Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non thành phố hưng yên, tỉnh hưng yên​ (Trang 46 - 48)

8. Cấu trúc của luận văn

1.5.1. Các yếu tố khách quan

* Sự phát triển về kinh tế và xã hội của vùng, miền

Tác giả Prawase Wasi trong tham luận về “Giáo dục cho tương lai” tại Hội nghị khoa học khu vực về Giáo dục tại Băng Cốc (8/1990) cho rằng: Giáo dục không tồn tại trong chân không. Nó được quyết định bởi khung cảnh chính trị và văn hoá, tín ngưỡng, học thuyết, kinh tế, trí lực xã hội và những nhân sinh quan chiếm ưu thế. Những môi trường quyết định này hiện đang thay đổi nhanh chóng. Chúng ta phải ở cái thế hiểu được chúng ta có khả năng thiết kế nền giáo dục như là trọng trường tổng hợp với sự phát triển... và tạo ra tương lai lành mạnh hơn [dẫn theo 14].

Nhận định của Prawase Wasi cho thấy giữa giáo dục đào tạo và sự phát triển về kinh tế và xã hội có mối tương tác qua lại. Giáo dục đào tạo ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi vùng miền. Ngược lại, nền kinh tế tăng trưởng, xã hội phát triển mạnh mẽ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho GD&ĐT phát triển cả về quy mô và chất lượng.

Đội ngũ giáo viên đóng vai trò quyết định trong phát triển GD&ĐT. Đội ngũ giáo viên ở các trường mầm non đóng vai trò quyết định trong phát triển trong sự phát triển của giáo dục mầm non. Do đó, sự phát triển về kinh tế và xã hội của vùng, miền ảnh hưởng đáng kể đến đội ngũ giáo viên mầm non nói chung và vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp nói riêng.

* Sự phát triển của khoa học công nghệ

Trong thời đại khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế, lực lượng lao động của các ngành nghề đều phải có trình độ tay nghề cao. Giáo dục đào tạo phải không ngừng đổi mới. Đội ngũ giáo viên phải nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Người giáo viên mầm non cũng không nằm ngoài yêu cầu chung đó.

Thời đại khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế đòi nhỏi người giáo viên mầm non vừa phải có những kiến thức cơ bản, vừa phải vận dụng các kỹ năng một cách nhuần nhuyễn, linh hoạt và sáng tạo trong chăm sóc và giáo dục trẻ. Giáo viên mầm non cần phải có trình độ ngoại ngữ, tin học căn bản để sử dụng tốt các phương tiện công nghệ thông tin hiện đại làm công cụ để thực hiện phương pháp dạy học tích cực, giải quyết các vấn đề trong dạy học một cách hiệu quả, cập nhật các thông tin, các kiến thức về chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. Nói cách khác, sự phát triển của khoa học công nghệ ảnh hưởng đến đội ngũ giáo viên mầm non nói chung và công tác phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non nói riêng.

* Các cơ chế, chính sách quản lý của nhà nước về giáo dục

Các cơ chế, chính sách quản lý của nhà nước, của địa phương về giáo dục ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng như chế độ ưu đãi giáo viên, phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo, chế độ hỗ trợ lương cho giáo viên hợp đồng theo mức lương quy định…. tạo những hành lang pháp lý cho các hoạt động của giáo dục mầm non. Các cơ chế, chính sách quản lý của nhà nước về giáo dục tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của giáo dục, đặc biệt trong việc phát triển đội ngũ theo chuẩn nghề nghiệp, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non thành phố hưng yên, tỉnh hưng yên​ (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)