Về cơ chế và quy định cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh biên hòa (Trang 103)

32 3h nghi pv c ai gũ cá

3.3.3.3. Về cơ chế và quy định cho vay

- Cho vay trả nợ các TCTD khác:

việc tìm kiếm và tiếp thị khách hàng còn gặp nhiều khó khăn, do đó cần xây dựng quy định cho vay tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp.

- Cho vay đầu tư dự án đối với doanh nghiệp mới thành lập:

Chính sách tín dụng hiện tại của Vietcombank đối với doanh nghiệp mới thành lập: được đánh giá có độ rủi ro cao nên phải có bảo đảm toàn bộ và tài sản bảo đảm không phải là tài sản hình thành từ vốn vay. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể nhận tài sản bảo đảm là tài sản hình thành từ vốn vay nếu doanh nghiệp mới thành lập đáp ứng được các điều kiện: Là công ty con của công ty mẹ có quy mô lớn, uy tín, xếp hạng tín dụng tốt; Công ty mẹ cam kết không thoái vốn tại công ty con xuống tỷ lệ dưới 50% trong thời gian trả nợ nếu không được Vietcombank đồng ý; Công ty mẹ bảo lãnh suốt thời gian trả nợ.

- Giải ngân bằng tiền mặt bù đắp vốn lưu động:

Vietcombank đã có văn bản hướng dẫn việc giải ngân theo tinh thần Thông tư 09/2012/NHNN ngày 10/04/2012 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, “quy định về việc sử dụng phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng”, theo đó việc giải ngân bằng tiền mặt chỉ áp dụng đối với trường hợp bên thụ hưởng không có tài khoản thanh toán tại ngân hàng, số tiền thanh toán dưới một trăm triệu đồng, hoặc bù đắp phần vốn tự có, nguồn tài chính đối với dự án đầu tư. Riêng với bù đắp vốn lưu động của phương án sản xuất kinh doanh thì không được áp dụng giải ngân bằng tiền mặt. Điều này trong một số trường hợp gây khó khăn cho khách hàng và cạnh tranh với các TCTD khác (ví dụ như Agribank). Đề xuất cho vay bù đắp vốn lưu động với thời hạn cho vay bằng thời gian luân chuyển vốn lưu động trừ đi thời gian từ ngày thanh toán hóa đơn (hàng hóa) đến ngày vay.

3.3.4 iến nghị với DNNVV

3.3.4.1 Đảm bảo tình hình tài chính minh bạch, rõ ràng

bạch, nên nhiều ngân hàng không duyệt cho vay vốn. Vì vậy, các DNNVV cần phải đầu tư cho công tác đào tạo đội ngũ chuyên gia có kiến thức về tài chính, kế toán, có khả năng làm các dự án vay, và phải minh bạch về thông tin tài chính khi trình dự án vay vốn.

3.3.4.2 Tăng cƣờng các mối quan hệ xã hội và mức độ tin cậy của tổ chức tín dụng

Để có thể tiếp cận tốt hơn với tổ chức tín dụng thì các DNNVV cũng cần phát triển mạnh hơn mối quan hệ giữa cộng đồng các DN qua các Hiệp hội, các ngân hàng. Thông qua việc tham gia các buổi hội thảo hay trao đổi chuyên đề trong cộng đồng DN, các DNNVV có thể trao đổi, chia sẻ thông tin với nhau, tìm hiểu rõ hơn về các hình thức tín dụng và khả năng thích ứng của mỗi DNNVV với từng hình thức. Để giải quyết vấn đề thông tin, các DNNVV phải có kế hoạch tiếp cận các nguồn thông tin khác nhau phục vụ cho sản xuất kinh doanh của DN của mình. Tham gia hiệp hội ngành nghề cũng là một biện pháp tốt để thu thập, chia sẻ thông tin, qua đó có thể giúp giải quyết phần nào những khó khăn của DN.

3.3.4.3 Nâng cao hiệu quả quản lý và s dụng vốn vay

Bản thân các DNNVV cần phải nâng cao hiệu quản lý và sử dụng vốn vay và trả nợ ngân hàng đúng hạn để tạo lòng tin và uy tín đối với ngân hàng. Các DNNVV cần chú trọng trong khâu quản lý, cải tiến công nghệ sản xuất để nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm, có sức cạnh tranh cao và tiêu thụ tốt. Ngoài ra, các DNNVV phải kiểm soát rủi ro tài chính trên có sở cân đối hợp lý nguồn vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất kinh doanh và vốn vay ngân hàng. Coi vốn vay ngân hàng là nguồn vốn bổ sung, cần thiết thực hiện dự án, phương án sản xuất kinh doanh để đạt được hiệu quả tốt nhất.

ẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trên cơ sở lý luận của chương 1 và khoa học thực tiễn của chương 2, chương 3 của luận văn đã đưa ra hệ thống các giải pháp và kiến nghị như sau:

Thứ nhất, giải pháp đối với VCB Biên Hòa bao gồm: Chất lượng thẩm định phương án vay vốn, tư vấn cho DNNVV; chất lượng thôn tin tín dụng; trình độ cán bộ và công tác kiểm tra , kiểm soát nội bộ.

Thứ hai, kiến nghị đối với với Chính phủ về việc tăng cường hỗ trợ và giám sát DNVVV; hoàn thiện môi trường pháp lý còn nhiều chồng chéo và bất cập trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng. Đối với NHNN, hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng và kiểm tra giám sát hệ thống ngân hàng. Đối với Vietcombank, cần điều chỉnh các chính sách về lãi suất, cơ chế cho vay và sản phẩm tín dụng phù hợp với tình hình thị trường vốn nhiều biến động. Đối với doanh nghiệp, cần đảm bảo minh bạch về tài chính và nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn.

Hệ thống các giải pháp trên nhằm hướng đến mục tiêu mà đề tài đặt ra là nâng cao chất lượng tín dụng tại VCB Biên Hòa.

ẾT LUẬN

Các DNNVV đã được thừa nhận là đóng vai trò đặc biệt quan trọng vì nhiều lý do: tạo ra một khối lượng lớn hàng hoá và dịch vụ cho nền kinh tế; tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, góp phần tập trung vốn của xã hội, thu hút lao động, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là khu vực nông nghiệp, nông thôn. Ở Việt Nam hiện nay, số lượng DNNVV chiếm 90% tổng số DN của nền kinh tế, đóng góp hơn 40% GDP cả nước, sử dụng tới 51% lao động xã hội. Có thể nói, trong thời gian qua quan hệ tín dụng giữa DNNVV với các NHTM nói chung và VCB Biên Hòa nói riêng có những bước phát triển. Tuy nhiên, tại VCB Biên Hòa, tỷ trọng dư nợ của DNNVV so với tổng dư nợ chưa cao, việc hỗ trợ vốn tín dụng cho DNNVV vẫn còn một số hạn chế nhất định, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến các đối tượng khách hàng DNNVV và khả năng tiếp cận khách hàng mới tại chi nhánh. Chính vì lý do đó, đề tài của tác giả đã đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế và tồn tại từ phía doanh nghiệp và ngân hàng, nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của DNNVV tại VCB Biên Hòa.

Trên cơ sở tập hợp các lý luận cơ bản kết hợp với phân tích số liệu thực tế, luận văn đã hoàn thành các nội dung sau:

Thứ nhất, nghiên cứu những lý luận cơ bản về DN và DNNVV như: Khái niệm, phân loại, đặc điểm và vai trò trong nền kinh tế.

Thứ hai, nghiên cứu những lý luận chung về tín dụng, tín dụng ngân hàng, vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNNVV và chất lượng tín dụng ngân hàng. Thứ ba, nghiên cứu tình hình hoạt động của DNNVV trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, từ đó cho thấy được thực trạng phát triển về số lượng, quy mô nguồn vốn, cơ cấu theo ngành tại tỉnh Đồng Nai qua các năm.

Thứ tư, nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng đối với DNNVV tại VCB Biên Hòa như hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay, tình hình nợ xấu và lợi nhuận từ cho vay DNNVV. Đồng thời đánh giá chất lượng tín

dụng của VCB Biên Hòa đối với DNNVV. Từ những phân tích số liệu và tình hình thực tế rút ra những mặt đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong cấp tín dụng đối với DNNVV để làm cơ sở đề xuất các giải pháp và kiến nghị.

Thứ năm, hệ thống hóa các định hướng phát triển của VCB Biên Hòa trong thời gian tới, từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị:

- Đối với VCB Biên Hòa, có thể vận dụng các giải pháp về thẩm định phương án vay vốn, nguồn thông tin tín dụng, nâng cao trình độ cán bộ và xử lý nợ xấu vào thực tiễn để phát triển đối tượng khách hàng DNNVV và đảm bảo an toàn trong hoạt động cấp tín dụng cho DNNVV.

- Các kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước và Vietcombank nhằm giúp hỗ trợ các DNNVV, đồng thời tháo gỡ những vướng mắc trong quan hệ tín dụng với ngân hàng.

Trên cơ sở những giải pháp có thế áp dụng trong thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng và phát triển tín dụng với đối tượng khách hàng DNNVV của VCB Biên Hòa. Các giải pháp và kiến nghị đưa ra có cơ sở lý luận và thực tế nên có tính ứng dụng cao. Tác giả mong rằng luận văn sẽ đóng góp một phần nhỏ trong việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại VCB Biên Hòa.

Với sự nổ lực, cố gắng của bản thân, cùng với sự hướng dẫn tận tình của NGND.GVCC.TS Nguyễn Văn Hà, các thầy cô giáo của Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, Ban lãnh đạo VCB Biên Hòa và các anh chị em đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn thành luận văn này. Song, luận văn cũng không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía Hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ, các độc giả để luận văn được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM HẢO TIẾNG VIỆT

Tác giá:

1. Ths. Bùi Diệu Anh – TS. Hồ Diệu – TS. Lê Thị Hiệp Thương (2009), “Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng”, NXB Phương Đông.

2. TS. Hồ Diệu (2001), “Tín dụng ngân hàng”, NXB Thống Kê.

3. TS. Lê Thị Tuyết Hoa (Chủ biên), ThS. Lê Thị Mận, ThS. Lê Văn Hải, ThS. Nguyễn Văn Nghiện (2007), Tiền tệ - Ngân hàng, NXB Thống Kê.

4. TS. Nguyễn Minh Kiều (2007), “Nghiệp vụ Ngân Hàng Hiện Đại”, NXB Thống Kê.

5. Hoàng Minh (2007), “Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Tạp chí ngân hàng, số 13, tháng 07 năm 2007, 21-26.

6. PGS.TS. Lê Văn Tề (2006), “Nghiệp vụ Tín dụng và thanh toán quốc tế”, NXB Thống Kê.

7. TS Trương Quang Thông (2010), “Tài trợ tín dụng cho DNNVV”, NXB Tài Chính.

Tài liệu:

8. Chính phủ, Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001- về việc trợ giúp phát triển DNNVV,2001.

9. Chính phủ,Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 - về giao dịch bảo đảm,2006.

10. Chính phủ, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 - Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai,2007.

11. Chính phủ, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 - Về việc trợ giúp phát triển DNNVV, thay thế nghị định số 90/2001/NĐ-CP”,2009.

12. Chính phủ, Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 05/05/2010 - về việc triển khai thực hiện nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/3009 về trợ giúp phát

triển doanh nghiệp nhỏ và vừa,2010.

13. Chính phủ, Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 - Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, 2012.

14. Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đồng Nai, Báo cáo hội thảo nâng cao hiệu quả công tác bán đấu giá tài sản để thi hành án và thi hành án cho các Tổ chức tín dụng,2013.

15. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 - Ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng,2005.

16. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 - Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước,2007.

17. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư 09/2012/NHNN ngày 10/04/2012

- Quy định về việc sử dụng phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng,2012. 18. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Đồng Nai, Báo cáo tổng kết

hoạt động ngân hàng toàn tỉnh (từ năm 2010 đến nay).

19. Quốc Hội, Luật số 60/2005/QH11 - Luật Doanh nghiệp,2005.

20. Quốc Hội, Luật số 47/2010/QH12 - Luật các Tổ chức tín dụng,2010.

21. Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Đồng Nai, Báo cáo kết quả hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các giải pháp thực hiện (từ năm 2011 đến 2012). 22. Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Đồng Nai (2013),Báo cáo kết quả hỗ trợ doanh

nghiệp nhỏ và vừa 09 tháng đầu năm 2013 và nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2013 trên địa bàn tỉnh.

2010 đến tháng 08/2013)

24. Bộ Tư Pháp và Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 - hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất,2006.

Tài liệu điện t :

25. Bùi Kiến Thành, Ngân hàng chúng ta “chẳng giống ai”,2013, http://www.baomoi.com/Ngan-hang-chung-ta-chang-giong-

ai/126/11871117.epi

26. TS. Cao Sỹ Kiêm,Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Thực trạng và giải pháp hỗ trợ năm 2013,2013,

http://www.thutuchanhchinh.vn/index.php/tin-hoat-dong/item/1682-doanh- nghiep-nho-va-vua-thuc-trang-va-giai-phap-ho-tro-nam-2013.html

27. Doanh nghiệp,2013,

28. http://vi.wikipedia.org/wiki/Doanh_nghi%E1%BB%87p

29. Doanh nghiệp vừa và nhỏ với hộp nhập kinh tế quốc tế,2013, http://www.vysajp.org/news/tin-ngoai/kinh-te-xa-hoi/doanh-

nghi%E1%BB%87p-v%E1%BB%ABa-va-nh%E1%BB%8F- v%E1%BB%9Bi-h%E1%BB%99i-nh%E1%BA%ADp-kinh- t%E1%BA%BF-qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/

30. Khái niệm phân loại tín dụng ngân hàng,2013, http://old.voer.edu.vn/module/kinh-te/khai-niem-va-phan-loai-tin-dung- ngan-hang.html

31. Khái quát chung về doanh nghiệp vừa và nhỏ,2013,

http://old.voer.edu.vn/module/kinh-te/khai-quat-chung-ve-doanh-nghiep- vua-va-nho.html

32. Lý luận về doanh nghiệp nhỏ và vừa,2013,

http://www.voer.edu.vn/module/ly-luan-ve-doanh-nghiep-nho-va-vua 33. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam,2013,

http://www.vietcombank.com.vn

kiem-toan/no-xau-ngan-hang.aspx

35. Tỉnh Đồng Nai,2013, http://dpidongnai.gov.vn/Pages/vitridialy.aspx

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh biên hòa (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)