Đánh giá năng lực của nhân viên theo từng cấp độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh biên hòa (Trang 95)

32 3h nghi pv c ai gũ cá

3.2.3.1. Đánh giá năng lực của nhân viên theo từng cấp độ

Trong chiến lược phát triển và đào tạo nhân lực cần đánh giá chính xác thực trạng của đội ngũ cán bộ công nhân viên, phân loại theo nhiều cấp độ khác nhau, theo từng trình độ và từng loại nghiệp vụ. Đánh giá năng lực của nhân viên được hiểu là: quá trình xem xét nhằm đánh giá một cách có hệ thống hiệu quả công việc và khả năng của nhân viên, bao gồm kết quả công việc, phương pháp làm việc, những phẩm chất và kỹ năng thực hiện công việc.

Hiện nay, tại Vietcombank nói chung và VCB Biên Hòa nói riêng chưa có cơ chế trả lương kinh doanh và trả thưởng hàng quý theo kết quả làm việc, điều này tạo ra tâm lý ỷ lại cho cán bộ và không tạo ra động lực làm việc, cán bộ làm việc nhiều cũng nhận lương như cán bộ làm việc ít. Phương pháp tính thưởng cho cán bộ còn mang tính hình thức và nặng tính chủ quan của lãnh đạo. Do đó cần phải thiết lập hệ thống đánh giá năng lực nhân viên thông qua kết quả kinh doanh mang lại cho chi nhánh, từ đó có cơ chế trả lương kinh doanh và thưởng hợp lý, kích thích cán bộ làm việc nhiệt tình và hiệu quả hơn nữa.

3.2.3.2. Bồi dƣỡng kiến thức và chuyên môn, đạo đức cho cán bộ tín dụng

Ngoài ra, Chi nhánh cần thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thông qua việc tham khảo các khóa học đào tạo nghiệp vụ phù hợp. Nội dung các khóa học bồi dưỡng chuyên môn cần chú trọng đến tính thực tiễn, sinh động nhằm tạo ra sự tích cực, chủ động trong việc tiếp thu. Ngoài ra kiến thức bồi dưỡng cần được mở rộng hơn, không chỉ gói gọn trong công tác chuyên môn về thẩm định tín dụng mà còn liên quan đến những kỹ năng hỗ trợ khác không kém phần quan trọng

trong quá trình tác nghiệp của cán bộ tín dụng như: kiến thức về pháp luật, khả năng giao tiếp ứng xử và đàm phán với khách hàng, khả năng nhận định, đánh giá khách hàng, tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp.

Bên cạnh đó, VCB Biên Hòa cũng cần tạo điều kiện cho nhân viên có thể phát huy được năng lực làm việc của mình. Muốn làm được điều đó, VCB Biên Hòa không chỉ chú ý đến vấn đề tiền lương, khen thưởng đãi ngộ, mà điều quan trọng là cần tạo cho nhân viên một môi trường làm việc tốt, tạo cho nhân viên quyền tự chủ trong những công việc được giao phó, có như thế mới phát huy được tinh thần làm việc và trách nhiệm đối với công việc. Đồng thời phải có chế độ thưởng phạt phân minh, cần thiết phải có hình thức xử phạt thích đáng những cá nhân để xảy ra rủi ro do yếu tố chủ quan làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và uy tín của ngân hàng.

3.2.4. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Trong quá trình phát triển của bất kỳ tổ chức kinh tế xã hội nào, bên cạnh mục tiêu chiến lược thì “An toàn, hiệu quả, bền vững” luôn là mục tiêu xuyên suốt quá trình vận động phát triển. Để đạt được mục tiêu này các cấp lãnh đạo quản lý sử dụng nhiều giải pháp khoa học và thực tiễn trong đó kiểm tra, giám sát, kiểm toán nội bộ là một trong những giải pháp không thể thiếu để quản trị điều hành tổ chức phát triển đúng định hướng.

Cần thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả vì hoạt động kinh doanh của NH chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn nhất là hoạt động tín dụng đối với các DNNVV. Nhiều tác động từ phía khách quan cũng như chủ quan, dẫn đến việc không tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước, của ngành và các quy trình của ngân hàng đề ra, làm thiệt hại rất lớn đến tài sản cũng như uy tín của các NHTM. Vì vậy, việc thực hiện quản lý và theo đó là thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ đầy đủ, hiệu quả và bộ phận kiểm toán nội bộ vững mạnh có vai trò, vị trí hết sức quan trọng. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ giúp ban lãnh đạo chi nhánh điều hành hoạt động của ngân hàng theo đúng hành lang pháp lý, tôn chỉ, mục đích và chiến

lược phát triển, góp phần cho hoạt động của ngân hàng an toàn hơn, hiệu quả hơn. Thông qua kiểm tra giám sát, ban lãnh đạo đánh giá khách quan kết quả đạt được của hệ thống, chấn chỉnh xử lý những tồn tại hạn chế và nắm bắt khó khăn vướng mắc từ thực tế phát sinh ở cơ sở để nghiên cứu sửa đổi, tạo điều kiện tốt hơn cho các DNNVV tiếp cận vốn vay ngân hàng, phát huy hiệu quả sử dụng vốn theo đúng mục tiêu chương trình tín dụng đặt ra đồng thời chất lượng tín dụng đối với DNNVV nâng cao, giảm thiểu rủi ro tín dụng đối với DNNVV ở mức thấp nhất.

Đối với công tác kiểm soát nội bộ: Bộ phận kiểm tra giám sát tuân thủ tại chi nhánh cần nâng cao nhận thức về mục đích, vai trò, nguyên tắc kiểm soát nội bộ; căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, thường xuyên rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình nghiệp vụ liên quan đến hoạt động tiền tệ và ngân hàng để bổ sung.

3.2.5. X lý nợ xấu

Hiện nay, theo quy định xử lý nợ tại Vietcombank thì việc xử lý nợ cũng do cán bộ tín dụng đảm nhận song song với việc phát triển khách hàng mới, như vậy là quá tải đối với cán bộ tín dụng do việc xử lý nợ, đặc biệt là các khoản nợ phải đưa ra Tòa án. Do đó cần thiết phải thành lập bộ phận chuyên trách xử lý nợ xấu phối hợp với cán bộ tín dụng trong công tác thu hồi nợ xấu. Bên cạnh đó cũng cần có cơ chế phạt các cán bộ tín dụng gây ra nợ xấu (mức độ phạt tùy theo nguyên nhân phát sinh từ chủ quan hay khách quan), giao chỉ tiêu thu hồi nợ xấu cụ thể lấy đó làm căn cứ để bình xét và trả lương kinh doanh cũng như tiền thưởng cuối năm, có như vậy mới tạo ra động lực để các cán bộ tín dụng khác làm việc nghiêm túc và quản lý khách hàng chặt chẽ hơn.

3.3. IẾN NGHỊ

3.3.1. iến nghị với Chính Phủ

3.3.1.1. huyến khích các tổ chức tài chính, DNNN hỗ trợ, hợp tác phát triển với DNNVV

Để có thể hỗ trợ các DNNVV tiếp cận nguồn tài chính chính thức, một số dự án nước ngoài đã cung ứng nguồn tín dụng cho các DNNVV thông qua hệ thống NHTM như Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Châu Á (ADB) là hai nhà tài trợ hoạt động tích cực trong lĩnh vực này. Với dự án "Tài trợ cho DN ở vùng nông thôn" của ADB, dự án "Tài trợ cho DN ở vùng nông thôn giai đoạn I, II" của WB. Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JIBIC) với dự án "Tài trợ cho DNNVV" và Ngân hàng Tái thiết Đức với hai dự án "Tái hoà nhập kinh tế của người hồi hương" và dự án "Chương trình tín dụng và tiết kiệm nông thôn" cũng đã tiến hành cung ứng các khoản vay cho DNNVV cùng với các hỗ trợ kỹ thuật nhằm cải thiện hoạt động cho vay đối với các DNNVV. Quỹ DN Mê Kông cũng được nhiều tổ chức đồng tài trợ để đầu tư vào các DNNVV thuộc khu vực tư nhân thông qua Quỹ Hỗ trợ phát triển và một số NHTM.

Chính phủ cần kêu gọi các tổ chức tài chính trên thế giới hỗ trợ nhiều hơn cho các DNNVV, xúc tiến thực hiện nhiều hơn các dự án hợp tác “Phát triển Cụm DNNVV” giữa nguồn tài trợ của chính phủ các nước với các DNNVV trong các lĩnh vực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh. Thông qua hỗ trợ kỹ thuật chuyên môn từ các chuyên gia quốc tế và kết nối kinh doanh với các DN nước đó, nhờ đó hiệu quả kinh doanh của các DNNVV ngày càng được nâng cao hơn.

3.3.1.2. Giám sát chặt chẽ hơn hoạt động của các DNNVV

Bộ tài chính cũng như các cơ quan quản lý tại các tỉnh thành, địa phương cần tổ chức thực hiện tốt việc kiểm tra, buộc các DN phải hạch toán theo đúng quy định của Bộ, đảm bảo tính xác thực của các báo cáo tài chính. Đây là cơ sở tốt cho ngân hàng có thể mạnh dạn hơn trong việc tài trợ cho các DNNVV. Bên cạnh đó, những

phải bị xử phạt một cách nghiêm túc.

3.3.1.3. Hƣớng dẫn áp dụng thống nhất các quy định về giao dịch bảo đảm

Trong thời gian gần đây, tại một số tòa án nhân dân các cấp có thẩm quyền khi giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng tín dụng đã tuyên vô hiệu hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đât của bên thứ ba với lý do: Nội dung của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của bên thứ ba không phải là biện pháp thế chấp mà chỉ là biện pháp bảo lãnh vay vốn ngân hàng.

Việc Tòa án ra quyết định Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của bên thứ ba giữa bên thế chấp và bên nhận thế chấp vô hiệu là không phù hợp với những quy định tại các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và các Thông tư liên tịch của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và môi trường hướng dẫn về giao dịch bảo đảm. Cụ thể là những căn cứ điển hình sau đây:

- Khoản 4 Điều 72 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm: "Việc bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định tại Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, quy định tại khoản 5 Điều 32, khoản 4 Điều 33, khoản 4 Điều 34, khoản 4 Điều 35 và khoản 1 Điều 36 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng và các văn bản hướng dẫn thi hành được chuyển thành việc thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng của người thứ ba";

- Khoản 1 Điều 31 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất có quy định: "Bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai được hiểu là thế chấp bằng quyền sử dụng đất cho người thứ ba vay vốn theo quy định của Bộ luật Dân sự (sau đây gọi chung là thế chấp bằng quyền sử dụng đất)";

ngày 13/6/2006 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và môi trường hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất quy định: "Thông tư này hướng dẫn việc công chứng của Phòng Công chứng và chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với các hợp đồng, văn bản sau đây: a) Hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thuê, thuê lại quyền sử dụng đất; Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của người thứ ba mà Luật Đất đai gọi là bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất (gọi là hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất)";

Như vậy, quy định tại Nghị định của Chính Phủ và các Thông tư liên tịch của Bộ Tư Pháp, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường được dẫn chiếu nêu trên đã quy định rõ hợp đồng bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất của Bên thứ ba được chuyển thành hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của Bên thứ ba. Việc ký kết hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của Bên thứ ba giữa bên thế chấp và bên nhận thế chấp là hoàn toàn có cơ sở pháp lý và phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Do đó để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các TCTD cũng như các bên tham gia giao dịch bảo đảm thì cần phải có hướng dẫn áp dụng thống nhất cho Tòa án nhân dân các cấp xét xử đối với trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất của Bên thứ ba.

3.3.1.4. Xây dựng cơ chế cung cấp thông tin giao dịch bảo đảm

Hiện nay các loại tài sản bảo đảm trong cho vay tương đối đa dạng, Ngân hàng thường gặp khó khăn trong vấn đề xác định tình trạng của các tài sản bảo đảm đã được thế chấp tại TCTD khác hay chưa, hoặc trường hợp giả mạo giấy tờ tài sản. Do đó cần xây dựng Hệ thống dữ liệu quốc gia về giao dịch bảo đảm, việc tìm hiểu thông tin về giao dịch bảo đảm bằng tất cả các loại tài sản sẽ được thực hiện tập trung và thống nhất.

3.3.1.5. Vấn đề x lý tài sản bảo đảm

Việc định giá tài sản bảo đảm khi xử lý đã được quy định trong Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 và Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính Phủ. Theo đó, giá bán tài sản khi xử lý phải được sự đồng

thuận của hai bên. Tuy nhiên, nếu đứng ở góc độ quyền xử lý tài sản bảo đảm thì việc xử lý tài sản bảo đảm là quyền của bên nhận thế chấp phát sinh trên cơ sở thỏa thuận về các trường hợp dẫn đến việc xử lý tài sản trong hợp đồng bảo đảm đã được giao kết hợp pháp. Trong thực tế thì bên thế chấp không hợp tác, không thống nhất giá bán tài sản với Ngân hàng, kể cả khi Ngân hàng thuê một tổ chức độc lập định giá tài sản.

Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính Phủ có quy định việc dùng Hợp đồng thế chấp, hợp đồng đấu giá tài sản thế chấp để thay thế Hợp đồng chuyển nhượng khi thực hiện các thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng. Tuy nhiên, khi phát sinh việc xử lý tài sản thì bên thế chấp không bàn giao tài sản thế chấp để xử lý. Trong những trường hợp tranh chấp như vậy thì buộc phải khởi kiện ra Tòa theo thủ tục tố tụng dân sự vốn rất mất thời gian, thủ tục rườm rà.

Để kịp thời tháo gỡ khó khăn trong thực tiễn, Bộ Tư Pháp, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần khẩn trương xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn cụ thể vấn đề xử lý tài sản bảo đảm.

3.3.2. iến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc

3.3.2.1 Hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC)

Thông tin tín dụng đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với các NHTM. Tuy nhiên hiện nay hoạt động của trung tâm CIC chưa phát huy hết hiệu quả. Các NHTM thường dựa chủ yếu vào hệ thống thông tin do mình tự thiết lập. Do đó, thông tin thường ít và không bao quát.

Do đó NHNN nên hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng (CIC) theo hướng cung cấp thông tin ngày một đa dạng hơn, đặc biệt là các thông tin phi tài chính như: năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo, chuyên môn của đội ngũ nhân viên, tình hình kỹ thuật công nghệ của DNNVV… là những thông tin rất cần thiết cho ngân hàng trong việc đánh giá, thẩm định khách hàng vay vốn.

Để có được thông tin phi tài chính có chất lượng, NHNN cần xây dựng, ban hành các quy định, quy trình, thông tư phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí, cơ quan thuế, các tổ chức quốc tế, cơ quan kiểm toán, các DNNVV và NHTM. Có như vậy, CIC mới cung cấp được những thông tin tín dụng chính xác, phong phú, đa dạng cho các tổ chức thành viên.

Ngoài ra, với các nguồn thông tin thu thập từ chính các NHTM, NHNN cần đặc biệt đưa ra các quy định chặt chẽ để buộc các NHTM phải cung cấp kịp thời, chính xác các thông tin quan trọng có liên quan đến khách hàng như tình hình dư nợ, tình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh biên hòa (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)