Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non thành phố hưng yên, tỉnh hưng yên​ (Trang 48)

8. Cấu trúc của luận văn

1.5.2. Các yếu tố chủ quan

* Nhận thức của cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên các trường mầm non

Trình độ nhận thức của cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên có ý nghĩa lớn trong việc phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non. Khi cán bộ quản lý có nhận thức đầy đủ về phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, coi đó là đòi hỏi tất yếu đối với lao động nghề nghiệp của mỗi giáo viên thì họ sẽ đề ra được chiến lược, kế hoạch cụ thể để phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp một cách hiệu quả. Khi giáo viên có nhận thức đầy đủ về chuẩn nghề nghiệp thì họ sẽ đề ra được kế hoạch cụ thể của bản thân tự bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp đáp ứng chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo.

* Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục mầm non

Vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục mầm non (Phòng GD&ĐT, cán bộ quản lý ở các trường mầm non) có tác động rất lớn đến công tác quản lý phát triển giáo dục của từng địa phương, đơn vị nói chung và phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp nói riêng. Người cán bộ quản lý giáo dục mầm non là người lãnh đạo thực thi, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của

Đảng, xác định phương hướng cho tổ chức đối với phát triển giáo dục mầm non, phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp trong đơn vị. Vì vậy, các nhà quản lý giáo dục - ngoài trình độ chuyên môn phải có tầm nhìn xa, trông rộng để xây dựng định hướng phù hợp cho các nhà trường. Trình độ của cán bộ quản lý có ảnh hưởng lớn đến công tác phát triển đội ngũ giáo viên về mặt chất lượng. Cán bộ quản lý phải là những người đầu đàn trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non, nắm chắc và hiểu sâu sắc mục tiêu, chương trình giáo dục mầm non, chỉ đạo việc tổ chức chăm sóc và giáo dục trẻ có hiệu quả, được đồng nghiệp kính trọng, xây dựng được bộ máy quản lý nhà trường mầm non hoạt động tốt, tạo được môi trường sư phạm tốt,.... Từ đó, đội ngũ giáo viên mầm non mới yên tâm công tác và có động lực muốn gắn bó với trường, với lớp, với ngành giáo dục.

* Môi trường sư phạm, uy tín thương hiệu của các trường mầm non

Môi trường sư phạm có tác động tới tình cảm, lý trí, hành vi của các thành viên trong nhà trường. Bầu không khí làm việc trong trường tốt sẽ là động lực thúc đẩy mọi hoạt động trong nhà trường. Môi trường sư phạm gồm nhiều yếu tố như công nghệ, phương tiện giảng dạy, giao tiếp, ứng xử giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp, giữa giáo viên với học sinh và phụ huynh học sinh, quy chế dân chủ ở cơ sở,… Môi trường sư phạm lành mạnh sẽ phát huy hết tiềm năng của đội ngũ giáo viên trong chăm sóc - giáo dục trẻ.

Nhà trường mầm non có uy tín “thương hiệu” sẽ thu hút được nhiều giáo viên tốt. Các trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, trường trọng điểm thường tuyển dụng, thu hút được nhiều giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn, giáo viên dạy giỏi, có nhiều kinh nghiệm, uy tín trong nghề... Thêm vào đó, trường mầm non có uy tín, có thương hiệu sẽ có công tác tuyển sinh thuận lợi, đội ngũ giáo viên trong nhà trường không lo “mất việc”, yên tâm công tác, có động lực phấn đấu nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn. Từ đó, công tác phát triển đội ngũ giáo viên nói chung, phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp nói riêng trở nên thuận lợi.

Kết luận chƣơng 1

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển mọi mặt cho trẻ em. Những kỹ năng mà trẻ tiếp thu ở trường mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Để nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ của các trường mầm non, chất lượng đội ngũ giáo viên giữ vai trò quan trọng. Yêu cầu cấp thiết là phải phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.

Trong quá trình quản lý giáo dục, những người làm công tác quản lý nhà trường mầm non phải hiểu sâu sắc đặc điểm lao động nghề nghiệp của giáo viên mầm non và yêu cầu chuẩn nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên ở các trường mầm non, từ đó thực hiện công tác phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp một cách hiệu quả. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non gồm 5 tiêu chuẩn: Phẩm chất nhà giáo; Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ; Xây dựng môi trường giáo dục; Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng; Sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc), ứng dụng công nghệ thông tin, thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Nội dung phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non bao gồm: Phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non; Tuyển dụng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non; Quản lý và sử dụng giáo viên đảm bảo hợp lý, phù hợp để nâng cao hiệu quả làm việc của giáo viên ở các trường mầm non; và Tổ chức đánh giá đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non. Quá trình phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non chịu ảnh hưởng của các yếu tố khách quan và chủ quan. Hiểu cơ sở lý luận về chuẩn nghề nghiệp của giáo viên mầm non và phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp để có cái nhìn đúng đắn là trách nhiệm của những người làm công tác giáo dục và quản lý giáo dục.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON

THÀNH PHỐ HƢNG YÊN, TỈNH HƢNG YÊN 2.1. Vài nét về giáo dục mầm non thành phố Hƣng Yên, tỉnh Hƣng Yên

Thành phố Hưng Yên nằm về phía Nam của tỉnh Hưng Yên; phía Bắc giáp huyện Kim Động, phía Đông và phía Nam giáp huyện Tiên Lữ, phía Tây giáp tỉnh Hà Nam. Ngày 19/01/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 04/NĐ-CP thành lập thành phố Hưng Yên trực thuộc tỉnh Hưng Yên trên cơ sở thị xã Hưng Yên cũ. Trải qua những thay đổi hành chính, đến nay Thành phố Hưng Yên có hơn 7.000 ha diện tích tự nhiên và gần 150.000 nhân khẩu. Thành phố có 17 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 07 phường và 10 xã.

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng ban đầu cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, ngôn ngữ, thẩm mỹ của trẻ em. Nhận thức vị trí, tầm quan trọng của giáo dục mầm non, những năm qua, mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi xã phường trên địa bàn thành phố Hưng Yên đã xác định rõ nhiệm vụ, vận dụng sáng tạo, xây dựng kế hoạch và các giải pháp khả thi, phù hợp thực tiễn địa phương để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. Nhờ đó, giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục mầm non nói riêng đã có những bước hoàn thiện về quy mô, mạng lưới, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và bảo vệ trẻ em trên địa bàn thành phố.

Tính đến năm 2020, trên địa bàn thành phố Hưng Yên có 22 trường mầm non, bao gồm: Trường Mầm non 19-5, Trường Mầm non An Tảo, Trường Mầm non Bảo Khê, Trường Mầm non Hiến Nam, Trường Mầm non Hoàng Hanh, Trường Mầm non Hùng Cường, Trường Mầm non Hồng Châu, Trường Mầm non Hồng Nam, Trường Mầm non Lam Sơn, Trường Mầm non Liên Phương,

Trường Mầm non Lê Hồng Phong, Trường Mầm non May Hưng Yên, Trường Mầm non Phú Cường, Trường Mầm non Phương Chiểu, Trường Mầm non Phố Hiến, Trường Mầm non Quảng Châu, Trường Mầm non Trung Nghĩa, Trường Mầm non Tân Hưng, Trường Mầm non Tư thục Hoa Hồng, Trường Mầm non Tư thục Hoa Sứ, Trường Mầm non Tư thục Nguyễn Trãi và Trường Mầm non Tư thục Phước Huệ.

Với sự phân bố đều khắp các phường xã, mạng lưới trường mầm non thành phố Hưng Yên đã cơ bản ổn định. Mỗi xã, phường đều có ít nhất 01 trường mầm non công lập, đáp ứng nhu cầu gửi trẻ lứa tuổi mầm non tới trường của nhân dân.

Đồng thời với nhiệm vụ hoàn thiện mạng lưới trường lớp, xây dựng, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học cho hệ thống các trường mầm non, thành phố Hưng Yên đã chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ và nhu cầu của xã hội. Đến năm 2020, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non trên địa bàn thành phố đã đảm bảo về số lượng, từng bước được nâng cao về chất lượng. 100% cán bộ quản lý và giáo viên mầm non của thành phố có trình độ đạt chuẩn trở lên. Chế độ chính sách của người lao động đối với đội ngũ giáo viên cả ở trường công lập và tư thục được đảm bảo, giúp cho giáo viên phấn khởi, yên tâm gắn bó với nghề, chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ được nâng lên.

Trong mạng lưới các trường mầm non thành phố Hưng Yên, không phải trường nào cũng có điều kiện cơ sở vật chất tốt. Có những trường khi mới thành lập, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học thiếu thốn, khu trung tâm các phòng học không đủ diện tích, khu lẻ phải đi học nhờ nhà văn hóa khu phố. Nhưng với quyết tâm cao, tập thể CBQL và giáo viên mầm non ở các nhà trường đã nỗ lực phấn đấu, mạnh dạn áp dụng các hoạt động giáo dục tích cực và các mô hình đổi mới để nâng cao chất lượng dạy và học, xứng đáng với

niềm tin yêu của phụ huynh và các em nhỏ. Chất lượng chăm sóc - nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong nhà trường ngày càng được nâng cao và đảm bảo tính bền vững. Tỉ lệ huy động trẻ năm sau cao hơn năm trước, thu hút nhiều phụ huynh ở địa phương khác đến gửi con tại nhà trường.

100% nhóm, lớp thực hiện chương trình giáo dục mầm non linh hoạt, sáng tạo, phù hợp điều kiện thực tế; thực hiện hiệu quả các chuyên đề trọng tâm trong năm học như: Giáo dục phát triển vận động; giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm; giáo dục bảo vệ môi trường, trường học thân thiện - học sinh tích cực…; thường xuyên đưa các nội dung giáo dục văn hóa truyền thống thông qua các trò chơi dân gian, làn điệu dân ca vào các hoạt động theo từng chủ đề. CBQL các nhà trường đã chỉ đạo tổ nuôi dưỡng xây dựng thực đơn khoa học, thường xuyên thay đổi món ăn cho trẻ. Qua đó, hằng năm tỷ lệ chuyên cần đạt 95% trở lên, 100% trẻ 5 tuổi trên địa bàn thành phố hoàn thành chương trình giáo dục mầm non.

Huy động trẻ đến trường và từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và bảo vệ trẻ em được các trường mầm non thành phố Hưng Yên xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non được đảm bảo theo quy định và ngày càng được nâng cao. 100% trẻ đến trường đều được khám sức khoẻ định kỳ và theo dõi biểu đồ phát triển. Tình trạng suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, suy dinh dưỡng dạng thấp còi giảm. Các trường mầm non tổ chức dạy trẻ theo Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, đa số trẻ mầm non đạt kiến thức, kỹ năng theo độ tuổi. Trẻ khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, tự tin trong hoạt động. Chất lượng giáo dục mầm non trong những năm qua chuyển biến tích cực, các trường mầm non thành phố đã đi đầu trong việc tổ chức hoạt động giáo dục trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.

2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Khảo sát để tìm hiểu thực trạng chuẩn nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên theo ở các trường mầm non thành phố Hưng Yên và thực trạng công tác phát

triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non thành phố Hưng Yên. Từ đó, làm căn cứ cho việc đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

2.2.2. Nội dung, đối tượng khảo sát

- Nội dung:

+ Khảo sát về thực trạng chuẩn nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên theo ở các trường mầm non thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

+ Khảo sát về thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên với các khía cạnh cụ thể: Thực trạng công tác quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non; Thực trạng công tác tuyển dụng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non; Thực trạng công tác quản lý và sử dụng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non; Thực trạng công tác đánh giá đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non; Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non.

- Đối tượng:

+ Cán bộ quản lý giáo dục của Phòng GD&ĐT thành phố Hưng Yên (4 người);

+ Hiệu trưởng, hiệu phó các trường mầm non trên địa bàn thành phố Hưng Yên (44 người);

+ Giáo viên các trường mầm non trên địa bàn thành phố Hưng Yên (120 người).

Tổng số đối tượng khảo sát: 168 người ở phòng giáo dục và 5 trường mầm non (Mầm non Hồng Nam; Mầm non Tân Hưng; Mầm non Phương Chiểu; Mầm non Hoàng Hanh, Mầm non Liên Phương)

2.2.3. Phương pháp khảo sát

- Dùng bảng hỏi (phụ lục 1): Thiết kế và sử dụng phiếu dành cho tất cả các đối tượng (cán bộ quản lý, giáo viên)

- Phỏng vấn: Phỏng vấn cán bộ quản lý và giáo viên các trường mầm non thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên nhằm thu thập thêm thông tin về vấn đề nghiên cứu.

2.2.4. Xử lí số liệu khảo sát

Số liệu khảo sát được đánh giá theo điểm trung bình, thứ bậc và trình bày dưới hình thức bảng tổng hợp. Mỗi câu trả lời có đánh giá theo 4 mức độ:

- Yếu/Không ảnh hưởng: 1 điểm - Bình thường/Ít ảnh hưởng: 2 điểm - Khá/Ảnh hưởng: 3 điểm - Tốt/Rất ảnh hưởng: 4 điểm

Phân loại mức độ đánh giá thực trạng được căn cứ trên tổng điểm các mức và điểm trung bình, sau đó xếp theo thứ bậc để đánh giá mức độ đạt được của mỗi nội dung. Từ đó, rút ra các kết luận về thực trạng. Cụ thể:

Mức Tốt/Rất ảnh hưởng: 3,25 ≤ ĐTB ≤ 4 Mức Khá/Ảnh hưởng: 2,49 ≤ ĐTB ≤ 3,24 Mức Trung bình/Ít ảnh hưởng: 1,73 ≤ ĐTB ≤ 2,48 Mức Yếu/Không ảnh hưởng: ĐTB ≤ 1,72

2.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên ở các trƣờng mầm non thành phố Hƣng Yên , tỉnh Hƣng Yên theo chuẩn nghề nghiệp

2.3.1. Thực trạng cơ cấu đội ngũ giáo viên mầm non thành phố Hưng Yên , tỉnh Hưng Yên theo chuẩn nghề nghiệp

Để tìm hiểu thực trạng cơ cấu đội ngũ giáo viên ở các trường mầm non thành phố Hưng Yên , tỉnh Hưng Yên theo chuẩn nghề nghiệp, tác giả đã tiến hành khảo sát thực tiễn. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng sau:

Cơ cấu về độ tuổi

GVMN được cơ cấu theo các nhóm tuổi sau: Dưới 30 tuổi, trên 30 tuổi và trên 45 tuổi.

Trong tổng số GVMN của thành phố Hưng Yên, số GVMN thuộc nhóm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non thành phố hưng yên, tỉnh hưng yên​ (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)