Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non thành phố hưng yên, tỉnh hưng yên​ (Trang 102 - 104)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4. Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Kết quả của các nghiên cứu khoa học được tiến hành đánh giá tính cần thiết và tính khả thi thông qua kết quả lấy ý kiến chuyên gia hoặc trải qua thực nghiệm. Với đề tài này, tác giả tiến hành kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi của một số biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên bằng phương thức trưng cầu ý kiến của đội ngũ cán bộ quản lý và các giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong giáo dục mầm non.

Phiếu trưng cầu ý kiến được phát cho cán bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo, hiệu trưởng, một bộ phận giáo viên đánh giá thực hiện tại chỗ và nộp lại cho cán bộ điều tra. Kết quả được xử lí bằng phương pháp thống kê toán học.

Dựa vào các phép toán thống kê để tiến hành xử lí số liệu nghiên cứu, trên cơ sở đó rút ra các nhận xét khoa học mang tính khái quát. Sử dụng cách tính điểm trung bình để tính điểm đạt được của từng nội dung khi điều tra.

Các đối tượng khảo sát được yêu cầu lựa chọn trong số những câu trả lời có sẵn, được đánh giá bằng điểm số ở 3 mức độ giảm dần từ cao xuống thấp như sau:

Rất cần thiết/ Rất khả thi: 3 điểm Cần thiết/ Khả thi: 2 điểm Không cần thiết/ Không khả thi: 1 điểm

Như vậy, thang đo được sử dụng thống nhất với 3 mức độ nên điểm trung bình tối đa là 3 điểm, tối thiểu là 1 điểm theo mức độ giảm dần. Với thang điểm quy ước này, điểm chênh lệch của mỗi mức độ đạt được là 0.66, cụ thể như sau:

Mức Rất cần thiết/ Rất khả thi: 2.33 ≤ ĐTB ≤ 3 Mức Cần thiết/ Khả thi: 1.67 ≤ ĐTB ≤ 2.32 Mức Không cần thiết/ Không khả thi: 1 ≤ ĐTB ≤ 1.66

Qua trưng cầu ý kiến của 168 người, gồm: Ý kiến của Ban lãnh đạo và một số chuyên viên Phòng GD&ĐT thành phố Hưng Yên, Hiệu trưởng, Hiệu phó và giáo viên các trường mầm non trên địa bàn thành phố Hưng Yên, kết quả thu được như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non thành phố hưng yên, tỉnh hưng yên​ (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)