Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non thành phố hưng yên, tỉnh hưng yên​ (Trang 81)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo

viên mầm non ở các trường mầm non thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên về phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp

* Mục tiêu

Biện pháp này nhằm làm cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường mầm non thành phố Hưng Yên nhận thức đầy đủ, đúng đắn về tầm quan

trọng và sự cần thiết phải phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp; nhận thức sâu sắc rằng phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ ở các trường mầm non.

Việc nâng cao nhận thức về phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp giúp cho các cấp, các ngành, các cơ quan quản lý giáo dục, các trường mầm non xây dựng được đội ngũ giáo viên đạt chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; thực hiện tốt công tác quản lý cán bộ ở các mặt tuyển chọn, sử dụng, quy hoạch, bồi dưỡng, thực hiện chính sách cán bộ và khen thưởng cán bộ, giáo viên.

Việc nâng cao nhận thức về phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp giúp cho cho các trường mầm non xây dựng chiến lược phát triển dài hạn; kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ ngày càng cao.

Việc nâng cao nhận thức về phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp giúp giáo viên mầm non nâng cao tinh thần chủ động học tập, bồi dưỡng, có ý thức tự rèn luyện bản thân theo chuẩn nghề nghiệp; đồng thời, tự đánh giá được phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực thực tế của bản thân, xây dựng được kế hoạch học tập nâng cao tri thức và trình độ mọi mặt của bản thân.

* Nội dung

- Tổ chức học tập quán triệt, nghiên cứu các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nước về giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng cho cán bộ, đảng viên, giáo viên công tác ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố.

- Tổ chức quán triệt cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non để nâng cao nhận thức về mục đích, yêu cầu, nội dung phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp; hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non .

* Cách thức thực hiện:

- Xây dựng kế hoạch phổ biến, nghiên cứu học tập và tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên mầm non về phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.

- Xây dựng kế hoạch nghiên cứu, phổ biến và tuyên truyền phải đảm bảo sát điều kiện cụ thể của các trường mầm non, không ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ của nhà trường. Kế hoạch phải đảm bảo tính hiệu quả thiết thực nhằm phổ biến, quán triệt tất cả các văn bản có liên quan đến chuẩn nghề nghiệp và phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.

- Quán triệt các văn bản của Đảng và Nhà nước về phát triển đội ngũ

giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố phối hợp với các trường mầm non trên địa bàn thành phố tổ chức cho cán bộ, đảng viên, giáo viên các trường mầm non học tập quán triệt các nghị quyết, chỉ thị, quy định, hướng dẫn của Trung ương và các bộ, ngành, văn bản của cơ quan Đảng các cấp có nội dung liên quan đến giáo dục, giáo dục mầm non và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp để nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp. Một số văn bản cần quán triệt, học tập như sau:

Luật Giáo dục 2019;

Điều lệ Trường mầm non (ban hành kèm theo Quyết định số 04/VBHN- BGDĐT ban hành Điều lệ trường mầm non);

Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;

Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV Quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập v.v..

Sau mỗi đợt tổ chức quán triệt, học tập, yêu cầu mỗi cá nhân viết thu hoạch với nội dung nêu rõ nhận thức của bản thân; đồng thời tự xây dựng chương trình hành động cho bản thân mình.

Trong các hoạt động triển khai và tập huấn, cần quan tâm đến việc đổi mới nội dung và hình thức tổ chức học tập quán triệt để không nhàm chán và đạt hiệu quả.

Về nội dung, cần lựa chọn nội dung học tập phù hợp, sát thực với giáo dục mầm non nhất, dễ triển khai thành chương trình hành động cụ thể của đơn vị, địa phương; tránh phổ biến quán triệt tràn lan, không có trọng tâm, trọng điểm.

Về hình thức, hình thức tổ chức học tập có thể là tổ chức các hội nghị, hội thảo, các hoạt động chuyên môn trong nhà trường nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ. Ngoài ra, nhà trường mầm non có thể dùng hình thức tổ chức nghiên cứu phù hợp với điều kiện cụ thể như: Phát tài liệu đến từng người, thảo luận, sử dụng phương tiện thông tin tập thể,…

- Tuyên truyền về thực trạng giáo dục mầm non và đội ngũ giáo viên mầm non

Tổ chức tuyên truyền, giới thiệu với các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan, ban ngành của địa phương, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên các các trường mầm non trên địa bàn thành phố về thực trạng đội ngũ giáo viên mầm non thành phố Hưng Yên hiện nay, nhất là những bất cập, hạn chế so với chuẩn nghề nghiệp, đặc biệt với yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng trong thời đại ngày nay.

- Tuyên truyền kết quả đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên các trường mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

Căn cứ tình hình cụ thể của địa phương và nhà trường, tổ chức tuyên truyền kết quả đánh giá tình hình thực hiện các tiêu chuẩn, tiêu chí giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp của Bộ GD&ĐT.

Tổ chức hội thảo về tình hình thực hiện tiêu chí, tiêu chuẩn nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố để khẳng định những ưu điểm, hạn chế, thiếu sót và nguyên; những nội dung bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện cụ thể của các trường mầm non thành phố Hưng Yên. Trong hội thảo, tập trung vào một số chủ điểm như: Vai trò quan trọng của phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp đối với hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ của các nhà trường; Những thời cơ, thuận lợi, những hạn chế, thách thức, khó khăn khi thực hiện các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp; Sự phối hợp giữa các bên liên quan trong phát triển theo chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên mầm non.

* Điều kiện thực hiện

- Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp là yêu cầu cấp thiết trong sự nghiệp giáo dục của các nhà trường mầm non.

- Phòng GD&ĐT thành phố và các trường mầm non cần được đầu tư trang bị đủ kinh phí phục vụ các hoạt động quán triệt học tập như: Tài liệu, kinh phí tổ chức, mời báo cáo viên, chuyên gia tập huấn, các thiết bị công nghệ mới, …

- Các hoạt động phải được sự thống nhất cao giữa Ban Lãnh đạo Phòng GD&ĐT thành phố với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên các trường mầm non trong tổ chức thực hiện.

3.2.2. Biện pháp 2: Đổi mới công tác quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên

* Mục tiêu:

Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên là một hoạt động không thể thiếu của nhà quản lí để thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục MN. Việc đổi mới công tác quy hoạch đội ngũ giáo viên Mầm non là thay đổi các bước quy hoạch và cụ thể hóa các tiêu chuẩn quy hoạch đội ngũ bám sát với các yêu cầu của

Chuẩn nghề nghiệp GVMN. Đổi mới quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên nhằm quản lý tốt việc phát triển ĐNGV ở các trường mầm non thành phố Hưng Yên theo quy hoạch. Trên cơ sở tác động vào cơ cấu ĐNGV mầm non để tạo động lực cho giáo viên ở các trường mầm non được phát triển đồng bộ, góp phần nâng cao chất lượng ĐNGV ở các trường mầm non thành phố Hưng Yên nói riêng và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục mầm non của thành phố Hưng Yên nói chung.

* Nội dung:

- Thực hiện quy hoạch ĐNGV mầm non theo quy trình, theo thẩm quyền, đảm bảo yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp, đáp ứng cho việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục MN.

- Phát triển số lượng ĐNGV mầm non đảm bảo cho việc phát triển giáo dục MN của từng xã, phường cụ thể, đáp ứng cho quy mô trường, lớp, quy mô trẻ đến trường, đáp ứng các hoạt động giáo dục trong nhà trường, …

- Quy hoạch về mặt cơ cấu ĐNGV mầm non đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp tập trung ở 2 mặt cơ bản: Cơ cấu độ tuổi và cơ cấu trình độ đào tạo. Về cơ cấu độ tuổi, xác định cơ cấu theo nhóm tuổi trong đơn vị như 20 tuổi - dưới 30 tuổi, 30 tuổi - dưới 40 tuổi và trên 50 tuổi để xác định hướng phát triển của nhà trường, nâng cao chất lượng chuyên môn các trường MN, đáp ứng được mục tiêu chuẩn nghề nghiệp của giáo viên mầm non; dự kiến số giáo viên MN đến tuổi về hưu hằng năm; việc bố trí giáo viên/lớp giữa giáo viên đã có kinh nghiệm và giáo viên mới ra trường, giáo viên lớn tuổi và giáo viên trẻ tuổi để nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường mầm non. Về cơ cấu theo trình độ đào tạo, bố trí giáo viên MN với những trình độ đào tạo khác nhau trong cùng một lớp, tổ, khối (đạt chuẩn, trên chuẩn) để cá nhân các giáo viên có thể hỗ trợ nhau trong hoạt động chuyên môn, cùng hoàn thành nhiệm vụ.

* Cách thức thực hiện:

- Phòng GD&ĐT xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

Yêu cầu quy hoạch phải phù hợp với chiến lược phát triển GDĐT và quy hoạch phát triển KT - XH trên địa bàn thành phố; quy hoạch các ngành có liên quan của thành phố; phù hợp với quy mô, cơ cấu, phân bố dân cư trên địa bàn thành phố; kết hợp trước mắt và lâu dài, có tính toán lộ trình phát triển và phải xác định rõ những vấn đề bức xúc, những trọng điểm cần phải đầu tư và thứ tự cần ưu tiên; tăng cường mối quan hệ với các ngành, lĩnh vực khác.

Dự báo số lượng ĐNGV mầm non: Dựa vào kết quả điều tra dân số để dự báo số trẻ em theo độ tuổi 0-5 tuổi, khả năng huy động trẻ đến trường. Từ đó, dự báo số trường, lớp có tổ chức bán trú hoặc học 2 buổi/ngày để đảm bảo sĩ số trẻ theo độ tuổi trên mỗi lớp theo Điều lệ trường MN và quy định tại Thông tư 06. Trên cơ sở dự báo số trường, lớp và căn cứ vào định mức số GV/lớp học (tối đa 2,2GV/ lớp học 2 buổi và 1,2 GV/lớp 1 buổi) dự báo số GVMN cần có để đáp ứng yêu cầu giáo dục. Trong đó, đặc biệt chú ý các yếu tố để xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia; việc tăng thêm hoặc sát nhập các điểm trường phù hợp với mỗi địa bàn dân cư.

Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ GVMN đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp: Phòng GD&ĐT căn cứ việc phân cấp quản lý, sử dụng viên chức và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến vấn đề phát triển ĐNGV mầm non, tiến hành xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ GVMN theo chuẩn nghề nghiệp trình UBND thành phố phê duyệt.

- Phòng GD&ĐT chỉ đạo việc tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

Phòng GD&ĐT tham mưu các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền thành phố (Thành ủy, UBND Thành phố) về chủ trương, chỉ đạo các cấp quản lý trực

tiếp triển khai thực hiện đảm bảo cơ cấu ĐNGV ở các trường MN trên địa bàn thành phố.

Hằng năm, xây dựng lộ trình cụ thể tăng cường số lượng giáo viên MN. Ưu tiên trong phát triển đội ngũ giáo viên MN đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp. Liên hệ Trường CĐSP Hưng Yên cũng như một số trường Sư phạm trong khu vực để biết được nhu cầu của giáo sinh ra trường của các trường theo vùng miền để có kế hoạch tuyển dụng, bố trí, phân công nhiệm vụ phù hợp. Bổ sung ĐNGV ở các trường MN bằng nhiều nguồn như phối hợp với Trường CĐSP Hưng Yên xây dựng kế hoạch đào tạo theo nhu cầu, trên cơ sở cụ thể hóa bằng chỉ tiêu được tỉnh giao, theo sự "đặt hàng" của địa phương, chủ động đề xuất với UBND tỉnh về liên kết đào tạo và bồi dưỡng giáo viên mầm non.

Hướng dẫn bằng văn bản cụ thể hóa việc thực hiện Thông tư 26 và Thông tư 06 đến các trường MN trên địa bàn thành phố về chế độ làm việc cho giáo viên MN như phân chia thời lương làm việc cụ thể theo từng vị trí công việc để đảm bảo thực hiện tốt việc chăm sóc, giáo dục trẻ.

Phòng GD&ĐT chỉ đạo cán bộ quản lý các trường MN trên địa bàn thành phố tiến hành rà soát số lượng giáo viên hiện có và số lượng giáo viên đáp ứng chuẩn nghề nghiệp. Trên cơ sở đó, lập kế hoạch tuyển chọn, thu hút, điều chuyển giáo viên. Trong xây dựng kế hoạch, cần tiến hành theo từng năm và từng giai đoạn (mỗi giai đoạn là 5 năm).

- Hiệu trưởng các trường MN lập kế hoạch phát triển ĐNGV theo chuẩn

nghề nghiệp.

Các trường MN trên địa bàn thành phố tổ chức điều tra, lập bảng báo cáo tổng hợp về ĐNGV để nắm rõ thực trạng về cơ cấu GV ở mỗi trường.

Các trường MN xây dựng kế hoạch, cụ thể hóa về chỉ tiêu số lượng ĐNGV trong từng giai đoạn (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn). Thực hiện việc sắp xếp, điều chuyển nơi thừa sang nơi thiếu nhất, có thể điều chỉnh kế hoạch, sau đó trình Phòng GD&ĐT thành phố phê duyệt.

Xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGV dài hạn (5 năm), hiệu trưởng các trường MN trên địa bàn thành phố thực hiện dự báo quy mô phát triển của nhà trường (như nâng hạng trường, xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia) để xác định được số lượng ĐNGV của nhà trường. Dựa trên nhu cầu phát triển, nhà trường xác định số GV cụ thể để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ giáo dục MN theo chương trình GDMN.

Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, khai thác các nguồn lực sẵn có là ĐNGV của nhà trường; đồng thời phải quan tâm tạo điều kiện cả về tinh thần, vật chất để GVMN được ổn định công tác, và thuận lợi trong bồi dưỡng chuẩn hóa và nâng cao năng lực nghề nghiệp, hạn chế giáo viên bỏ nghề hoặc chuyển công tác.

Bố trí, sắp xếp lại ĐNGV ở trường, đảm bảo sự cân đối, hợp lí, đồng đều về cơ cấu thích hợp cho từng đặc điểm của trường. Về thành phần: Bố trí đủ giáo viên dạy lớp 2 buổi/ngày theo quy định, có trình độ đào tạo và kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non thành phố hưng yên, tỉnh hưng yên​ (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)