0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Quản lý trang bị bổ sung cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu về

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN TÍCH HỢP Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN XÍN MẦN, TỈNH HÀ GIANG (Trang 100 -103 )

8. Cấu trúc luận văn

3.2.5. Quản lý trang bị bổ sung cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu về

3.2.5.1. Mục đích thực hiện biện pháp

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học thuộc hệ thống phương tiện của quá trình dạy học, là điều kiện cần thiết, là cơ sở thực hiện mục tiêu dạy học tại các trường học. Khi thực hiện biện pháp này nhằm tăng cường, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo cho thực hiện dạy học theo tiếp cận tích hợp ở trường học. Tăng cường các biện pháp hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị để phát huy tốt nhất hiệu quả của nó trong dạy và học nói chung và thực hiện hoạt động dạy học theo tiếp cận tích hợp ở trường học nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Chất lượng dạy học theo hướng tích hợp theo trong hoạt động dạy học phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ GV, NV và điều kiện cơ sở vật chất. Cơ sở vật chất bao gồm trường lớp, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi…là điều kiện cần thiết trong quá trình nâng cao chất lượng Chất lượng dạy học theo hướng tích hợp theo trong hoạt động dạy học mục đích của biện pháp là nhằm làm thế nào để nhà trường luôn có đủ cơ sở vật chất như đủ phòng học, phòng chức năng, phòng làm việc, TBDH và đồng thời tạo nên một môi trường sư phạm có cảnh quan đ p, thiết bị dạy học đầy đủ, đồng bộ, hiện đại đáp ứng tốt yêu cầu dạy học trong nhà trường tiểu học nói chung và trong dạy học theo tiếp cận tích hợp nói riêng.

3.2.5.2. Nội dung thực hiện biện pháp

Để chuẩn bị cho mỗi năm học, các nhà trường cần tổng kiểm tra, kiểm kê, rà soát lại toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học. Có kế hoạch tu sửa và bổ sung kịp thời. Sắp xếp toàn bộ thiết bị theo chủng loại, đảm bảo thuận tiện cho việc theo dõi, kiểm tra, sử dụng của giáo viên.

Đẩy mạnh công tác xã hội hoá GD, thu hút các nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường/lớp.

Đầu tư kinh phí mua sắm, nâng cấp cải tạo TBDH ; rà soát, phân loại TBDH theo quy định để bổ sung một số thiết bị qui định tại Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho bậc học tiểu học.

Ban giám hiệu cần phát động toàn thể giáo viên và học sinh phong trào thi đua tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Động viên khen thưởng những GV có nhiều thành tích trong việc sử dụng, tự làm đồ dùng dạy học.

Bồi dưỡng GV, NV nâng cao khả năng sử dụng các TBDH hiện đại, phục vụ cho việc nâng cao hiệu quả dạy học theo tiếp cận tích hợp.

Thường xuyên kiểm tra các nhóm lớp việc bảo quản và sử dụng, có kế hoạch sửa chữa kịp thời các đồ dùng trang thiết bị hư hỏng để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Lập kế hoạch xây dựng TBDH.

Hoạt động khai thác và sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cần được tăng cường tổ chức, chỉ đạo xây dựng nề nếp.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Nghiên cứu các tài liệu về xây dựng CSVC và TBDH ở bậc học tiểu học. Đây là giải pháp đầu tiên và vô cùng quan trọng đối với người quản lý. Người quản lý phải nắm chắc được nội dung những yêu cầu cụ thể, các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường mầm non điều lệ trường tiểu học, chương trình đổi mới hình thức, chương trình GD tiểu học mới, chương trình chỉnh lý trường tiểu học, tiêu chuẩn trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, quyết định về danh mục thiết bị mầm non tối thiểu…

Xây dựng kế hoạch trang bị bổ sung cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy học theo tiếp cận tích hợp phù hợp với thực tế của trường.

Tham mưu với các cấp chính quyền và tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền địa phương về công tác xây dựng cơ sở vật chất. Để kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường trở thành hiện thực thì công tác tham mưu của Hiệu trưởng quyết định sự thành công hay thất bại của kế hoạch đó. Vậy Hiệu trưởng cần phải xác định được đối tượng mình cần tham mưu đó là Phòng GD&ĐT, Đảng ủy, hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thị trấn, Huyện nơi trường đóng. Khi xác định được đối tượng tham mưu thì Hiệu trưởng cần gửi các văn bản, các quyết định của Nhà nước, của ngành để lãnh đạo địa phương nghiên cứu, đồng thời nhà trường có các đề xuất liên quan đến việc xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất cho nhà trường ở các hạng mục còn thiếu, lạc hậu, không an toàn đối với trẻ…

Thực hiện tốt công tác xã hội hóa GD, tuyên truyền vận động các cấp, các ban ngành đoàn thể, hội phụ huynh nhà trường đóng góp công sức, kinh phí xây dựng trường theo yêu cầu đạt chuẩn. Sử dụng hợp lý nguồn ngân sách được cấp và quỹ học phí.

Tăng cường công tác quản lý, bảo quản và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất trang thiết bị của nhà trường. Để quản lý tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có của nhà trường trong công tác chỉ đạo, Hiệu trưởng phải xây dựng các qui định về quản lý tài sản công sở, các qui định về cấp phát khấu hao trang thiết bị trong quá trình sử dụng. Định kỳ 1 năm 2 lần tổ chức kiểm kê tài sản.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Người Hiệu trưởng cần phải tích cực nghiên cứu, học tập, thâm nhập thực tế, tiếp thu cái mới đáp ứng yêu cầu của bậc học. Nắm chắc các văn bản quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị trường mầm non theo hướng đổi mới và biết vận dụng sáng tạo vào trường mình.

Biết phát huy sức mạnh tổng hợp của các ban ngành đoàn thể, lực lượng toàn xã hội để không ngừng cải tạo, sửa chữa, xây dựng mới làm đ p cảnh quan cho trường.

Coi trọng công tác xã hội hóa GD. Công tác xã hội hóa phải có nội dung công việc cụ thể cho từng đoàn thể tham gia vào việc xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị của trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN TÍCH HỢP Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN XÍN MẦN, TỈNH HÀ GIANG (Trang 100 -103 )

×