- Nghị định số 33/2017/NĐCP ngày 03/4/2017 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản;
25 Công ty CP Vật tư tổng hợp Thanh Hóa
Thanh Hóa
Nhà máy tinh bột
sắn 1207 Sông Mã
18 Công ty TNHH MTV cấp nước Thanh Hóa nước Thanh Hóa
Sản xuất nước
sạch 54 Sông Mã
19 Công ty Cổ phần Thức ăn
chăn nuôi Thái Dương Sản xuất thức ăn 550 Hồ Gắm 20
Công ty cổ phần sản xuất Chế biến nông sản và Vật tư nông nghiệp Phúc Thịnh
Chế biến tinh
bột sắn 1094
Suối Làng Miềng 21 Công ty TNHH Đường mía
Việt Nam - Đài Loan Nhà máy men 750
Suối Xóm sắn 22 Công ty TNHH Đường mía
Việt Nam - Đài Loan Nhà máy đường 1.260
Suối Xóm sắn 23 Công ty CP Mía đường
Nông Cống Nhà máy đường 1.450 Khe Bột Dột
24 Công ty cổ phần Giấy Lam
Sơn Sản xuất giấy 250 Sông Mực
25 Công ty CP Vật tư tổng hợp Thanh Hóa Thanh Hóa
Chế biến tinh bột
sắn 1.900 Sông Quyền
Tổng 16.600 (m3/ngày)
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường năm 2020) 1.3.2.4. Nước thải ngành khai thác, chế biến khoáng sản
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhiều loại khoáng sản trên địa bàn tỉnh được khai thác, chế biến để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và một phần cho xuất khẩu. Ngành khai khoáng đóng góp mỗi năm khoảng 924
- 1340 tỷ đồng vào tổng thu ngân sách nhà nước. Công nghiệp khai khoáng đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Theo số liệu thống kê, số lượng doanh nghiệp trong ngành khai khoáng hiện tại là 179 đơn vị trong đó, ngành khai thác quặng kim loại là 10 đơn vị; khai thác khoáng sản khác là 169 đơn vị. Sản phẩn khai thác khoáng sản chủ yếu sử dụng để phục vụ ngành xây dựng, cơ cấu sản phẩm chủ yếu trên địa bàn tỉnh như sau:
Bảng 1.8. Tổng khối lượng sản phẩm từ hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản
TT Tên sản phẩm Đơn vị
tính
Khối lượng sản phẩm
1 Quặng và tinh quặng kim loại khác không
chứa sắt Tấn 13.456
2 Đá xây dựng khác m3 1.373.570
3 Cát vàng m3 220.521
(Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa 6 tháng năm 2020)
Đối với ngành khai thác và chế biến khoáng sản, lượng nước thải phát sinh chủ yếu do hoạt động chế biến đá ốp lát. Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường, trên địa bàn tỉnh hiện có gần 128 cơ sở sản xuất đá ốp lát; trong đó, 28 đơn vị chế biến đá ốp lát không đi kèm với khai thác mỏ và 100 xưởng chế biến được đầu tư tại mỏ; nước thải phát sinh chủ yếu do quá trình xẻ đá, ước tính 1 m3 đá xẻ phát sinh 1,5 m3 nước thải. Với tổng công suất sản xuất lên đến 637.770 m3/năm thì lượng nước thải phát sinh hằng ngày ước tính khoảng 2.657,4 m3/ngày. Lượng nước này chủ yếu được tuần hoàn sử dụng tại các cơ sở sản xuất.
Ngoài ra, hoạt động khai thác tài nguyên cát sỏi trái phép từ các lòng sông trên địa bàn tỉnh cũng đang rất khó kiểm soát. Hậu quả môi trường phải gánh chịu là làm đục nước sông, suối cản trở thuyền bè qua lại và nguy cơ gia tăng tai nạn giao thông đường thủy, đặc biệt là gây sạt lở nghiêm trọng các bờ sông. Tại
một số địa phương như thành phố Thanh Hóa, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Hà Trung, Thiệu Hóa và thị xã Sầm Sơn, công tác quản lý đôi khi còn chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước sông làm ảnh hưởng đến chất lượng nước tưới tiêu.
1.3.2.5. Nước thải ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác
Bên cạnh sự tăng trưởng của các ngành công nghiệp chính, một số ngành khác như sản xuất phân bón, dược vật tư y tế, kinh doanh chợ, siêu thị, tái chế phế liệu… cũng đang ngày càng phát triển theo xu thế chung. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới và tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ khác cũng ngày càng gia tăng.
Bảng 1.9. Số lượng các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành sản xuất công nghiệp khác
TT Tên ngành Số lượng
doanh nghiệp
1 Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất 32
2 Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu 3
3 Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic 24