Các yếu tố bên ngoài mối quan hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phối hợp tổ chức dạy thực hành nghề ở trung tâm dạy nghề tân sơn (Trang 27 - 28)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.1. Các yếu tố bên ngoài mối quan hệ

* Cơ chế, chính sách của Nhà nước

Hệ thống Dạy nghề Việt Nam được đặt dưới sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Cơ chế chính sách của nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến quan hệ hợp tác giữa t r u n g t â m với các cơ sở SDLĐ, nó thúc đẩy hoặc kìm hãm mối quạn hệ này bằng việc tạo ra cơ chế, chính sách để điều chỉnh. Việc phối hợp giữa trung tâm dạy nghề và cơ sở SDLĐ có tính khả thi hay không, yếu tố quyết định không phải là nhu cầu hay khả năng của các bên mà sự phối hợp đó có được luật pháp cho phép hay chưa. Nếu cho phép thì nằm ở trong phạm vi nào, do vậy khi thiết lập quan hệ phối hợp, cả hai bên cần tính đến những giới hạn cho phép trong khuôn khổ của pháp luật.

Để hoạt động phối hợp dạy học đạt hiệu quả thì Nhà nước cần có sự hỗ trợ, tạo điều kiện để các trung tâm hưởng ưu đãi, chính sách khuyến khích xã hội hóa đầu tư giáo dục và đào tạo theo quy định chung, hỗ trợ đào tạo giáo viên, kết nối với cơ sở SDLĐ, tạo điều kiện để các trung tâm có các hợp đồng đào tạo. Hỗ trợ xây dựng và công bố các chương trình khung, các soạn giáo trình dùng chung

Về phía các trung tâm dạy nghề và cơ sở SDLĐ trong quá trình phối hợp, cả hai bên cần phải thường xuyên có những đề xuất, kiến nghị phù hợp với thực tiễn của sản xuất đến các cấp quản lý để cơ chế chính sách được nghiên cứu bổ sung hoàn thiện, có lợi cho phối hợp như: tạo cơ hội cho thuê

các cơ sở hạ tầng ưu đãi; một số thủ tục miễn thuế; các khoản ưu đãi bảo hiểm; tiếp cận vốn vay ưu đãi.

* Môi trường phối hợp

Môi trường đặt ra yêu cầu đối với chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao và khắt khe, nếu trung tâm dạy nghề vẫn theo quan điểm cũ là dạy những cái mình có, ngại mở rộng quan hệ với cơ sở SDLĐ thì số lượng HS học nghề ra trường sẽ không có việc làm hoặc làm không đúng chuyên ngành đã được đào tạo. Mặt khác về phía các cơ sở SDLĐ cùng với việc đổi mới và phát triển về công nghệ để tạo ra các sản phẩm tốt đáp ứng yêu cầu cầu cầu xã hội thì lực lượng lao động hiện tại chưa thể đáp ứng tốt cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, do đó cơ sở SDLĐ phải chủ động bắt tay liên kết đào tạo với trung tâm.

Như vậy, có thể thấy sự phát triển của môi trường một mặt tạo cơ hội cho sự phát triển của trung tâm dạy nghề và cơ sở SDLĐ. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra yêu cầu cho trung tâm dạy nghề và cơ sở SDLĐ phái xích lại gần nhau trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phối hợp tổ chức dạy thực hành nghề ở trung tâm dạy nghề tân sơn (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)