8. Kết cấu của đề tài
3.2.4. Giải pháp liên quan đến điều chỉnh danh mục cho vay
(i) Tiếp tục nghiên cứu các phương pháp quản trị DMCV theo khuynh hướng hiện đại
So với các NHTM trên thế giới, đặc biệt là tại các nƣớc phát triển thì trình độ quản trị DMCV của BIDV còn rất sơ khai, đa số vẫn sử dụng các công cụ truyền thống, nội bảng là chủ yếu. Do đó hiệu quả quản trị DMCV của BIDV thƣờng có độ trễ, tính linh hoạt chƣa cao, đôi khi ảnh hƣởng đến mối quan hệ với khách hàng. Do thị trƣờng tài chính của Việt Nam còn chƣa ổn định, các công cụ quản trị DMCV hiện đại nhƣ chứng khoán hóa, hoán đổi rủi ro lãi suất chƣa có điều kiện phát huy tác dụng. Tuy nhiên theo khuynh hƣớng hội nhập và mở rộng hoạt động, các yếu tố tích cực đang dần hình thành, thị trƣờng tài chính trong tƣơng lai sẽ khắc phục đƣợc những nhƣợc điểm hiện tại. Là một ĐCTC hàng đầu Việt Nam, BIDV cần chủ động nghiên cứu, thử nghiệm, vận dụng các phƣơng pháp quản trị DMCV hiện đại vào quy trình cho vay, giám sát cho vay.
(ii) Tích cực hợp tác với các tổ chức mua bán nợ
Hiện nay BIDV là NHTM có lƣợng dƣ nợ xấu bán cho VAMC nhiều nhất, việc này giúp cho BIDV cân đối lại DMCV và giảm đƣợc tỷ trọng nợ xấu. BIDV cần tích cực hợp tác với VAMC trong công tác mua bán nợ vì đây là một công cụ quản trị DMCV có tác động trực tiếp lên bảng cân đối của ngân hàng. Ngoài VAMC, BIDV có thể hợp tác với các tổ chức mua bán nợ khác nhƣ Công ty TNHH mua bán nợ Việt Nam (DATC). Mặt khác BIDV cần nhìn nhận việc mua bán nợ
dƣới góc độ quản trị DMCV là công cụ dùng để điều chỉnh DMCV, không chỉ mua bán nợ xấu mà cả nợ tiêu chuẩn nếu khoản nợ đó có nguy cơ gây ra rủi ro DMCV.