khía cạnh quản lý rủi ro, Ngân hàng Nhà nước đã quy định các giới hạn trong việc sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn (Hồ Diệu 2005). Chính vì vậy, các ngân hàng rất khó có thể đẩy mạnh vốn cho vay trung, dài hạn khi nguồn vốn hạn chế, bởi theo quy định hiện hành, các ngân hàng thương mại chỉ được sử dụng tỷ lệ 30% vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn.

- Nợ xấu tăng qua các năm.

Hình 6. Tỷ lệ nợ xấu của ngành ngân hàng qua các năm

Nguồn: Công ty TNHH KPMG, Khảo sát về Ngành Ngân hàng Việt Nam năm 2013,

Tỷ lệ nợ xấu được công bố chính thức có xu hướng tăng dần qua các năm kể từ năm 2009 và đạt mức 4.67% vào tháng 03 năm 2013. Do vậy, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng tăng đáng kể trong những năm gần đây. Trước tình hình này, ngân hàng một mặt phải tìm cách giải quyết vấn đề nợ xấu một mặt đề cao vai trò của quản lý rủi ro trong hoạt đông tín dụng. Do vậy, ngân hàng sẽ thận trọng hơn khi cho vay. Điều này cũng làm hạn chế khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của các doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp thiếu tài sản đảm bảo (Hương Dịu 2014)

Trong tình hình kinh tế nước ta hiện nay, môi trường pháp lý về chế độ kế toán, kiểm toán tài chính đang trong quá trình hoàn thiện, vì thế báo cáo tài chính, các thông tin của khách hàng cung cấp nhiều khi chưa đủ tin cậy theo đúng qui chế cho vay. Do vậy, trong bối cảnh hiện nay khi các căn cứ thẩm định món vay như năng lực tài chính, năng lực trả nợ, việc kiểm soát dòng tiền… chưa thật sự yên tâm đối với ngân hàng thì điều kiện tài sản bảo đảm là điều kiện cần thiết để bảo đảm an toàn. Nhưng các doanh nghiệp khi vay vốn các ngân hàng thương mại thường thiếu tài sản bảo đảm theo quy định. Do vậy, trong những tháng gần đây, nhằm góp phần tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp tiếp cận vốn vay, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản số 5342/NHNN/TTGSNH gửi các ngân hàng thương mại yêu cầu đẩy mạnh việc cho vay vốn ra thị trường, nhất là cho vay tín chấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của các doanh nghiệp niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 106 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)