Xử lí số liệu khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non thành phố hưng yên, tỉnh hưng yên​ (Trang 55)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.4. Xử lí số liệu khảo sát

Số liệu khảo sát được đánh giá theo điểm trung bình, thứ bậc và trình bày dưới hình thức bảng tổng hợp. Mỗi câu trả lời có đánh giá theo 4 mức độ:

- Yếu/Không ảnh hưởng: 1 điểm - Bình thường/Ít ảnh hưởng: 2 điểm - Khá/Ảnh hưởng: 3 điểm - Tốt/Rất ảnh hưởng: 4 điểm

Phân loại mức độ đánh giá thực trạng được căn cứ trên tổng điểm các mức và điểm trung bình, sau đó xếp theo thứ bậc để đánh giá mức độ đạt được của mỗi nội dung. Từ đó, rút ra các kết luận về thực trạng. Cụ thể:

Mức Tốt/Rất ảnh hưởng: 3,25 ≤ ĐTB ≤ 4 Mức Khá/Ảnh hưởng: 2,49 ≤ ĐTB ≤ 3,24 Mức Trung bình/Ít ảnh hưởng: 1,73 ≤ ĐTB ≤ 2,48 Mức Yếu/Không ảnh hưởng: ĐTB ≤ 1,72

2.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên ở các trƣờng mầm non thành phố Hƣng Yên , tỉnh Hƣng Yên theo chuẩn nghề nghiệp

2.3.1. Thực trạng cơ cấu đội ngũ giáo viên mầm non thành phố Hưng Yên , tỉnh Hưng Yên theo chuẩn nghề nghiệp

Để tìm hiểu thực trạng cơ cấu đội ngũ giáo viên ở các trường mầm non thành phố Hưng Yên , tỉnh Hưng Yên theo chuẩn nghề nghiệp, tác giả đã tiến hành khảo sát thực tiễn. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng sau:

Cơ cấu về độ tuổi

GVMN được cơ cấu theo các nhóm tuổi sau: Dưới 30 tuổi, trên 30 tuổi và trên 45 tuổi.

Trong tổng số GVMN của thành phố Hưng Yên, số GVMN thuộc nhóm dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (hơn 50%), nghĩa là hơn ½ lực lượng GVMN. Như thế, đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn thành phố Hưng Yên trẻ, có tiềm năng cống hiến và có tính kế thừa. Đội ngũ giáo viên mầm non dưới 30 tuổi có tri thức mới về chuyên ngành và kỹ năng sư phạm, có khả năng đổi mới phương pháp dạy học, là lợi thế quan trọng giúp cho các trường MN trên địa bàn thành phố nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ. Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm, những GVMN trẻ tuổi chưa được trải nghiệm nhiều, thiếu kinh nghiệm trong chăm sóc - giáo dục trẻ và thiếu tính kiên nhẫn - một yêu cầu quan trọng trong chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non. Một bộ phận GVMN trẻ chưa yên tâm công tác, thường xuyên thay đổi môi trường, vị trí công việc, tạo nên sự không ổn định trong đội ngũ.

Bộ phận có tuổi đời chiếm tỷ lệ cao thứ hai trong toàn đội ngũ GVMN trên địa bàn thành phố Hưng Yên là các GVMN có tuổi đời trong khoảng 30 tuổi - 45 tuổi (30%). Bộ phận này có kinh nghiệm trong nghề ít nhất 8 năm và cao nhất là trên 20 năm công tác; là nòng cốt trong các nhà trường mầm non, chín chắn trong nghề nghiệp. Giáo viên mầm non 30 tuổi - 45 tuổi đang hỗ trợ, giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm cho GV trẻ, góp phần duy trì, ổn định và phát triển đội ngũ GDMN thành phố Hưng Yên. Một bộ phận lớn trong các GVMN 30 tuổi - 45 tuổi đã và đang học hệ cao đẳng, đại học SPMN theo các phương thức đào tạo khác nhau để nâng cao trình độ.

Chiếm tỉ lệ nhỏ nhất trong đội ngũ giáo viên mầm non thành phố Hưng Yên là các giáo viên trên 45 tuổi (gần 20%). Ðây là đội ngũ giàu kinh nghiệm trong chăm sóc - giáo dục trẻ, thành thạo trong công việc, được sự tin tưởng của phụ huynh, gắn bó lâu dài với công việc. Với yêu cầu phát triển GDMN,

yêu cầu đổi mới về phương pháp, thì những GV này đều lớn tuổi, gặp nhiều khó khăn trong học nâng cao để nâng cao trình độ. Việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục cho trẻ bị hạn chế, nhất là các hoạt động múa, hát, thể dục vận động.. Một bộ phận GVMN trên 45 tuổi ngại tiếp xúc với công cụ CNTT.

Cơ cấu về trình độ

Đội ngũ giáo viên mầm non thành phố Hưng Yên đảm bảo cơ cấu theo trình độ đào tạo ở mức độ căn băn. Với sự đa dạng về độ tuổi và khác biệt thế hệ, đội ngũ giáo viên mầm non thành phố Hưng Yên có trình độ đào tạo khác nhau. Các trình độ đào tạo của giáo viên mầm non thành phố Hưng Yên bao gồm: Trung học Sư phạm, Cao đẳng Sư phạm và Đại học Sư phạm. Trong đó, bộ phận giáo viên có trình độ Cao đẳng và Đại học chiếm tỉ lệ chủ yếu. Đặt mối tương quan với cơ cấu về độ tuổi, thì bộ phận giáo viên có trình độ Cao đẳng và Đại học tập trung ở hai nhóm tuổi dưới 30 tuổi và 30 tuổi - 45 tuổi.

Tại các nhà trường mầm non trên địa bàn thành phố, CBQL thường tiến hành bố trí các GVMN có những trình độ khác nhau trong cùng một tổ, khối để hỗ trợ, tương tác, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động chuyên môn, cùng hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, sự sắp xếp này cũng không triệt để, vì vẫn tồn tại tình trạng mất cân đối về cơ cấu trình độ ở một số trường mầm non trên địa bàn.

2.3.2. Thực trạng lao động nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên ở các trường mầm non thành phố Hưng Yên, Tỉnh Hưng Yên

Để tìm hiểu thực trạng lao động nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên ở các trường mầm non thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên theo chuẩn nghề nghiệp, tác giả đã tiến hành khảo sát 168 CBQL giáo viên qua câu hỏi 1 (phụ lục 1). Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.1: Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng lao động nghề nghiệp của

ĐNGV ở các trường mầm non thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên

Các nhiệm vụ của GVMN Đánh giá mức độ thực hiện Tổng số điểm ___ X Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Yếu

SL Điểm SL Điểm SL Điểm SL Điểm

1. Bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ ở nhà trường, nhà trẻ, nhóm lớp, lớp mẫu giáo độc lập 26 104 53 159 89 178 0 0 441 2,63 1 2. Nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non 20 80 51 153 97 194 0 0 427 2,54 3

3. Trau dồi đạo đức, thương yêu trẻ, đối xử công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích trẻ em; đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp. 18 72 51 153 99 198 0 0 423 2,52 4 4. Phối hợp với gia đình trẻ … 15 60 46 138 99 198 8 8 404 2,40 6 5. Rèn luyện sức khỏe; Học tập văn hóa; Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ em. 18 72 46 138 99 198 5 5 413 2,46 5 6. Thực hiện các nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quy định của nhà trường, quyết định của Hiệu trưởng. 21 84 53 159 94 188 0 0 431 2,57 2 Trung bình chung 2,52

Với điểm trung bình chung của 6 nội dung khảo sát trong bảng trên là 2,52 thì thực trạng lao động nghề nghiệp của ĐNGV ở các trường mầm non thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên được đánh giá ở mức khá. Không có sự chênh lệch lớn giữa các nội dung thể hiện lao động nghề nghiệp của ĐNGV ở các trường mầm non thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

Bốn nội dung được đánh giá ở mức khá, bao gồm: Nhiệm vụ “Bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập” có điểm trung bình 2,63, xếp bậc 1; Nhiệm vụ “Thực hiện các nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quy định của nhà trường, quyết định của Hiệu trưởng” có điểm trung bình 2,57, xếp bậc 2; Nhiệm vụ “Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non” có điểm trung bình 2,54, xếp bậc 3; Nhiệm vụ “Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; Gương mẫu, thương yêu trẻ em, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; Bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp” có điểm trung bình 2,52, xếp bậc 4.

Việc thực hiện nhiệm vụ “Rèn luyện sức khỏe; Học tập văn hóa; Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em” và “Chủ động phối hợp với gia đình trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em” còn những hạn chế.

2.3.3. Thực trạng đánh giá đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non Thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên

Để tìm hiểu thực trạng đánh giá đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non Thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, tác giả đã tiến hành khảo sát 168 CBQL giáo viên qua câu hỏi 2 (phụ lục 1). Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.2: Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng chuẩn nghề nghiệp của đội

ngũ giáo viên ở các trường mầm non thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên

Các tiêu chuẩn, tiêu chí chuẩn nghề nghiệp Đánh giá mức độ đạt đƣợc Tổng số điểm ___ X Th bậc Tốt Khá Đạt Chưa đạt

SL Điểm SL Điểm SL Điểm SL Điểm

Tiêu chuẩn 1 Tiêu chí 1 20 80 51 153 97 194 0 0 427 2,54 4 Tiêu chí 2 12 48 56 168 97 194 3 3 413 2,46 6 Tiêu chuẩn 2 Tiêu chí 3 2 8 19 57 106 212 41 41 318 1,89 13 Tiêu chí 4 5 20 45 135 116 232 2 2 389 2,32 10 Tiêu chí 5 3 12 45 135 118 236 2 2 385 2,29 11 Tiêu chí 6 0 0 21 63 106 212 41 41 316 1,88 14 Tiêu chí 7 3 12 40 120 120 240 5 5 377 2,24 12 Tiêu chí 8 28 112 40 120 100 200 0 0 432 2,57 2 Tiêu chuẩn 3 Tiêu chí 9 5 20 45 135 118 236 0 0 391 2,33 9 Tiêu chí 10 15 60 56 168 97 194 0 0 422 2,51 5 Tiêu chuẩn 4 Tiêu chí 11 10 40 40 120 118 236 0 0 396 2,36 8 Tiêu chí 12 10 40 78 234 80 160 0 0 434 2,58 1 Tiêu chuẩn 5 Tiêu chí 13 0 0 20 60 106 212 42 42 314 1,87 15 Tiêu chí 14 10 40 56 168 102 204 0 0 412 2,45 7 Tiêu chí 15 5 20 83 249 80 160 0 0 429 2,55 3 Trung bình chung 2,32

Với điểm trung bình chung của 15 nội dung khảo sát trong bảng trên là 2,32, thì chuẩn nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên ở các trường mầm non thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên được đánh giá ở mức trung bình.

Bảng thống kê cho thấy có sự chênh lệch đáng kể giữa các tiêu chuẩn, tiêu chí trong thang đo năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên ở các trường mầm non thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

Một số tiêu chí có đánh giá ở mức Khá, như: “Tiêu chí 12: Phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em” có điểm trung bình 2,58, xếp bậc 1; “Tiêu chí 8: Quản lý nhóm, lớp” có điểm trung bình 2,57, xếp bậc 2; “Tiêu chí 15: Thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em” có điểm trung bình 2,55, xếp bậc 3; “Tiêu chí 1: Đạo đức nhà giáo” có điểm trung bình 2,54, xếp bậc 4; “Tiêu chí 10: Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường” có điểm trung bình 2,51, xếp bậc 5; … Đây là những mặt mạnh trong thang đo năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên ở các trường mầm non thành phố Hưng Yên.

Một số tiêu chí có mức đánh giá khá thấp như: “Tiêu chí 3: Phát triển chuyên môn bản thân” có điểm trung bình 1,89, xếp bậc 13; “Tiêu chí 6: Giáo dục phát triển toàn diện trẻ em” có điểm trung bình 1,88, xếp bậc 14.; “Tiêu chí 13: Sử dụng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc tiếng dân tộc của trẻ em” có điểm trung bình 1,87, xếp bậc 15.

Qua tìm hiểu thực tiễn và phỏng vấn, chúng tôi thấy rằng ngoại ngữ là một hạn chế chung trong năng lực nghề nghiệp của giáo viên mầm non thành phố Hưng Yên. Điều này có nhiều nguyên nhân. Số lượng giáo viên mầm non được đào tạo chính quy còn khiêm tốn so với lượng giáo viên đang giảng dạy ở các nhà trường. Bộ phận giáo viên mầm non có học đại học chính quy thì vốn kiến thức tiếng Anh hay một ngoại ngữ khác cũng rất ít người đạt được yêu cầu. Bà L.V.A - một giáo viên mầm non trẻ ở thành phố Hưng Yên cho biết: Khi thi tuyển, GVMN phải thi ngoại ngữ. Tuy nhiên, bài thi chỉ yêu cầu mức độ rất đơn giản, không có tiếng Anh giao tiếp. Trong quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ ở nhà trường, vốn tiếng Anh gần như bị bỏ quên vì không bao giờ phải sử dụng đến trong giảng dạy. Bản thân bà L.V.A và nhiều đồng nghiệp khác cho rằng tiếng anh không thực sự cần thiết trong hoạt động nghề nghiệp của giáo viên mầm non, do đó không có sự đầu tư thời gian, công sức cho việc cải thiện năng lực ngoại ngữ của bản thân.

Tiêu chí “Phát triển chuyên môn bản thân” cũng là một trong những hạn chế của đội ngũ giáo viên ở các trường mầm non thành phố Hưng Yên. Một số cán bộ quản lý giáo dục mầm non thành phố Hưng Yên đánh giá rằng: Thực tế ở các nhà trường mầm non trên địa bàn thành phố, phần lớn giáo viên đều nhận thức sâu sắc về việc chuẩn hóa trình độ đào tạo và nỗ lực để chuẩn hóa trình độ đào tạo của bản thân. Tuy nhiên, nhận thức về việc phải liên tục bồi dưỡng phát triển chuyên môn trong quá trình công tác thì còn phiến diện. Một bộ phận giáo viên ở các trường mầm non thành phố Hưng Yên cho rằng sau khi đã chuẩn hóa về bằng cấp thì có thể “yên tâm” công tác đến khi về hưu.

Ông V.Đ.H - một cán bộ quản lý giáo dục mầm non cho rằng: Vai trò của GVMN trong thời đại ngày nay đã có những biến đổi cơ bản, đánh dấu một sự chuyển biến có tính bước ngoặt trong lao động sư phạm của người giáo viên mầm non. Người GVMN nếu không thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực, phẩm chất thì sẽ không là người GVMN theo đúng nghĩa của nó và sẽ không thể thể hiện đầy đủ vai trò của mình trong hoạt động GDMN. Sự “tự bằng lòng”, “tự thỏa mãn” sau khi đã chuẩn hóa bằng cấp của một bộ phận trong đội ngũ giáo viên mầm non ở thành phố Hưng Yên đã gây ra những trở ngại cho công tác phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Muốn phát triển đội ngũ giáo viên mầm non thành phố Hưng Yên, phải bắt đầu từ việc làm chuyển biến từ trong nhận thức.

2.3.4. Thực trạng đào tạo bồi dưỡng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non thành Phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên

Để tìm hiểu thực trạng đào tạo bồi dưỡng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non thành Phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, tác giả đã tiến hành khảo sát 168 CBQL giáo viên qua câu hỏi 3 (phụ lục 1). Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.3: Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng đào tạo bồi dưỡng giáo viên

mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non thành Phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên Các tiêu chí đánh giá hoạt động đào tạo BD Đánh giá mức độ thực hiện Tổng số điểm ___ X Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Yếu

SL Điểm SL Điểm SL Điểm SL Điểm

1. Mục tiêu đào tạo bồi dưỡng

0 0 2 6 128 256 38 38 300 1,79 3

2. Nội dung đào tạo bồi dưỡng 2 8 10 30 116 232 40 40 310 1,85 1 3. Phương pháp đào tạo bồi dưỡng 0 0 12 36 116 232 40 40 308 1,83 2 4. Hình thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non thành phố hưng yên, tỉnh hưng yên​ (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)