Đánh giá tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non thành phố hưng yên, tỉnh hưng yên​ (Trang 107 - 121)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4.3. Đánh giá tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Để phân tích sự phù hợp gữa tính cần thiết và tính khả thi, chúng tôi dùng hệ số tương quan thứ bậc R (Spearman):

) 1 ( 6 1 2 2     n n d R

Trong đó: n là số biện pháp đề xuất; d là hiệu số thứ bậc của 2 đại lượng đem ra so sánh. Nếu R có giá trị lớn hơn 0 (dương) thì mức độ cần thiết và tính khả thi có mối tương quan thuận; Nếu R có giá trị nhỏ hơn 0 (âm) thì mức độ cần thiết và tính khả thi có mối tương quan nghịch; Nếu r bằng 1 thì mối tương quan chặt chẽ nhất.

Bảng 3.3: Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp Các biện pháp Mức độ cần thiết Mức độ khả thi d2 Tổng điểm ĐTB Thứ bậc Tổng điểm ĐTB Thứ bậc

1. Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức đội ngũ giáo viên theo CNN ở các trường mầm non thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

438 2,60 2 444 2,64 1 1

2. Biện pháp 2: Đổi mới công tác quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên

376 2,24 5 376 2,24 5 0

3. Biện pháp 3: Phát triển chương trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên

456 2,71 1 432 2,57 2 1

4. Biện pháp 4: Đổi mới công tác đánh giá đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên

426 2,54 3 398 2,37 3 0

5. Biện pháp 5: Hoàn thiện cơ chế khuyến khích, tạo động lực làm việc cho giáo viên mầm non Thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng yên.

404 2,40 4 388 2,31 4 0

Với R = 0,9 cho thấy giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên có tương quan thuận, nghĩa là các biện pháp vừa cần thiết lại vừa khả thi cao.

Tóm lại, các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên mà đề tài đưa ra bước đầu được đánh giá là cần thiết và có tính khả thi cao. Nếu thực hiện đồng bộ và có chất lượng các biện pháp thì chất lượng công tác phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên sẽ được nâng cao.

Kết luận chƣơng 3

Để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, trước tiên cần bắt đầu từ việc cải thiện chất lượng công tác phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non. Trên cơ sở phân tích các mặt thực trạng của phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên và quán triệt sâu sắc các nguyên tắc trong quản lý giáo dục, năm giải pháp cơ bản được đề xuất để nâng cao hiệu quả của phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non thành phố Hưng Yên.

Năm giải pháp bao gồm: Tổ chức nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên mầm non ở các trường mầm non thành phố Hưng Yên, về phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp; Công tác đổi mới quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non thành phố Hưng Yên; Quản lý và phát triển chương trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên; Đổi mới đánh giá ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non thành phố Hưng Yên và Hoàn thiện cơ chế khuyến khích GVMN dựa trên tính chất đặc thù của nghề nghiệp. Các giải pháp đưa ra được đánh giá là thực sự cần thiết và có mức độ khả thi cao, bao gồm các giải pháp từ nhận thức đến hành động. Các giải pháp tác động vào tất cả các đối tượng liên quan: Từ cán bộ quản lý của Phòng GD&ĐT thành phố, Hiệu trưởng và giáo viên các nhà trường mầm non. Việc thực hiện một cách đồng bộ, kịp thời các giải pháp có thể góp phần thay đổi đáng kể công tác phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non thành phố Hưng Yên theo hướng tích cực, hiệu quả. Từ đó, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ ở các nhà trường mầm non thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Đội ngũ giáo viên là yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục. Vì thế, nâng cao chất lượng giáo viên được xem là khâu đột phá, trọng tâm của công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, trong đó có giáo dục mầm non. Phát triển đội ngũ giáo viên là phát triển nhân lực sư phạm trong các nhà trường mầm non đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu… đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non.

Việc tìm hiểu và xử lý kết quả điều tra ở các trường mầm non thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên cho thấy hiện nay năng lực của đội ngũ giáo viên mầm non vẫn để lại những lo ngại cả về lượng và chất trước yêu cầu đổi mới giáo dục. Thực trạng đó đòi hỏi phải có những giải pháp để tháo gỡ, phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên mầm non, đáp ứng tốt nhất việc chăm sóc - giáo dục trẻ. Trong những năm qua, công tác phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non thành phố Hưng Yên đã được tiến hành ở những mức độ khác nhau. Các khâu từ quy hoạch đến quản lý, sử dụng, đánh giá đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non thành phố Hưng Yên đã bước đầu nền nếp. Tuy nhiên, những bất cập, hạn chế vẫn còn tồn tại.

Luận văn đã đề xuất 5 biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non thành phố Hưng Yên và cũng thể hiện kết quả khảo nghiệm về tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp. Năm biện pháp bao gồm:

- Tổ chức nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên mầm non ở các trường mầm non thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên về phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp;

- Công tác đổi mới quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên;

- Quản lý và phát triển chương trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên;

- Đổi mới đánh giá ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên;

- Hoàn thiện cơ chế khuyến khích GVMN dựa trên tính chất đặc thù của nghề nghiệp.

Các biện pháp sẽ có hiệu quả nhất khi được phối hợp toàn diện, giữa giáo viên, ban giám hiệu nhà trường, Phòng GD&ĐT thành phố và các nhóm đối tượng liên quan. Trong thời gian tới, để thực hiện hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non thành phố Hưng Yên, đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối kết hợp của các ban, ngành địa phương, đặc biệt là trong công tác tuyên truyền, đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí cho việc phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp. Với vai trò trung tâm, các trường mầm non trên địa bàn thành phố cần xác định nỗ lực khắc phục khó khăn, tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục; phấn đấu giữ vững và nâng cao kết quả phát triển đội ngũ đã đạt được trong thời gian qua.

2. Khuyến nghị

Dựa trên thực tiễn năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên mầm non và phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, để có điều kiện thực hiện tốt các giải pháp đã đề xuất ở trên một cách có hiệu quả tối ưu. Tác giả mạnh dạn đề xuất một số khuyến nghị như sau:

2.1. Đối với UBND tỉnh Hưng Yên và UBND thành phố Hưng Yên

- Phân cấp triệt để về quản lý công tác phát triển đội ngũ giáo viên mầm non trong giai đoạn hiện nay để thấy rõ phần việc của các cấp, các ngành, tránh

tình trạng chồng chéo trong chỉ đạo và thực hiện công tác phát triển đội ngũ giáo viên mầm non.

- Căn cứ điều kiện của từng địa bàn, tỉnh cần xem xét có chế độ hỗ trợ mang tính đặc thù đối với GVMN, tạo điều kiện cho GVMN yên tâm công tác lâu dài và hiệu quả cho các cơ sở giáo dục mầm non.

2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Hưng Yên

- Triển khai thực hiện phân cấp cụ thể quản lý Nhà nước về GD mầm non nói chung và quản lý công tác phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp giai đoạn hiện nay.

- Triển khai tổ chức tốt các kế hoạch công tác phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.

2.3. Đối với các trường mầm non thành phố Hưng Yên

- Tích cực chăm lo về vật chất, tinh thần, quan tâm đến tập thể sư phạm nhà trường đặc biệt chăm lo đến công tác bồi dưỡng đội ngũ, tạo điều kiện tối đa, khuyến khích động viên và có chế độ khen thưởng kịp thời để GVMN tự học, tự bồi dưỡng chuẩn hóa năng lực theo quy định chuẩn nghề nghiệp của Bộ GD&ĐT.

- Căn cứ tình hình thực tiễn của nhà trường, vận dụng các giải pháp đề xuất cho một cách linh hoạt, phù hợp để công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ngày càng đi vào chiều sâu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ GD&ĐT (2015), Điều lệ trường mầm non (ban hành kèm theo Quyết định số 04/VBHN-BGDĐTban hành Điều lệ trường mầm non

2. Bộ GD&ĐT (2017), Tài liệu hướng dẫn tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giáo dục mầm non (Dành cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non).

3. Bộ GD&ĐT (2018), Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.

4. Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ (2018), Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT- BGDĐT-BNV Quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.

5. Nguyễn Hữu Châu (2008), Chất lượng giáo dục - Những vấn đề lí luận và

thực tiễn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Vũ Quốc Chung, Nguyễn Văn Cường (2009), “Cải cách đào tạo và bồi dưỡng giáo viên theo định hướng chuẩn năng lực nghề nghiệp”, Tạp chí Giáo dục, số 219.

7. Trần Khánh Đức (2014), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ

XXI, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

8. Phạm Minh Hạc (2001), Phát triển toàn diện con người thời kỳ CNH -HĐH, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

9. Đỗ Tường Hiệp (2017), Quản lý bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên trung học phổ thông các tỉnh Tây Nguyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục, Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục.

10. Nguyễn Thanh Hoàn (2003), "Chất lượng giáo viên và những chính sách cải thiện chất lượng giáo viên", Tạp chí phát triển giáo dục, Hà Nội.

11. Đặng Thành Hưng (2005), “Quan niệm về chuẩn hóa trong giáo dục”, Tạp

12. Phạm Thị Loan (2010), Quản lý phát triển năng lực giáo viên mẫu giáo theo tiếp cận kĩ năng nghề đáp ứng theo yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non, Trường Đại học Giáo dục, Hà Nội.

13. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003), "Người giáo viên thế kỷ XXI: Sáng tạo - hiệu quả", Tạp chí dạy và học ngày nay, Hà Nội.

14. Nguyễn Thị Bạch Mai (2015), Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non đáp

ứng yêu cầu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi các tỉnh Tây Nguyên, Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục VN.

15. Quốc hội nước CHXHCNVN (2019), Luật Giáo dục.

16. Đỗ Thị Thanh Tâm (2015), Phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm

non trên địa bàn quận Nam Từ Liêm - Hà Nội, Đại học Sư phạm HN II.

17. Nguyễn Xuân Thành (2019), Phát triển đội ngũ giáo viên các trường dạy nghề tỉnh Phú Thọ theo chuẩn nghề nghiệp, Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo

dục, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.

18. Đỗ Hoàng Toàn (chủ biên, 2000), Giáo trình Khoa học quản lý, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

19. Trần Thị Bích Trà, Phan Thị Ngọc Anh (2000), “Nghiên cứu việc xây dựng những chính sách phát triển bậc học mầm non”,Tạp chí phát triển giáo dục. 20. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (2012), Kỷ yếu Hội thảo “Mô hình nhân

cách giáo viên mầm non trong thời kì hội nhập quốc tế”, Hà Nội.

21. Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2005), Gíao dục mầm non những vấn đề lý luận và

thực tiễn, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

22. Hoàng Quốc Vinh (2018), Quản lý đội ngũ hiệu trưởng trường THPT Hà Nội theo hướng chuẩn hóa, Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục, Viện Khoa

PHỤ LỤC 1

PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG

Để góp phần nghiên cứu các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non thành phố Hưng Yên, kính mong thầy/cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề sau đây:

1. Thầy/cô cho biết ý kiến đánh giá về mức độ thực hiện các nhiệm vụ thể hiện lao động nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên ở các trƣờng mầm non thành phố Hƣng Yên, tỉnh Hƣng Yên?

Các nhiệm vụ của GVMN

Mức độ thực hiện

Tốt Khá Trung

bình Yếu

1. Bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng của trẻ em … □ □ □ □

2. Nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em… □ □ □ □

3. Trau dồi đạo đức, thương yêu trẻ, đối xử công

bằng, bảo vệ quyền và lợi ích trẻ em; … □ □ □ □

4. Phối hợp với gia đình trẻ … □ □ □ □

5. Rèn luyện sức khỏe; Học tập văn hóa; Bồi dưỡng

chuyên môn nghiệp vụ… □ □ □ □

6. Thực hiện các nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quy định của nhà trường, quyết định của Hiệu trưởng

□ □ □ □

2. Thầy/cô cho biết ý kiến đánh giá về thực trạng chuẩn nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên ở các trƣờng mầm non thành phố Hƣng Yên, tỉnh Hƣng Yên?

Các tiêu chí chuẩn nghề nghiệp

Mức độ thực hiện

Tốt Khá Trung bình Yếu

1. Đạo đức nhà giáo □ □ □ □

3. Phát triển chuyên môn bản thân □ □ □ □ 4. Xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo

dục theo hướng phát triển toàn diện trẻ em □ □ □ □

5. Nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em □ □ □ □

6. Giáo dục phát triển toàn diện trẻ em □ □ □ □

7. Quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ em □ □ □ □

8. Quản lý nhóm, lớp □ □ □ □

9. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành

mạnh, thân thiện □ □ □ □

10. Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường □ □ □ □

11. Phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

□ □ □ □

12. Phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non thành phố hưng yên, tỉnh hưng yên​ (Trang 107 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)