8. Cấu trúc của luận văn
3.2. Các biện pháp phối hợp tổ chức DTH nghề ở trung tâm dạy nghề Tân Sơn
3.2.4. Phối hợp khai thác và sử dụng có hiệu quả các phương tiện, thiết bị sản
sản xuất vào DTH
3.2.4.1. Mục đích
Mục đích của biện pháp là đưa q trình dạy học thực hành và thực tập sản xuất vào cơ sở SDLĐ, được tiến hành ngay trên trang thiết bị hiện đại của cơ sở SDLĐ do chính chuyên gia, cán bộ kỹ thuật của cơ sở SDLĐ hướng dẫn.
3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
* Về phôi liệu, vật tư thực hành
Căn cứ nội dung chương trình của mơ đun thực hành tiến hành xây dựng định mức vật tư thực hành, thực tập của từng bài học, mô đun và tổng hợp nhu cầu vật tư cho nghề đào tạo. Trong quá trình xây dựng định mức vật tư... thực hành, thực tập cho từng bài học, mô đun, trung tâm dạy nghề phối hợp với cơ sở SDLĐ để thống nhất sản phẩm thực hành là cái gì? Có cần thiết hay khơng? Mang lại lợi ích như thế nào?. Thực tế hàng năm kinh phí của trung tâm dạy nghề dành cho việc mua sắm phôi liệu, vật tư phục vụ cho thực hành thực tập của học sinh là lớn. Chính vì vậy, trung tâm dạy nghề chủ động phối hợp với cơ sở SDLĐ để lựa chọn, xây dựng các bài tập thực hành nhằm tạo ra được những sản phẩm cần thiết cho cơ sở SDLĐ, cho xã hội. Điều này, không những giúp cho học sinh có những bài tập sát với thực tế nhằm rèn luyện những kĩ năng cần thiết mà về phía cơ sở SDLĐ cịn thu lại được kinh phí vật tư đã bỏ ra hoặc khơng thì cũng thu lại một phần.
* Về trang thiết bị dạy nghề
Trang thiết bị dạy nghề, bao gồm cả trang thiết bị của cơ sở SDLĐ và trang thiết bị, máy móc của trung tâm dạy nghề. Thực tế, trong những năm qua trung tâm dạy nghề được Nhà nước quan tâm đầu tư, được ưu đãi từ nhiều nguồn vốn khác nhau. Tuy nhiên, rất ít trung tâm dạy nghề (khơng nói là hiếm) có thể tự trang bị đầy đủ và đồng bộ trang thiết bị dành cho học sinh
thực hành, thực tập, đó là chưa nói đến những trang thiết bị, công nghệ mới, hiện đại, đắt tiền mà cơ sở SDLĐ thường xuyên thay đổi để phù hợp với công nghệ, đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy nghề thì nội dung phối hợp DTH giữa trung tâm dạy nghề và cơ sở SDLĐ không chỉ trong phát triển chương trình dạy nghề hợp lý, nâng cao năng lực - đa dạng đội ngũ giáo viên dạy nghề trên cơ sở tham gia của các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật của cơ sở SDLĐ mà phối hợp đào tạo còn phải đi đến một mục tiêu quan trọng khác, đó là sự chủ động trong kế hoạch thực hành thực tập của học sinh. Cụ thể, về trang thiết bị dạy nghề, sự phối hợp đào tạo giữa trung tâm dạy nghề và cơ sở SDLĐ phải đi đến mục tiêu: cơ sở SDLĐ bố trí trang thiết bị, máy móc của chính mình phục vụ cho công tác dạy học nói chung và cơng tác dạy học thực hành, thực tập của học sinh nói riêng. Để thực hiện hiệu quả, trung tâm dạy nghề và cơ sở SDLĐ khi lập kế hoạch phải thể hiện và thống nhất được một số nội dung sau: Số lượng học sinh học thực hành và tham gia thực tập, thời gian dự kiến thực hành, thực tập, số lượng chủng loại trang thiết bị cần cho thực hành thực tập, dự kiến giáo viên phân công giảng dạy… kế hoạch xây dựng càng cụ thể, hợp lý thì việc triển khai thực hiện càng thuận lợi là điều kiện đảm bảo cho sự thành công.
Xây dựng các phòng học hiện đại, các phịng chun mơn hóa, các xưởng thực hành với đầy đủ trang thiết bị thực hành thực tập và đảm bảo tính hiện đại ở cả trung tâm dạy nghề và cơ sở SDLĐ. Các phòng học này phải đảm bảo tiêu chuẩn về diện tích, điều kiện về nhiệt độ, ánh sáng, điều kiện âm thanh..., phải có cán bộ chuyên trách đảm nhận có sự hiểu biết về các trang thiết bị và phải thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng.
Để khai thác và sử dụng các thiết bị dạy học có hiệu quả, trung tâm dạy nghề và cơ sở SDLĐ thường xuyên phải tổ chức các buổi hội thảo, các lớp tập huấn về phương pháp và kỹ năng sử dụng các thiết bị dạy học cho giáo viên và cán bộ kỹ thuật, sưu tầm, biên soạn tài liệu hướng dẫn sử dụng các loại thiết bị.
3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Xây dựng kế hoạch DTH và thực tập phải được trung tâm dạy nghề và cơ sở SDLĐ cần bàn bạc thống nhất từ đầu khóa học và thống nhất lại trước khi triển khai thực hiện, kế hoạch phải cụ thể để cơ sở SDLĐ chủ động, khơng ảnh hưởng đến sản xuất.
Để q trình dạy học thực hành thực tập diễn ra đạt hiệu quả, điều kiện tiên quyết là bản thân cơ sở SDLĐ phải xác định được những lợi ích, hiệu quả từ công tác thực hành thực tập của học sinh mang lại. Từ đó, cơ sở SDLĐ có trách nhiệm, xem công tác thực hành, thực tập của học sinh tại cơ sở SDLĐ như là công việc chuyên môn và là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động sản xuất của chính mình.
Giáo viên, cán bộ kỹ thuật phải nghiên cứu nắm chắc, nhuần nhuyễn nội dung bài giảng khi sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học. Đây là vấn đề cơ bản nhất, có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao chất lượng bài giảng. Bởi vì trong dạy học, phương tiện, thiết bị dạy học ln ln có mối quan hệ, gắn bó chặt chẽ với nội dung và phương pháp dạy học. Để truyền đạt và lĩnh hội một nội dung nào đó địi hỏi phải sử dụng phương pháp và phương tiện tương ứng. Ngược lại sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học đúng lúc, đúng chỗ, đúng liều lượng, khai thác tối đa được khả năng, tác dụng của nó sẽ tác động ngược trở lại đối với sự hoàn thiện và phát triển nội dung, và phương pháp dạy học sẽ có chất lượng hơn. Do đó nếu giáo viên, cán bộ kỹ thuật khơng nắm chắc, nhuần nhuyễn nội dung bài giảng sẽ không thể xác định được phương pháp và phương tiện kỹ thuật phù hợp, cũng như khơng thể có sự kết hợp thuần thục giữa nội dung bài giảng, phương pháp thể hiện và các phương tiện kỹ thuật dạy học. Khi đó bài giảng chỉ là sự “đọc lại” những nội dung đưa lên trình chiếu, hoặc chỉ giới hạn trong việc cung cấp những tư liệu, tài liệu dưới dạng hình ảnh, âm thanh mà khơng có sự kết nối, định hướng tư duy và kỹ năng sáng tạo cho người học, gây ức chế, giảm hưng phấn đối với HS.
Chủ động, tích cực học tập, nâng cao trình độ về công nghệ thông tin. Trong thời đại hiện nay, khoa học, công nghệ đang phát triển như vũ bão, đã trở thành động lực thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đổi mới phương pháp dạy học thông qua việc ứng dụng, sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật hiện đại để hỗ trợ cho bài giảng nhằm giúp cho học viên dễ nhớ, dễ hiểu, nhớ lâu; khơi dậy tính tích cực, sáng tạo trong q trình học tập; đáp ứng tốt yêu cầu của đòi hỏi thực tiễn. Để thực hiện được điều đó địi hỏi người giáo viên, cán bộ kỹ thuật khi tham gia phối hợp giảng dạy thực hành phải có kiến thức nhất định về tin học, sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng làm chủ các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Muốn vậy, khơng cịn cách nào khác, người GV của trung tâm dạy nghề và cán bộ của cơ sở SDLĐ phải tích cực, chủ động trong quá rình tự học tập, tự nghiên cứu thông qua hệ thống sách tự học Tin học, thông qua đồng nghiệp, qua các buổi tập huấn trung tâm, cơ sở lao động tổ chức… để nâng cao về trình độ cơng nghệ thông tin, nâng cao được các kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại.
Phối hợp nhuần nhuyễn giữa việc sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật dạy học hiện đại với các phương pháp DTH khác. Để phân tích, làm rõ một khái niệm, thể hiện rõ một động tác thực hành nào đó, ngồi việc sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học cịn phải có sự kết hợp với giọng nói, cử chỉ, điệu bộ của người thầy để tác động vào cảm súc, tình cảm, ý chí của người học; cịn phải kết hợp với các phương pháp khác: thuyết trình, đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề … để thuyết phục, lôi cuốn người học. Do đó, người giảng viên khơng được quá lạm dụng vào các phương tiện, thiết bị dạy học, không được lấy phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại có sẵn để thay thế hoàn toàn các phương pháp khác mà phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn với các phương pháp khác để làm sáng tỏ, sinh động bài giảng, từ đó sẽ phát huy được tối đa hiệu quả của các phương tiện, thiết bị kỹ thuật dạy học.