CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÍ THUYẾT
4.5. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản (ROA)
Theo kết quả nghiên cứu, ROA tác động ngược chiều đến nợ xấu. Kết quả này trùng với kỳ vọng ban đầu của tác giả cũng như kết quả nghiên cứu của Messai và Jouini (2013). Kết quả cho thấy khi ngân hàng có kết quả kinh doanh tốt thể hiện rằng ngân hàng có khả năng quản trị kinh doanh tốt, kiểm soát chất lượng tốt các khoản tín dụng dẫn đến tỷ lệ nợ xấu giảm. Có thể giải thích kết quà này như sau: các ngân hàng càng có lợi nhuận càng cao sẽ ít có động cơ tham gia vào các hoạt động rủi ro bởi vì các ngân hàng này ít bị áp lực bởi việc tạo ra lợi nhuận. Đồng thời các ngân hàng có lợi nhuận càng cao thì sẽ có cơ hội để lựa chọn ra các khách hàng có khả năng tài chính tốt và rủi ro thấp. Do đó, khi lợi nhuận của các ngân hàng gia tăng, xác suất mà các nhà
các khoản vay của ngân hàng chuyển sang nợ xấu cũng sẽ giảm tương ứng. Ngược lại, các ngân hàng không có lợi nhuận (hoặc hoạt động không hiệu quả) thì sẽ tham gia vào các hoạt động cho vay có rủi ro khi các nhà quản trị bị áp lực về việc tạo ra lợi nhuận trong ngắn hạn. Khi các nhà quản trị tham gia vào các hoạt động rủi ro thì sẽ làm gia tăng khả năng mà các khoản vay chuyển sang nợ xấu, và do đó sẽ làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng.
Vốn chủ sở hữu (EQUITY)
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tác động cùng chiều với nợ xấu. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản cho thấy tình trạng đủ vốn cũng như sự an toàn và lành mạnh của một ngân hàng. Tỷ lệ này thấp chứng tỏ ngân hàng sử dụng đòn bẩy tài chính cao, điều này chứa đựng rất nhiều rủi ro và có thể làm cho lợi nhuận ngân hàng giảm khi chi phí vốn vay cao. Do đó để đảm bảo mục tiêu lợi nhuận đặt ra, buộc các ngân hàng phải cho vay với mức rủi ro cao hơn làm tang tỷ lệ nợ xấu. Kết quả này trùng với nghiên cứu của Shrieves và Dahl (1991).
Dự phòng rủi ro tín dụng (LLR)
Tỷ lệ LLR có mối tương quan dương với tỷ lệ nợ xấu trong cùng thời kỳ. Kết quả này trùng với kỳ vọng dấu ban đầu của tác giả cũng như với kết quả của Boudriga et al. (2009). Mối tương quan dương cho thấy khi ngân hàng có tỷ lệ trích lập dự phòng cao thì tỷ lệ nợ xấu cao. Kết quả này được giải thích do việc trích lập dự phòng cao cho thấy ngân hàng có trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các nhân viên chưa cao, công tác quản trị giám sát của các NHTM trong việc cấp tín dụng và quản lý nợ chưa tốt nên tỷ lệ nợ xấu cao.
Tăng trưởng kinh tế (GDP)
Như đã kết luận ở trên với mức ý nghĩa thống kê cao (1%) yếu tố tăng trưởng kinh tế GDP có tác động mạnh mẽ đến việc giảm nợ xấu. Như vậy khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định, bền vững sẽ có những ảnh hưởng tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp từ đó giúp tạo ra nguồn lợi nhuận và tăng
khả năng hoàn trả các khoản vay cho các NHTM. Đồng thời bằng chứng nghiên cứu này của tác giả có kết quả giống với những nghiên cứu trước đây của các tác giả Louzis et al. (2011), Salas và Saurina (2002), Khemraj và Pasha (2009). Xu hướng nghịch biến giữa tăng trưởng GDP và tỷ lệ nợ xấu thể hiện rõ rệt trong giai đoạn còn lại từ năm 2013 - 2015. Giai đoạn 2013 - 2015, tăng trưởng GDP tăng đều qua mỗi năm nhưng đây là mức tăng trưởng GDP thấp so với khoảng thời gian nghiên cứu. Đặt trong bối cảnh nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và kinh tế thế giới bất ổn thì đây vẫn là mức tăng tương đối tốt, hơn thế thì đây báo hiệu một xu hướng phục hồi kinh tế ngày càng rõ nét với tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Lạm phát được kiểm soát nhờ thực hiện tốt, đồng bộ các giải pháp về tiền tệ tín dụng và tài khóa cũng như cơ chế phối hợp linh hoạt giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Trên thị trường tiền tệ, lãi suất được điều hành linh hoạt, về cơ bản phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và tiền tệ, đặc biệt là diễn biến lạm phát trong từng thời kỳ. Xuất khẩu tăng trong khi nhập khẩu được kiềm chế, hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng nên cán cân thương mại được cải thiện rõ rệt. Những chính sách vĩ mô cụ thể đã giúp cho nền kinh tế ổn định tăng trưởng tạo tiền đề cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu hoạt động có lãi và tăng khả năng chi trả nợ vay cho NHTM góp phần giảm rủi ro nợ xấu.
Các biến không có ý nghĩa thống kê
Kết quả hồi quy biến SIZE cho ra hệ số là 0,0023282 với giá trị p-value= 0,325
lớn hơn so với mức ý nghĩa thống kê cho phép 10% như vậy hệ số hồi quy biến này không có ý nghĩa về mặt thống kê. Do đó kỳ vọng về dấu của tác giả ban đầu không phù hợp. Kết luận nghiên cứu này cũng giống với nghiên cứu trước đây của tác giả Khemraj and Pasha (2009) cho rằng các ngân hàng lớn không hẳn là hiệu quả hơn trong việc kiểm tra khách hàng vay khi so sánh với các ngân hàng nhỏ hơn, như vậy có nghĩa là Quy mô Ngân hàng không giải thích cho việc quản lý chất lượng tín dụng yếu kém dẫn đến nguy cơ nợ xấu.
Kết quả hồi quy biến CREDITGR cho ra hệ số là 0,0010972 với giá trị p-value= 0,751 lớn hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa thống kê cho phép 10% vì vậy biến CREDITGR cũng không có ý nghĩa thống kê. Trái ngược với kỳ vọng ban đầu, việc tăng trưởng cho vay tại các NHTM lại không phải là nguyên nhân dẫn đến nợ xấu. Kết quả này có thể là do trong giai đoạn nghiên cứu 2013 – 2018, tăng trưởng tín dụng của các NHTM trong hệ thống ổn định nhưng các nhà lãnh đạo của những NHTM có các chính sách, biện pháp phòng tránh rủi ro tốt nên không gây ra tác động tiêu cực, không làm gia tăng nợ xấu trong ngân hàng. Ngoài ra, cũng có thể tăng trưởng tín dụng trong năm không gây ảnh hưởng ngay đến tỷ lệ nợ xấu mà phải có một độ trễ nhất định mới tác động đến nợ xấu của bản thân mỗi ngân hàng nói riêng và của cả hệ thống ngân hàng nói chung.
Hai biến vĩ mô UER và RIR cho giá trị p-value lần lượt là 0,15 và 0,718; đều không có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Kết quả này cũng giống nghiên cứu trước đây của Phạm Dương Phương Thảo và Nguyễn Linh Đan (2018), Trần Trọng Phong và cộng sự (2015).
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Bằng kỹ thuật phân tích kinh tế lượng đã được đề cập ở chương 3, chương 4 đã ước lượng được mô hình hồi quy từ bộ dữ liệu thu thập được. Kết quả nghiên cứu là phù hợp với thực tế. Với biến phụ thuộc tỷ lệ nợ xấu, các biến LLR, EQUITY có tác động cùng chiều trong khi ROA và GDP có tác động ngược lại. Kết quả mô hồi quy cho thấy tùy từng mô hình đưa ra để tìm ra phương pháp phù hợp để đánh giá, các mô hình còn xảy ra hiện tượng tương quan chuỗi và phương sai sai số thay đổi, cần sử dụng mô hình GLS để khắc phục.