TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮ CÁ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á (Trang 53)

2.1.1. Lịch sử hình thành

Ngân hàng TMCP Bắc Á (BacABank) đƣợc thành lập năm 1994 theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, vốn góp cổ phần do các cổ đông có uy tín đóng góp, là một trong số các ngân hàng TMCP lớn có hoạt động kinh doanh lành mạnh và hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Nghệ An nói riêng và cả nƣớc nói chung.

Ngân hàng TMCP Bắc Á là thành viên chính thức của Hiệp hội Thanh toán Viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu, Hiệp hội các ngân hàng Châu Á, Hiệp hội các ngân hàng Việt Nam và Phòng Thƣơng mại Công nghiệp Việt Nam.

BacABank hoạt động dựa trên 5 tôn chỉ “Tiên phong – Chuyên nghiệp – Đáng tin cậy – Cải tiến không ngừng – Vì hạnh phúc đích thực”. Giữ tâm sáng nhƣ sao, BacABank xây dựng chuẩn mực ngân hàng mới, kết hợp hài hòa giữa bản sắc truyền thống với tinh hoa tiêu chuẩn quốc tế, tạo ra sức mạnh tài chính cân bằng để cùng cả dân tộc hƣớng đến tƣơng lai thịnh vƣợng.

Các chỉ tiêu cơ bản tại thời điểm 31/12/2012:

- Vốn điều lệ: 3.000 tỷ đồng - Tổng tài sản đạt 33.759 tỷ đồng

- Huy động vốn từ dân cƣ và tổ chức kinh tế đạt 29.039 tỷ đồng - Tổng cho vay khách hàng đạt 21.938 tỷ đồng

- Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dƣ nợ đạt 4%

2.1.2. Các hoạt động chính của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Bắc Á

BacABank cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng nhƣ:

- Mở tài khoản nội tệ và ngoại tệ, nhận tiền gửi của dân cƣ và các tổ chức kinh tế.

- Hoạt động thanh toán trong và ngoài nƣớc, tài trợ thƣơng mại, chuyển tiền nhanh, kinh doanh ngoại hối.

- Phát hành và thanh toán thẻ, séc du lịch, homebanking.

- Dịch vụ ngân hàng trực tuyến: SMS banking, internet banking

Ngoài các dịch vụ chính của một NHTM, BacABank còn tham gia các hoạt động kinh doanh du lịch và khách sạn, tƣ vấn đầu tƣ vào các dự án có mục tiêu cải thiện chất lƣợng sống nhƣ chế biến thực phẩm sạch, sữa sạch, ngành y dƣợc sạch hay các bệnh viện và trƣờng học đạt tiêu chuẩn hàng đầu quốc tế ngay tại Việt Nam. Hoạt động tƣ vấn đầu tƣ, thu xếp vốn đƣợc xem là đặc thù và ƣu thế của BacABank tiếp tục đƣợc phát huy hiệu quả, từ đó từng bƣớc tạo dựng cho Ngân hàng một thế hệ khách hàng bền vững.

Hoạt động của Công ty quản lý nợ và tài sản ngày càng ổn định và phát huy hiệu quả. Tổng số nợ xấu đã thu hồi đạt 98,9 tỷ đồng. Công tác định giá tài sản và các hoạt động mua bán nợ trong và ngoài hệ thống đáp ứng yêu cầu do Hội đồng thành viên đƣa ra. Bộ máy tổ chức tiếp tục đƣợc kiện toàn nhằm đáp ứng yêu cầu đặc thù của các công việc nghiệp vụ.

2.1.3. Bộ máy tổ chức

BacABank có mạng lƣới hoạt động bao gồm: 1 Hội sở, 1 văn phòng Hội sở và 80 địa điểm giao địch khắp các tỉnh, thành phố trọng điểm trong cả nƣớc. Số lƣợng cán bộ nhân viên trên toàn hệ thống là 1.270 ngƣời.

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Ngân hàng TMCP Bắc Á P. NHÂN SỰ P. ĐÀO TẠO KHỐI NHÂN SỰ P. TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP P. KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP P. THANH TOÁN QUỐC TẾ P. TÍN DỤNG CÁ NHÂN P. KHÁCH HÀNGCÁ NHÂN TRUNG TÂM THẺ P. CHIẾN LƢỢC P. MARKETING P. KINH DOANH TIỀN TỆ P. KINH DOANH VÀNG P. NGUỒN VỐN P. TÀI CHÍNH KẾ TOÁN P. KIỂM SOÁT NỘI BỘ P. PHÁP CHẾ BAN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN P. QLRR TÍN DỤNG P. QLRR THỊ TRƢỜNG P. QLRR TÁC NGHIỆP P. XỬ LÝ NỢ P. HÀNH CHÍNH P. NGÂN QUỸ KHỐI HỖ TRỢ KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO KHỐI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP KHỐI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KHỐI PHÁT TRIỂN KINH DOANH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT

2.1.3.2. Nhiệm vụ của các bộ phận tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á

- Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông là bộ phận có quyền quyết định cao nhất của Ngân hàng gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần. ĐHĐCĐ quyết định những vấn đề đƣợc Luật pháp và điều lệ Ngân hàng quy định. ĐHĐCĐ thông qua các BCTC hàng năm của Ngân hàng và ngân sách tài chính cho các năm tiếp theo, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, thành viên Ban kiểm soát.

- Hội đồng quản trị

HĐQT có vai trò xây dựng chiến lƣợc tổng thể và định hƣớng lâu dài cho Ngân hàng, ấn định mục tiêu tài chính giao cho Ban điều hành. HĐQT chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ban điều hành thông qua một số hội đồng và khối chuyên môn do HĐQT thành lập nhƣ: Khối khách hàng cá nhân, khối khách hàng doanh nghiệp, khối QLRR, khối hỗ trợ.

- Ban kiểm soát

Ban kiểm soát thực hiện kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của các đơn vị thuộc hệ thống BacABank về sự tuân thủ pháp luật, các quy định pháp lý của ngành ngân hàng và các quy chế, thể lệ, quy trình nghiệp vụ của BacABank. Qua đó, bộ phận kiểm toán nội bộ đánh giá chất lƣợng điều hành và hoạt động của từng đơn vị, tham mƣu cho Ban điều hành, cũng nhƣ đề xuất khắc phục yếu kém, đề phòng rủi ro nếu có.

- Ban điều hành

Ban điều hành gồm có Tổng Giám đốc có trách nhiệm điều hành chung và các Phó Tổng Giám đốc trợ giúp cho Tổng Giám đốc. Ban điều hành có chức năng cụ thể hóa chiến lƣợc tổng thể và các mục tiêu do HĐQT đề ra, bằng các kế hoạch phƣơng án kinh doanh, tham mƣu cho HĐQT về các vấn đề chiến lƣợc, chính sách, trực tiếp điều hành mọi hoạt động Ngân hàng.

- Khối quản lý rủi ro

Khối QLRR có nhiệm vụ tham mƣu cho HĐQT trong việc ban hành các chiến lƣợc, quy trình, chính sách liên quan đến quản trị rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng. Khối QLRR cũng có nhiệm vụ phân tích và đƣa ra những cảnh báo về mức độ an toàn của BacABank trƣớc những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro và đề xuất những biện pháp phòng ngừa; phân tích quyết định mức độ rủi ro chung của Ngân hàng, đồng thời giám sát việc thực thi chính sách quản trị rủi ro trong Ngân hàng. Khối QLRR chịu trách nhiệm xem xét, quyết định việc thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro của Ngân hàng để phù hợp với các yêu cầu về quản trị rủi ro của các cơ quan quản lý; phổ biến kiến thức và văn hóa quản lý rủi ro trong toàn bộ hệ thống ngân hàng.

- Khối khách hàng doanh nghiệp

Khối khách hàng doanh nghiệp thực hiện tham mƣu cho Ban điều hành trong việc xây dựng, triển khai các kế hoạch trong quan hệ với khách hàng doanh nghiệp, phân tích thị trƣờng, lựa chọn thị trƣờng mục tiêu, khách hàng mục tiêu, xây dựng chính sách khách hàng, chƣơng trình tiếp thị để mở rộng kênh khách hàng và hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra, khối khách hàng doanh nghiệp còn chịu trách nhiệm về việc thiết lập, duy trì, quản lý và phát triển mối quan hệ, hỗ trợ và bán các sản phẩm cho khách hàng doanh nghiệp, trực tiếp thẩm định các dự án, phƣơng án kinh doanh, định giá TSĐB nợ vay của khách hàng doanh nghiệp quan hệ trực tiếp tại Hội sở theo đúng quy trình, quy định của BacABank.

- Khối khách hành cá nhân

Khối khách hàng cá nhân thực hiện tham mƣu cho Ban điều hành trong việc định hƣớng hoạt động, xây dựng kế hoạch Marketing sản phẩm cá nhân tại BacABank một cách có hiệu quả, ban hành các văn bản, chịu trách nhiệm về nghiên cứu thị trƣờng, nghiên cứu và đƣa ra các sản phẩm mới dành cho khách hàng cá nhân.

- Khối nhân sự

Khối nhân sự có chức năng tƣ vấn cho HĐQT các vấn đề về chiến lƣợc quản lý và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng, tổ chức đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên, quản lý và bảo vệ chế độ cho ngƣời lao động, phát huy cao nhất sức mạnh nguồn nhân lực.

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Bắc Á

BacABank kinh doanh với đầy đủ các hoạt động nhƣ: Huy động vốn, cho vay, thanh toán, tƣ vấn đầu tƣ. Trong đó hoạt động huy động vốn và tƣ vấn đầu tƣ vào các dự án xi măng, sữa, dƣợc liệu đƣợc chú trọng hơn cả.

Bảng 2.1: Các chỉ số tài chính chủ yếu giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 2009 2010 2011 2012 1. Tổng Tài sản 17.154 19.648 23.136 25.343 33.759 2. Nguồn vốn huy động 14.276 16.678 19.346 19.392 29.039 3. Vốn chủ sở hữu 2.025 2.215 3.100 3.127 3.113 4. Tổng dƣ nợ cho vay 12.487 13.653 15.357 16.348 21.938

5. Lợi nhuận trƣớc thuế 186 191 198 200 55,7

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hàng TMCP Bắc Á [14])

Các chỉ tiêu tổng tài sản, nguồn vốn huy động, vốn chủ sở hữu, tổng dƣ nợ cho vay đều tăng qua các năm từ năm 2009 đến năm 2012. Lợi nhuận trƣớc thuế từ năm 2008 đến năm 2011 đều tăng, năm 2012 giảm 144 tỷ đồng so với năm 2011, nguyên nhân chủ yếu là do năm 2012 NHNN quy định trần lãi suất cho vay và lãi suất huy động, do đó chênh lệch lãi suất giảm đáng kể; nợ xấu tăng dẫn đến dự phòng rủi ro

tín dụng tăng so với đầu năm; một nguyên nhân khác là tình hình thanh khoản căng thẳng từ cuối năm 2011 đến nửa đầu năm 2012, Ngân hàng phải đi vay trên thị trƣờng liên ngân hàng với lãi suất cao, làm cho chi phí vốn tăng đột biến.

2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn

BacABank đẩy mạnh hoạt động huy động vốn từ các tổ chức, dân cƣ và sử dụng nguồn vốn đó cho vay và đầu tƣ vào các dự án lớn. Với mạng lƣới giao dịch rộng khắp cả nƣớc, phong cách chăm sóc khách hàng tận tình, chu đáo, đa dạng về các sản phẩm huy động đã thu hút lƣợng tiền gửi rất lớn từ các khách hàng. BacABank thực hiện huy động nguồn tiền gửi bằng nhiều kênh khác nhau (tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán), phát triển các sản phẩm hỗ trợ nhƣ thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử.

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn từ năm 2008 đến năm 2012

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 2009 2010 2011 2012 1. Vốn huy động bằng VNĐ 12.481 14.692 16.870 16.594 25.879 2. Vốn huy động bằng ngoại tệ 1.795 1.986 2.476 2.798 3.160 3. Tổng vốn huy động 14.276 16.678 19.346 19.392 29.039

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hàng TMCP Bắc Á [14])

Kết quả huy động vốn tại BacABank có xu hƣớng tăng qua các năm từ 2008 đến năm 2012. Năm 2009 tăng 2.402 tỷ đồng, tức tăng 16,83% so với năm 2008. Năm 2010 tăng 2.668 tỷ đồng, tức tăng 16% so với năm 2009. Năm 2011 tăng 46 tỷ đồng, tức tăng 0,24% so với năm 2010. Năm 2012 tăng 9.647 tỷ đồng, tức tăng 49,75% so với năm 2011. Các chi nhánh điển hình trong hoạt động huy động vốn nhƣ chi nhánh Hà Nội, Hồ Chí Minh, Thái Hà, Kim Liên, Thăng Long. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động cao nhƣng kỳ hạn gửi chủ yếu từ 1 đến 3 tháng, vì vậy cơ cấu

2.1.4.2. Hoạt động tín dụng

BacABank thực hiện cho vay đối với các tổ chức kinh tế và khách hàng cá nhân đủ điều kiện. Các sản phẩm cho vay chủ yếu của BacABank: Cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay phát triển kinh tế gia đình, cho vay tiêu dùng. Đặc biệt, từ tháng 8 năm 2013, Ngân hàng TMCP Bắc Á thực hiện cho vay gói lãi suất ƣu đãi 1.000 tỷ đồng. Bảng 2.3: Tình hình dƣ nợ từ năm 2008 đến năm 2012 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 2009 2010 2011 2012 1. Tổng dƣ nợ 12.487 13.653 15.357 16.348 21.938 2. Tổng vốn huy động 14.276 16.678 19.346 19.392 29.039 3. Tổng dƣ nợ/ Tổng vốn huy động (%) 87,47 81,82 79,38 84,3 75,55

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hàng TMCP Bắc Á [14])

Qua báo cáo, tổng dƣ nợ cho vay tại BacABank có xu hƣớng tăng qua các năm từ 2008 đến năm 2012. Năm 2009 tăng 1.166 tỷ đồng, tức tăng 9,34% so với năm 2008. Năm 2010 tăng 1.704 tỷ đồng, tức tăng 12,48%. Năm 2011 tăng 991 tỷ đồng, tức tăng 6,45% so với năm 2010. Năm 2012 tăng 5.590 tỷ đồng, tức tăng 34,19% so với năm 2011. Tốc độ tăng trƣởng tín dụng tại BacABank phù hợp với chỉ tiêu đƣợc NHNN giao. Định hƣớng phát triển tín dụng của Ngân hàng là tiếp tục tập trung ƣu tiên cấp tín dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh áp dụng công nghệ cao vào nông nghiệp, nông thôn, hạn chế tối đa cho vay lĩnh vực phi sản xuất nhƣ bất động sản, chứng khoán.

Bảng 2.4: Cơ cấu dƣ nợ từ năm 2008 đến năm 2012 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 2009 2010 2011 2012 1. Cho vay ngắn hạn 9.213 10.553 11.435 12.243 16.774 2. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn/Tổng dƣ nợ (%) 73,78 77,29 74,46 74,89 76,46 3. Cho vay trung và dài hạn 3.274 3.100 3.922 4.105 5.164 4.Tỷ trọng cho vay trung

và dài hạn/Tổng dƣ nợ (%) 26,22 22,71 25,54 25.1 23.54

5. Dự phòng rủi ro 101 123 135 141 251

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hàng TMCP Bắc Á [14])

Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn tại BacABank có xu hƣớng tăng qua các năm, trong đó Ngân hàng chủ yếu tập trung cho vay ngắn hạn. Năm 2009 cho vay ngắn hạn tăng 1.340 tỷ đồng, tăng 14,54%. Năm 2010 tăng 882 tỷ đồng, tăng 8,36% so với năm 2009. Năm 2011 tăng 808 tỷ đồng, tăng 7,07% so với năm 2010. Năm 2012 tăng 4.531 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2011. Giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nợ xấu tăng lên. Do đó, BacABank đã thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo đúng quy định của NHNN.

2.1.4.3. Hoạt động tư vấn đầu tư

Bên cạnh việc kinh doanh các dịch vụ tài chính, BacABank đặc biệt chú trọng tƣ vấn đầu tƣ các hoạt động mang tính an sinh xã hội và luôn theo đuổi chiến lƣợc phát triển bền vững. BacABank tập trung tƣ vấn đầu tƣ vào các dự án có mục tiêu cải thiện chất lƣợng sống nhƣ chế biến thực phẩm sạch, sữa sạch, ngành y dƣợc sạch hay các bệnh viện và trƣờng học đạt tiêu chuẩn hàng đầu quốc tế ngay tại Việt Nam. Đây là những lĩnh vực tạo ra giá trị cốt lõi, thân thiện với môi trƣờng, đồng thời giúp chúng tôi gửi gắm thông điệp về một tƣơng lai bền vững.

- Dự án sữa sạch TH True Milk

BacABank thực hiện tƣ vấn đầu tƣ vào dự án theo xu hƣớng mới, với tƣ duy mới mẻ và sáng tạo. Từ cuối tháng 12/2010, thƣơng hiệu sữa TH True Milk ra đời tạo thêm một điểm sáng cho ngành sữa Việt Nam. Sữa TH True Milk đƣợc sản xuất theo quy trình khép kín, đồng bộ theo tiêu chuẩn quốc tế từ khâu trồng cỏ, xây dựng chuồng trại, chế biến thức ăn cho bò đến quản lý thú y, chế biến, đóng gói và phân phối sản phẩm. Dự án này với mục đích không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sữa trong nƣớc, từng bƣớc thay thế sữa nhập khẩu, mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

- Dự án khu đô thị sinh thái y học

Dự án khu đô thị sinh thái y học bao gồm Bệnh viện điện tử, Bệnh viện đa khoa 5 sao và Trung tâm điều dƣỡng, Khu Spa nghỉ dƣỡng, sinh thái cao cấp, Trƣờng đại học tổng hợp Phủ Quỳ (gồm Khoa Y Dƣợc, Kho Công Nghệ cao và Khoa Nông Nghiệp) và Viện nghiên cứu bệnh ung thƣ.

- Dự án dƣợc liệu và xây dựng nhà máy chiết xuất tại chỗ tại Nghệ An

BacABank thực hiện tƣ vấn đầu tƣ dự án này nhằm cung cấp các sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)