1.3.1. Các nhân tố khách quan
1.3.1.1. Các điều kiện về mặt xã hội
- Thói quen sử dụng tiền mặt: Thẻ là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Khách hàng phải mở tài khoản hoặc kí quỹ. Cho nên, thói quen và tâm lý ưa thích sử dụng tiền mặt là nhân tố ảnh hưởng khá lớn đến việc phát triển thẻ. Vì xã hội ngày một phát triển, người ta khi đứng trước một sự lựa chọn luôn đặt sở thích của mình lên trên hết. Nếu một người rất giàu có, chi tiêu nhiều nhưng anh ta lại thích cảm giác cầm tiền trong tay, cảm giác sức mạnh, sức nặng và giá trị của nó, thích được mang nhiều tiền trong người, thì việc thuyết phục anh ta sử dụng thẻ thật không dễ. Đặc biệt với Việt Nam, đây là một khó khăn đáng kể, vì chúng ta chưa có thói quen chi tiêu bằng thẻ, và lượng tiền mặt lưu thông trên thực tế là rất lớn.
- Thói quen giao dịch qua ngân hàng: Thẻ là một sản phẩm do ngân hàng cung cấp. Sự thành công của nó phụ thuộc vào niềm tin của công chúng vào hệ thống ngân hàng, từ đó mà tăng cường các hoạt động giao dịch, mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng.
- Trình độ dân trí: Thẻ là phương tiện hiện đại, nên sự phát triển của thẻ phụ thuộc nhiều vào sự am hiểu của công chúng về thẻ. Trình độ ở đây là khả năng tiếp cận, sử dụng dịch vụ thẻ, việc nhận biết các tiện ích của thẻ ngân hàng. Trình độ dân trí ngày
(SL ĐVCNT/ATM năm n) – (SL ĐVCNT/ATM năm n-1) (2.3)
Tốc độ tăng trưởng = x 100%
một phát triển thì khả năng sử dụng những dịch vụ do thẻ ngân hàng mang lại sẽ ngày một tăng.
1.3.1.2. Các điều kiện về kinh tế
- Sự ổn định của tiền tệ: Đây là điều kiện cơ bản cho việc mở rộng sử dụng thẻ thanh toán đối với bất kì quốc gia nào. Ngược lại, việc mở rộng sử dụng thẻ thanh toán tạo điều kiện cho sự ổn định tiền tệ.
- Sự phát triển ổn định của nền kinh tế: Khi nền kinh tế tăng trưởng cao, nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng, tác động đến sức mua của người dân. Mà sản phẩm thẻ không thể phát triển được nếu thu nhập của người dân thấp, nhu cầu chi tiêu nhỏ lẻ.
1.3.1.3. Môi trường pháp lý
Có thể nói bất cứ hoạt động kinh doanh nào cũng chịu tác động mạnh của luật. Vì nó liên quan đến quy trình hoạt động, đến quyền hạn và trách nhiệm các bên tham gia, được thể hiện qua các nghị quyết, chính sách, do Nhà nước hoặc chính tổ chức phát hành đưa ra. Hoạt động kinh doanh thẻ đem lại lợi ích cho cả xã hội cũng như từng các nhân. Với tốc độ tăng trưởng luôn ở mức cao, các chủ thể tham gia vào thị trường ngày một nhiều, việc đưa hoạt động này vào khung pháp lý là cần thiết.
Nếu có quy chế hợp lý, sẽ tác động tích cực thúc đẩy dịch vụ thẻ phát triển. Ngược lại, nếu môi trường pháp lý quá chặt chẽ hoặc lỏng lẻo sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến dịch vụ thẻ như trách nhiệm, nghĩa vụ mập mờ, dẫn đến việc các ngân hàng đối mặt với những rủi ro không thể kiểm soát được. Ngân hàng sẽ dè dặt khi kinh doanh dịch vụ, hạn chế tính chủ động sáng tạo của ngân hàng, không tạo động lực cho thị trường thẻ phát triển.
Do đó, vấn đề đặt ra là Nhà nước cần phải có một hành lang pháp lý thống nhất, đồng bộ để các ngân hàng có thể chủ động điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của mình, hoạch định được chiến lược kinh doanh của mình, củng cố nền tảng
vững chắc cho việc phát triển dịch vụ thẻ trong tương lai, nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của thị trường và thu lợi cao nhất.
1.3.1.4. Môi trường cạnh tranh
Hiện nay, cạnh tranh ngày một gay gắt, không chỉ trên thị trường thẻ mà tất cả các thị trường khác, trong mọi lĩnh vực. Đây cũng là nhân tố có tác động mạnh thúc đẩy sự phát triển của thị trường thẻ. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều triển khai dịch vụ thẻ thanh toán – phát hành, làm đại lý thanh toán…
Theo lộ trình hội nhập WTO của Việt Nam, các ngân hàng nước ngoài đã chính thức được mở chi nhánh 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, đó là những đối thủ cạnh tranh - với công nghệ, trình độ quản lý mạnh hơn chúng ta rất nhiều. Khi nhiều thành viên tham gia vào thị trường, cạnh tranh càng ngày càng khốc liệt, chủ thẻ sẽ có nhiều sự lựa chọn, tiện ích sẽ tăng lên vì số lượng máy ATM ngày một nhiều và được đa dạng hoá các chức năng, mạng lưới ĐVCNT ngày một mở rộng. Tuy nhiên, điều quan trọng là các ngân hàng phải cạnh tranh lành mạnh với nhau.
1.3.1.5. Sự phát triển của khoa học công nghệ
Thẻ ra đời dựa trên nền tảng của ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào trong hoạt động thanh toán. Thẻ sẽ không có khả năng chi trả nếu nó không được đưa vào máy đọc thẻ và hệ thống máy tính kết nối với hệ thống trung tâm thẻ. Hơn nữa, những dịch vụ gia tăng của thẻ ngày một nhiều, tính bảo mật của thẻ cũng tăng lên cùng với sự phát triển của công nghệ, nhờ đó mà thu hút khách hàng.
1.3.1.6. Sự phát triển của hệ thống thẻ ngân hàng
Đây là một nhân tố khách quan nhưng có ảnh hưởng khá lớn đến các ngân hàng, vì nó liên quan đến mức độ cạnh tranh và sự phối kết hợp liên kết giữa thành viên với nhau. Thêm nữa, khi khách hàng sử dụng thẻ ngày một nhiều, họ muốn có được sự thuận lợi, nên nếu như hệ thống ngân hàng cùng phát triển, các loại thẻ đều
tương đối giống nhau, họ có thể dùng thẻ của mình để rút tiền hoặc thanh toán tại các điểm chấp nhận thẻ có ATM, POS … của bất kì một ngân hàng nào. Điều đó chỉ được hiện thực hoá khi mà có một hướng phát triển chung, một sự thống nhất đồng bộ giữa các ngân hàng.