Tổ chức kiểm tra đánh giá đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non thành phố hưng yên, tỉnh hưng yên​ (Trang 44)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.4. Tổ chức kiểm tra đánh giá đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp

giáo viên theo chế độ riêng, phù hợp điều kiện của nhà trường.

Căn cứ vào quy định của ngành, Phòng GD&ĐT và các trường mầm non cần có chủ trường xây dựng và phát triển các quỹ để khen thưởng, động viên cán bộ, giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần trong điều kiện có thể.

Thực hiện tốt chính sách thu hút nhân tài về công tác, tham gia giảng dạy tại nhà trường mầm non, tạo điều kiện từng giáo viên phát huy hết khả năng, năng lực của mình cho hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ của nhà trường mầm non.

Chính sách đãi ngộ tạo môi trường thuận lợi cho việc duy trì và phát triển đội ngũ GVMN; là yếu tố quan trọng giúp GV yên tâm công tác và là động lực thúc đẩy GVMN hoàn thành nhiệm vụ và góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ.

1.4.4. Tổ chức kiểm tra đánh giá đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non các trường mầm non

Đánh giá đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp là việc xác định mức độ đạt được về phẩm chất, năng lực của giáo viên theo quy định của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.

Tổ chức đánh giá đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non là quy trình thiết kế bộ máy, sắp xếp, bố trí, sử dụng và phát triển các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu thu thập thông tin có hệ thống và lí giải về hiện trạng phẩm chất, năng lực của giáo viên mầm non trong chăm sóc và giáo dục trẻ, trong thực hiện các nhiệm vụ được giao, nguyên nhân của hiện trạng và

khả năng cải tiến. Từ đó, tạo cơ sở đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non theo hướng đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí mà Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non đã đề ra.

Chủ thể tổ chức đánh giá đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non là Hiệu trưởng trường mầm non. Người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non chỉ đạo, tổ chức đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên; báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp kết quả đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non [3].

Quy trình đánh giá đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non gồm 3 bước:

Một là, giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm

non. Giáo viên tự đánh giá theo chu kỳ mỗi năm một lần vào cuối năm học.

Hai là, cơ sở giáo dục mầm non tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp

giáo viên mầm non.

Ba là, người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non thực hiện đánh giá và

thông báo kết quả đánh giá giáo viên trên cơ sở kết quả tự đánh giá của giáo viên, ý kiến của đồng nghiệp và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của giáo viên thông qua các minh chứng xác thực, phù hợp. Ở bước này, người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non tổ chức đánh giá giáo viên theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học. Trong trường hợp đặc biệt theo yêu cầu của cấp trên quản lý, cơ sở giáo dục mầm non rút ngắn chu kỳ đánh giá giáo viên.

Sau đánh giá là công tác xếp loại kết quả đánh giá. Theo Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, kết quả đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp sẽ được xếp loại như sau:

- Giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở mức “tốt” khi có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 số tiêu chí đạt mức tốt, trong đó các tiêu chí 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 đạt mức tốt;

- Giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở mức “khá” khi có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 số tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 đạt mức khá trở lên;

- Giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở mức “đạt” khi có tất cả các tiêu chí được đánh giá từ mức đạt trở lên;

- Giáo viên chưa đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non khi có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí đó).

Trong tổ chức đánh giá đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non, cần đảm bảo 3 yêu cầu: (1) Khách quan, toàn diện, công bằng và dân chủ; (2) Dựa trên phẩm chất, năng lực và quá trình làm việc của giáo viên trong điều kiện cụ thể của cơ sở giáo dục mầm non và địa phương; (3) Căn cứ vào mức của từng tiêu chí đạt được và có các minh chứng xác thực, phù hợp.

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

Công tác phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non với tính cách là một hoạt động của quản lý giáo dục sẽ chịu tác động từ nhiều yếu tố trong và ngoài nhà trường, khách quan và chủ quan.

1.5.1. Các yếu tố khách quan

* Sự phát triển về kinh tế và xã hội của vùng, miền

Tác giả Prawase Wasi trong tham luận về “Giáo dục cho tương lai” tại Hội nghị khoa học khu vực về Giáo dục tại Băng Cốc (8/1990) cho rằng: Giáo dục không tồn tại trong chân không. Nó được quyết định bởi khung cảnh chính trị và văn hoá, tín ngưỡng, học thuyết, kinh tế, trí lực xã hội và những nhân sinh quan chiếm ưu thế. Những môi trường quyết định này hiện đang thay đổi nhanh chóng. Chúng ta phải ở cái thế hiểu được chúng ta có khả năng thiết kế nền giáo dục như là trọng trường tổng hợp với sự phát triển... và tạo ra tương lai lành mạnh hơn [dẫn theo 14].

Nhận định của Prawase Wasi cho thấy giữa giáo dục đào tạo và sự phát triển về kinh tế và xã hội có mối tương tác qua lại. Giáo dục đào tạo ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi vùng miền. Ngược lại, nền kinh tế tăng trưởng, xã hội phát triển mạnh mẽ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho GD&ĐT phát triển cả về quy mô và chất lượng.

Đội ngũ giáo viên đóng vai trò quyết định trong phát triển GD&ĐT. Đội ngũ giáo viên ở các trường mầm non đóng vai trò quyết định trong phát triển trong sự phát triển của giáo dục mầm non. Do đó, sự phát triển về kinh tế và xã hội của vùng, miền ảnh hưởng đáng kể đến đội ngũ giáo viên mầm non nói chung và vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp nói riêng.

* Sự phát triển của khoa học công nghệ

Trong thời đại khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế, lực lượng lao động của các ngành nghề đều phải có trình độ tay nghề cao. Giáo dục đào tạo phải không ngừng đổi mới. Đội ngũ giáo viên phải nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Người giáo viên mầm non cũng không nằm ngoài yêu cầu chung đó.

Thời đại khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế đòi nhỏi người giáo viên mầm non vừa phải có những kiến thức cơ bản, vừa phải vận dụng các kỹ năng một cách nhuần nhuyễn, linh hoạt và sáng tạo trong chăm sóc và giáo dục trẻ. Giáo viên mầm non cần phải có trình độ ngoại ngữ, tin học căn bản để sử dụng tốt các phương tiện công nghệ thông tin hiện đại làm công cụ để thực hiện phương pháp dạy học tích cực, giải quyết các vấn đề trong dạy học một cách hiệu quả, cập nhật các thông tin, các kiến thức về chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. Nói cách khác, sự phát triển của khoa học công nghệ ảnh hưởng đến đội ngũ giáo viên mầm non nói chung và công tác phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non nói riêng.

* Các cơ chế, chính sách quản lý của nhà nước về giáo dục

Các cơ chế, chính sách quản lý của nhà nước, của địa phương về giáo dục ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng như chế độ ưu đãi giáo viên, phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo, chế độ hỗ trợ lương cho giáo viên hợp đồng theo mức lương quy định…. tạo những hành lang pháp lý cho các hoạt động của giáo dục mầm non. Các cơ chế, chính sách quản lý của nhà nước về giáo dục tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của giáo dục, đặc biệt trong việc phát triển đội ngũ theo chuẩn nghề nghiệp, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo.

1.5.2. Các yếu tố chủ quan

* Nhận thức của cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên các trường mầm non

Trình độ nhận thức của cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên có ý nghĩa lớn trong việc phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non. Khi cán bộ quản lý có nhận thức đầy đủ về phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, coi đó là đòi hỏi tất yếu đối với lao động nghề nghiệp của mỗi giáo viên thì họ sẽ đề ra được chiến lược, kế hoạch cụ thể để phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp một cách hiệu quả. Khi giáo viên có nhận thức đầy đủ về chuẩn nghề nghiệp thì họ sẽ đề ra được kế hoạch cụ thể của bản thân tự bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp đáp ứng chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo.

* Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục mầm non

Vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục mầm non (Phòng GD&ĐT, cán bộ quản lý ở các trường mầm non) có tác động rất lớn đến công tác quản lý phát triển giáo dục của từng địa phương, đơn vị nói chung và phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp nói riêng. Người cán bộ quản lý giáo dục mầm non là người lãnh đạo thực thi, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của

Đảng, xác định phương hướng cho tổ chức đối với phát triển giáo dục mầm non, phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp trong đơn vị. Vì vậy, các nhà quản lý giáo dục - ngoài trình độ chuyên môn phải có tầm nhìn xa, trông rộng để xây dựng định hướng phù hợp cho các nhà trường. Trình độ của cán bộ quản lý có ảnh hưởng lớn đến công tác phát triển đội ngũ giáo viên về mặt chất lượng. Cán bộ quản lý phải là những người đầu đàn trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non, nắm chắc và hiểu sâu sắc mục tiêu, chương trình giáo dục mầm non, chỉ đạo việc tổ chức chăm sóc và giáo dục trẻ có hiệu quả, được đồng nghiệp kính trọng, xây dựng được bộ máy quản lý nhà trường mầm non hoạt động tốt, tạo được môi trường sư phạm tốt,.... Từ đó, đội ngũ giáo viên mầm non mới yên tâm công tác và có động lực muốn gắn bó với trường, với lớp, với ngành giáo dục.

* Môi trường sư phạm, uy tín thương hiệu của các trường mầm non

Môi trường sư phạm có tác động tới tình cảm, lý trí, hành vi của các thành viên trong nhà trường. Bầu không khí làm việc trong trường tốt sẽ là động lực thúc đẩy mọi hoạt động trong nhà trường. Môi trường sư phạm gồm nhiều yếu tố như công nghệ, phương tiện giảng dạy, giao tiếp, ứng xử giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp, giữa giáo viên với học sinh và phụ huynh học sinh, quy chế dân chủ ở cơ sở,… Môi trường sư phạm lành mạnh sẽ phát huy hết tiềm năng của đội ngũ giáo viên trong chăm sóc - giáo dục trẻ.

Nhà trường mầm non có uy tín “thương hiệu” sẽ thu hút được nhiều giáo viên tốt. Các trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, trường trọng điểm thường tuyển dụng, thu hút được nhiều giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn, giáo viên dạy giỏi, có nhiều kinh nghiệm, uy tín trong nghề... Thêm vào đó, trường mầm non có uy tín, có thương hiệu sẽ có công tác tuyển sinh thuận lợi, đội ngũ giáo viên trong nhà trường không lo “mất việc”, yên tâm công tác, có động lực phấn đấu nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn. Từ đó, công tác phát triển đội ngũ giáo viên nói chung, phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp nói riêng trở nên thuận lợi.

Kết luận chƣơng 1

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển mọi mặt cho trẻ em. Những kỹ năng mà trẻ tiếp thu ở trường mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Để nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ của các trường mầm non, chất lượng đội ngũ giáo viên giữ vai trò quan trọng. Yêu cầu cấp thiết là phải phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.

Trong quá trình quản lý giáo dục, những người làm công tác quản lý nhà trường mầm non phải hiểu sâu sắc đặc điểm lao động nghề nghiệp của giáo viên mầm non và yêu cầu chuẩn nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên ở các trường mầm non, từ đó thực hiện công tác phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp một cách hiệu quả. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non gồm 5 tiêu chuẩn: Phẩm chất nhà giáo; Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ; Xây dựng môi trường giáo dục; Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng; Sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc), ứng dụng công nghệ thông tin, thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Nội dung phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non bao gồm: Phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non; Tuyển dụng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non; Quản lý và sử dụng giáo viên đảm bảo hợp lý, phù hợp để nâng cao hiệu quả làm việc của giáo viên ở các trường mầm non; và Tổ chức đánh giá đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non. Quá trình phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non chịu ảnh hưởng của các yếu tố khách quan và chủ quan. Hiểu cơ sở lý luận về chuẩn nghề nghiệp của giáo viên mầm non và phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp để có cái nhìn đúng đắn là trách nhiệm của những người làm công tác giáo dục và quản lý giáo dục.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON

THÀNH PHỐ HƢNG YÊN, TỈNH HƢNG YÊN 2.1. Vài nét về giáo dục mầm non thành phố Hƣng Yên, tỉnh Hƣng Yên

Thành phố Hưng Yên nằm về phía Nam của tỉnh Hưng Yên; phía Bắc giáp huyện Kim Động, phía Đông và phía Nam giáp huyện Tiên Lữ, phía Tây giáp tỉnh Hà Nam. Ngày 19/01/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 04/NĐ-CP thành lập thành phố Hưng Yên trực thuộc tỉnh Hưng Yên trên cơ sở thị xã Hưng Yên cũ. Trải qua những thay đổi hành chính, đến nay Thành phố Hưng Yên có hơn 7.000 ha diện tích tự nhiên và gần 150.000 nhân khẩu. Thành phố có 17 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 07 phường và 10 xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non thành phố hưng yên, tỉnh hưng yên​ (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)