- Môi trƣờng kinh tế
Môi trƣờng kinh tế ảnh hƣởng đến công tác quản trị RRTN tại NHTM. Nếu môi trƣờng cạnh tranh khắc nghiệt, phức tạp, áp lực kinh doanh lớn khiến nhân viên căng thẳng, chịu áp lực dẫn đến sai sót, gian lận trong quá trình tác nghiệp. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế khó khăn, sản xuất bị ngừng trệ, khách hàng dễ bị thua lỗ, phá sản dẫn đến tình trạng khách hàng gian lận, cấu kết với nhân viên gây thiệt hại cho ngân hàng. Ví dụ, việc lãnh đạo ngân hàng đề ra chiến lƣợc và mục tiêu quá lớn mà không tính hết đến các rủi ro, khó khăn của nền kinh tế chắc chắn sẽ tạo ra áp lực đối với các cấp thực hiện. Trong nhiều trƣờng hợp, để hoàn thành đƣợc chỉ tiêu buộc họ phải vi phạm trong tác nghiệp. Với môi trƣờng thuận lợi, RRTN sẽ đƣợc hạn chế, công tác quản trị RRTN đƣợc ngân hàng thực hiện hiệu quả hơn.
- Môi trƣờng văn hóa xã hội
Tùy thuộc vào môi trƣờng văn hóa, phong tục của từng vùng miền, từng đối tƣợng khách hàng mà các NHTM áp dụng các phƣơng pháp quản trị RRTN khác nhau. Các ngân hàng nƣớc ngoài có phƣơng pháp quản trị RRTN riêng nhƣng tại Việt Nam, đòi hỏi phải phù hợp với môi trƣờng và phong tục của Việt Nam. Ví dụ, các NHTM sử dụng ngƣời quản lý, nhân viên là ngƣời địa phƣơng nơi ngân hàng có trụ sở, việc này giúp am hiểu điều kiện của địa phƣơng, khách hàng, từ đó có thể dự báo, phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời khi có rủi ro xảy ra. Hay chiến lƣợc quản trị RRTN, nhân sự cho công tác quản trị rủi ro của NHTM ở các vùng miền khác nhau: Ở nông thôn, nhu cầu giao dịch của khách hàng với ngân hàng chủ
yếu là gửi tiết kiệm, vay vốn, chuyển tiền với số tiền nhỏ, RRTN có nguyên nhân từ khách hàng, nhân viên rất ít nên ngân hàng có thể áp dụng quản trị RRTN khác với địa bàn có nhiều giao dịch, số lƣợng tiền lớn, tội phạm nhiều.
- Môi trƣờng pháp lý
Chính phủ, NHNN, các ban ngành liên quan đã hành hành các quy định, nguyên tắc trong hoạt động của NHTM nói chung và các quy định về quản trị rủi ro nói riêng, nhằm đảm bảo cho hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả, phù hợp với thông lệ quốc tế. Trên cơ sở những quy định đó, các NHTM đều ban hành các văn bản một cách cụ thể và phù hợp với hoạt động kinh doanh, QLRR nhƣ: Thiết lập Ban Kiểm soát, bộ phận kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, QLRR và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận, xây dựng quy trình nghiệp vụ chặt chẽ.
Thanh tra NHNN với chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động của các NHTM, góp phần không nhỏ trong quản trị RRTN tại NHTM nhƣ việc phát hiện các sai sót, gian lận, ngăn chặn, dự báo và phòng ngừa RRTN. Hàng loạt các sai phạm khác về cho vay, bảo lãnh tín dụng ở một số NHTM dẫn đến rủi ro rất lớn, có nguy cơ đe dọa sự an toàn của cả hệ thống đã đƣợc phát hiện và ngăn chặn kịp thời.
Ngoài ra, môi trƣờng tự nhiên thuận lợi cũng góp phần không nhỏ trong công tác quản trị RRTN, hạn chế đƣợc các thiệt hại về tài sản khi có thiên tai, hỏa hoạn xảy ra.