Những kết quả đạt đƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh hồ chí minh (Trang 74 - 75)

8. Đóng góp của đề tài

2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc

Nhƣ đã phân tích, RRTD đƣợc phản ánh bởi chính số lƣợng nợ quá hạn, nợ xấu của mỗi tổi chức tín dụng. Hiện nay tỷ lệ nợ xấu của VCB HCM năm 2014 là 668 tỷ đồng, chiếm 1,3% nợ xấu năm 2015 là 524 tỷ đồng, chiếm 0,86%. Có đƣợc kết quả này do công tác quản trị RRTD tại VCB HCM đã từng bƣớc cải thiện, phát triển và đạt mức chuyên môn hóa sâu hơn. Cụ thể:

- VCB HCM có chính sách tín dụng tốt; chính việc xây dựng chính sách tín dụng phù hợp, hợp lý trên cơ sở quy định của pháp luật đã đảm bảo việc cấp tín dụng của hội sở và các chi nhánh cho khách hàng và tuân thủ pháp luật, thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ tín dụng. Điều này góp phần hạn chế rất lớn RRTD phát sinh.

- Chính sách quản trị RRTD tƣơng đối hiệu quả: Việc không tập trung cấp tín dụng quá cao cho các khách hàng, các nhóm khách hàng, các ngành nghề lĩnh vực có liên quan với nhau, một loại tiền tệ, một địa bàn… quyết định cấp tín dụng phải thực hiện theo chế độ tập thể và phù hợp với năng lực của chi nhánh, chú trọng quản lý rủi ro theo nhóm khách hàng, ngành hàng, kết hợp với nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định để ngăn chặn RRTD ngay từ bƣớc thẩm định, giải ngân, đồng thời tăng cƣờng và thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra trƣớc, trong và sau khi cho vay.

- Thực hiện quy trình tổ chức quản trị RRTD khoa học. Tại VCB HCM đã chuyên môn hóa hoạt động tín dụng theo từng chức năng: bộ phận khách hàng; bộ phận thẩm định và xét duyệt cho vay; bộ phận quản lý nợ; bộ phận theo dõi thu hồi nợ và xử lý rủi ro. Chính quy trình này đã đảm mỗi khoản tín dụng đƣợc cấp ra có chất lƣợng, đảm bảo khả năng trả nợ. Vì vậy, hạn chế rất nhiều RRTD phát sinh. Bên cạnh đó VCB HCM áp dụng nguyên tắc quản trị RRTD theo tiêu chuẩn của Basel II trong năm 2016 do VCB chuyển giao. VCB HCM đã áp dụng một hệ thống quản trị RRTD tập trung, đƣợc phân lập rõ ràng theo quy trình, chức năng giữa quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Sự tách biệt giữa ba chức năng nhằm giải thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy đƣợc tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng.

Trong quá trình quản lý, quản trị tín dụng nói chung và quản trị RRTD nói riêng, VCB HCM đã đƣa ra và thực hiện tốt các biện pháp về đảm bảo nợ vay và xử lý tài sản đảm bảo nợ vay. Đặc biệt là đối tƣợng khách hàng doanh nghiệp vừa có nhu cầu vay vốn lớn nhƣng tài sản bảo đảm lại rất hạn chế, nhƣng VCB HCM vẫn tiếp cận và đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn vay của loại hình doanh nghiệp này, đảm bảo mở rộng và tăng trƣởng tín dụng hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh hồ chí minh (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)