Đào tạo bồi dưỡng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp đáp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non thành phố hưng yên, tỉnh hưng yên​ (Trang 36)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.4. Đào tạo bồi dưỡng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp đáp

ứng yêu cầu cần đạt

Bồi dưỡng là quá trình bổ sung sự thiếu hụt về tri thức, năng lực chuyên môn, cập nhật những cái mới để hoàn thiện hệ thống tri thức, năng lực chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghề nghiệp. Bồi dưỡng là một khâu tiếp nối quá trình đào tạo.

Đào tạo bồi dưỡng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu cần đạt là quá trình tác động theo kế hoạch và mục đích đã xác định để cập nhật, bổ sung kiến thức, rèn luyện kỹ năng chuyên môn dạy học và nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên mầm non, nhằm đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non và đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của xã hội với việc chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.

Về mục tiêu, đào tạo bồi dưỡng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu cần đạt là để nâng cao, hoàn thiện chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp của người giáo viên mầm non đảm bảo cho họ hoàn thành nhiệm vụ được giao trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non.

Về nội dung, đào tạo bồi dưỡng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu cần đạt rất đa dạng, có tính toàn diện, từ những kiến thức cơ bản và kiến thức chuyên môn nghiệp vụ; kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp; các hệ giá trị nghề nghiệp; các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên mầm non… Căn cứ vào chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, có thể tập trung bồi dưỡng những nội dung cơ bản sau:

- Đào tạo bồi dưỡng giáo viên mầm non các kiến thức, kĩ năng tuân thủ các quy định và rèn luyện đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo dựng phong cách nhà giáo.

- Đào tạo bồi dưỡng giáo viên mầm non các kiến thức, kĩ năng nắm vững chuyên môn nghiệp vụ sư phạm mầm non; thường xuyên cập nhật, nâng cao

năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phát triển toàn diện trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non.

- Đào tạo bồi dưỡng giáo viên mầm non các kiến thức, kĩ năng tham gia

xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường.

- Đào tạo bồi dưỡng giáo viên mầm non các kiến thức, kĩ năng tham gia tổ chức, thực hiện việc xây dựng, phát triển mối quan hệ hợp tác với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và bảo vệ quyền trẻ em.

- Đào tạo bồi dưỡng giáo viên mầm non các kiến thức, kĩ năng sử dụng được một ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc tiếng dân tộc đối với vùng dân tộc thiểu số, ứng dụng công nghệ thông tin, thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Về phương pháp, đào tạo bồi dưỡng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu cần đạt cần được tiến hành bằng các phương pháp phù hợp với nội dung, đảm bảo yêu cầu nghiêm túc, hấp dẫn, thiết thực hiệu quả. Ngoài việc tổ chức lên lớp, cần phát triển các hình thức: Thảo luận, đối thoại, thực hành thao giảng, tham quan thực tế, thực hành soạn bài, sử dụng các thiết bị dạy học, thiết kế các bài thi, kiểm tra đánh giá theo hướng đổi mới, đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.

Về hình thức, đào tạo bồi dưỡng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu cần đạt có thể sử dụng nhiều loại hình bồi dưỡng. Tuy nhiên tập trung chủ yếu các hình thức bồi dưỡng sau: Bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn do các cơ quan quản lý giáo dục các cấp tổ chức; bồi dưỡng tập trung tại Trường Đại học Sư phạm; Bồi dưỡng từ xa qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức bổ trợ của băng hình, băng tiếng,…

1.4. Phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trƣờng mầm non

1.4.1. Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non

Để đáp ứng nhu cầu về đội ngũ giáo viên mầm non theo từng giai đoạn phát triển của giáo dục mầm non trong cả nước nói chung và ở các địa phương nói riêng, cần triển khai công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên mầm non dài hạn (10-20 năm) và ngắn hạn (5-10 năm) phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục mầm non của cả nước nói chung và trên địa bàn các địa phương nói riêng.

Quy hoạch đội ngũ giáo viên là quá trình xác định những mục tiêu tổ chức, biên chế, chức danh (bao gồm: số lượng, cơ cấu, trình độ và năng lực...) về ĐNGV cần có trong tương lai. Quy hoạch đội ngũ giáo viên MN là dự báo về nhu cầu phát triển ĐNGV trên cơ sở của phát triển GD&ĐT của địa phương, trong đó đảm bảo ĐNGV mầm non theo chuẩn nghề nghiệp, dựa vào đó để dự tính nhu cầu về GV một cách cụ thể.

Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non cần xác định rõ tầm nhìn, mục tiêu, quy mô phát triển mạng lưới, loại hình các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn theo từng giai đoạn quy hoạch... để xác định nhu cầu đội ngũ giáo viên mầm non cả về số lượng, cơ cấu trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và chất lượng đội ngũ giáo viên. Trên cơ sở quy hoạch chung của tỉnh, của huyện/ thành phố, các cơ sở giáo dục mầm non lập kế hoạch về phát triển đội ngũ giáo viên của mình theo từng giai đoạn (dài hạn và ngắn hạn).

Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non bao gồm các nội dung chủ yếu như sau:

Một là, quy hoạch về mặt số lượng đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.

Mục tiêu của quy hoạch về mặt số lượng đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp là: Đảm bảo duy trì đủ và ổn định số lượng đội ngũ

giáo viên MN; Đảm bảo số lượng trẻ/GV theo quy định của Điều lệ Trường mầm non; Đảm bảo cho việc sử dụng hợp lý và hiệu quả, đồng thời phát huy tối đa khả năng của đội ngũ giáo viên MN; Đảm bảo cho giáo viên MN hoàn thành được nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, đồng thời tạo điều kiện cho GV có thời gian tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu chuẩn nghề nghiệp;

ĐNGV ở các trường mầm non phải đủ về số lượng và được đặt trong mối hài hòa các yếu tố kinh tế, chính trị, giáo dục, xã hội... Hằng năm, căn cứ vào kế hoạch phát triển số lớp học, nhu cầu tổ chức chăm sóc và giáo dục trẻ 2 buổi/ngày để xác định được nhu cầu GV của từng trường MN, từng huyện và nhu cầu giáo viên MN trong tỉnh. Trên cơ sở thực tế GVMN hiện có, sau khi trừ đi số GV nghỉ hưu, thôi việc, thuyên chuyển và cộng thêm số GV thuyên chuyển từ bên ngoài vào để xác định được số GVMN cần bổ sung.

Hai là, quy hoạch về mặt cơ cấu đội ngũ GVMN đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp.

Cơ cấu ĐNGV có thể hiểu đó là cấu trúc bên trong của đội ngũ, là một thể hoàn chỉnh và thống nhất, tạo sự đồng bộ và cân đối đội ngũ GVMN. Một cơ cấu hợp lý sẽ tạo ra hoạt động nhịp nhàng trong tổ chức, tăng cường sự tương tác lẫn nhau, hỗ trợ cho nhau cùng thực hiện một mục đích chung. Để quản lý đội ngũ, phải chú trọng đến cơ cấu để sắp xếp, điều chuyển, đào tạo bổ sung [14].

Quy hoạch về mặt cơ cấu đội ngũ GVMN đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp được thể hiện ở: Cơ cấu về trình độ chuyên môn, cơ cấu về độ tuổi và cơ cấu về thành phần dân tộc (với các địa bàn có sự đa dạng về thành phần dân tộc).

Việc quy hoạch đội ngũ GVMN đáp ứng yêu cầu công việc cần dựa vào các tiêu chuẩn và tiêu chí của Chuẩn nghề nghiệp GVMN quy định tại Thông tư 26/2018. Giáo viên cần đạt được 5 tiêu chuẩn theo quy định, vì vậy Hiệu trưởng

nhà trường phải có lộ trình bồi dưỡng để giáo viên đáp ứng được 5 tiêu chuẩn quy định. Thứ nhất luôn chú trọng vấn đề giữ gìn phẩm chất, danh dự của nhà giáo; Chủ động trong học tập phát triển chuyên môn nghiệp vụ của bản thân; Phát huy được vai trò chủ thể phối hợp các lực lượng giáo dục và nâng cao năng lực ngoại ngữ tin học đáo ứng yêu cầu công việc.

Đối với cơ cấu về trình độ chuyên môn, quy hoạch phải đảm bảo cho việc cơ cấu GVMN theo trình độ đào tạo, phân chia GVMN theo tỉ trọng ở các trình độ đào tạo khác nhau (CĐSP, ĐHSP, trên đại học...). Xây dựng ĐNGV có cơ cấu trình độ đào tạo hợp lý là một điều kiện để nâng cao chất lượng đội ngũ, là mục tiêu đặt ra trong suốt quá trình quản lý giáo dục mầm non. Theo Luật Giáo dục 2019, giáo viên mầm non phải có bằng cao đẳng sư phạm (trước chỉ cần bằng trung cấp sư phạm) trở lên. Việc bố trí GVMN với những trình độ khác nhau trong cùng một tổ sẽ có tác dụng hỗ trợ, tương tác trong hoạt động chuyên môn, cùng hoàn thành nhiệm vụ.

Đối với cơ cấu về độ tuổi, quy hoạch phải đảm bảo việc bố trí GVMN theo độ tuổi, phân chia GVMN theo tỉ trọng ở các độ tuổi khác nhau. Các nhóm tuổi như từ 20 tuổi - dưới 30 tuổi, 30 tuổi - dưới 40 tuổi và trên 50 tuổi. Quy hoạch đảm bảo cơ cấu về độ tuổi sẽ góp phần xác định chiều hướng phát triển của nhà trường, trong đó đáp ứng được mục tiêu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên mà có kế hoạch đào tạo, tuyển dụng bổ sung.

1.4.2. Tuyển chọn và sử dụng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non

Tuyển dụng giáo viên phải thực hiện quy trình và cách thức theo quy định chung của nhà nước về công tác tuyển dụng cán bộ với điều kiện cụ thể của địa phương, nhà trường. Công tác tuyển dụng phải đảm bảo chọn lựa đúng người theo chức danh, vị trí việc làm, thỏa mãn yêu cầu công việc và bổ sung giáo viên cần thiết hay còn thiếu cho nhà trường mầm non.

Công tác tuyển chọn giáo viên phải được thực hiện nghiêm túc, khách quan, đảm bảo dân chủ, công khai, công bằng, minh bạch và theo đúng các văn bản qui định hiện hành của Nhà nước liên quan đến tuyển dụng cán bộ trong giáo dục nói chung và tuyển dụng cán bộ trong giáo dục mầm non nói riêng; phải căn cứ trên nhu cầu thực tế của nhà trường mầm non; đảm bảo hợp lý cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu.

Công tác tuyển chọn phải căn cứ vào các tiêu chí, tiêu chuẩn theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non: Đảm bảo yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo phù hợp với nhà trường mầm non; Thực hiện chính sách ưu tiên tuyển chọn giáo viên có thâm niên, kinh nghiệm giảng dạy trong thực tế tại những cơ sở giáo dục mầm non trong cả nước để lựa chọn được đội ngũ giáo viên có tâm huyết, trách ngiệm, với sự nghiệp giáo dục mầm non.

Để thực hiện tốt công tác tuyển dụng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục mầm non cần tiến hành một số công việc như sau:

Một là, xác định nhu cầu về số lượng và cơ cấu cần tuyển dụng giáo viên

mầm non mới dựa trên quy hoạch phát triển ĐNGV mầm non của địa phương và đặc biệt là nhu cầu thực tế của mỗi trường mầm non.

Hai là, xác định các tiêu chí tuyển dụng giáo viên mầm non dựa chuẩn

nghề nghiệp giáo viên mầm non và các cấp độ chuẩn nghề nghiệp của giáo viên mầm non; xây dựng bản miêu tả và mẫu hồ sơ về vị trí việc làm cụ thể cần tuyển chọn.

Ba là, thông báo tuyển dụng công khai tới các bên liên quan, thông qua:

Công khai bằng văn bản, qua website, tại các trường mầm non, trụ sở cơ quan quản lý liên quan và các phương tiện thông tin đại chúng.

Bốn là, tổ chức thẩm định các hồ sơ dự tuyển để chốt lại danh sách các

ứng viên phù hợp với tiêu chí tuyển chọn, lên danh sách chính thức các ứng viên tham gia tuyển chọn làm giáo viên mầm non và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Xác định cách thu thập thông tin về các ứng

viên dự tuyển giáo viên mầm non, như từ hồ sơ kết hợp với các đánh giá khác (viết, phỏng vấn...) để đánh giá được điểm mạnh và hạn chế của từng ứng viên so với tiêu chí tuyển chọn giáo viên mầm non đã xác định (tiêu chí ở bước 2).

Năm là, tổ chức đánh giá các ứng viên kết hợp các phương pháp đánh giá khác nhau. Bên cạnh việc đánh giá bằng nghiên cứu hồ sơ, viết, phỏng vấn,

còn có thể đánh giá qua hoạt động ứng viên trình bày ý kiến cá nhân về vị trí việc làm ứng tuyển, trả lời chất vấn của hội đồng; đánh giá qua quá trình tổ chức cho các ứng viên tham quan trực tiếp nhà trường mầm non (dự giờ, quan sát lớp học, trao đổi với giáo viên, cha mẹ học sinh, tiếp xúc với trẻ ở các nhóm tuổi khác nhau).

Sáu là, phân tích thông tin thu được ở trên và quyết định lựa chọn ứng viên tốt nhất và phù hợp với đặc trưng và bối cảnh của từng nhà trường mầm

non (quy mô học sinh, uy tín, truyền thống, dân trí của cha mẹ học sinh, cộng đồng...) để tuyển dụng.

Trong tuyển dụng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non, cần ưu tiên cán bộ, giáo viên theo chính sách chung của nhà nước về tuyển dụng cán bộ. Trong đó, chú trọng chất lượng thực tế của giáo viên, có bằng đào tạo chuẩn và trên chuẩn; những cán bộ, giáo viên công tác tại vùng được ưu tiên; gia đình chính sách…

1.4.3. Đào tạo bồi dưỡng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

Quản lý và sử dụng giáo viên đảm bảo hợp lý nhằm đạt được mục tiêu chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non đã đề ra, thể hiện tình cảm, thái độ, trách nhiệm của người quản lý với giáo viên. Quản lý và sử dụng giáo viên đảm bảo hợp lý sẽ phát huy hết được sự tích cực của mỗi cá nhân, nâng cao hiệu lực quản lý cũng như hiệu quả công việc ở các nhà trường mầm non.

Trong công tác sử dụng giáo viên cần quan tâm những vấn đề sau:

Một là, phân công giáo viên giảng dạy phù hợp chuyên môn và năng lực thực tiễn của từng cá nhân.

Để giáo viên phát triển được năng lực theo trình độ chuyên môn đã đào tạo, việc phân công giảng dạy cho giáo viên cần được cân nhắc kỹ để phát huy

hết những mặt mạnh của từng người, giúp giáo viên nâng cao hiệu suất, chất lượng trong chăm sóc và giáo dục trẻ.

Việc phân công giáo viên chăm sóc và giáo dục nhóm tuổi nào? Phụ trách quy mô lớp học ra sao? sinh hoạt trong tổ chuyên môn nào? … phải được thực hiện khách quan, công tâm, dân chủ, được sự tham gia ý kiến của nhiều người để tạo không khí thỏa mái, vui vẻ trong hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ của nhà trường.

Hai là, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp

Trong quản lý và sử dụng giáo viên, các trường mầm non cần thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho giáo viên theo các chương trình cụ thể.

Một số nội dung cần tổ chức bồi dưỡng cho giáo mầm non như: Bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn về chăm sóc và giáo dục trẻ cho giáo viên, chú ý cập nhật tri thức mới có liên quan đến hoạt động mầm non ở trong và ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non thành phố hưng yên, tỉnh hưng yên​ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)