Những kết quả đạt đƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh nam sài gòn (Trang 60 - 63)

Từ thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng cơng thương Nam Sài Gịn và công tác quản lý nợ xấu đã được triển khai, có thể thấy trong những năm vừa qua công tác quản lý nợ xấu của Ngân hàng cơng thương Nam Sài Gịn cũng đạt được một số kết quả đáng khích lệ như sau:

Hồn thiện và triển khai quy trình quản lý nợ xấu tại Chi nhánh.

- Trước thực trạng nợ xấu có giá trị cao, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ trong khi các biện pháp đã thực hiện để xử lý thu hồi nợ xấu chưa đạt được nhiều kết quả như mong muốn sau một thời gian thực hiện, ban lãnh đạo chi nhánh đã khơng ngừng củng cố cơ chế, chính sách quản lý nợ xấu. Xem cơng tác quản lý nợ xấu là hoạt động trọng tâm, kiên quyết xử lý các khoản nợ xấu đã phát sinh để thu hồi nợ, đồng thời tập trung tăng trưởng dư nợ trên cơ sở an toàn, bền vững.

- Sau một thời gian thực hiện triển khai các biện pháp xử lý các khoản nợ xấu, Ngân hàng công thương Nam Sài Gịn đã xây dựng hồn thiện và triển khai quy trình quản lý nợ xấu áp dụng tại chi nhánh. Qua đó, cơng tác quản lý nợ xấu được thực hiện chuyên môn hơn, rõ ràng hơn. Việc quản lý nợ xấu được thực hiện

ngay từ khi cấp tín dụng, từ các biện pháp phịng ngừa nợ xấu cho đến hoạt động xử lý nợ xấu sau khi phát sinh, các biện pháp được các phòng ban tại chi nhánh và các phòng giao dịch vận dụng thống nhất, linh hoạt. Chi nhánh và các phòng giao dịch đã chủ động hơn trong việc nhận biết nợ xấu, phân loại nợ cũng như các biện pháp cần thực hiện để có thể thu hồi nợ, điều này góp phần làm cho cơng tác quản lý nợ xấu của chi nhánh ngày càng trở nên hiệu quả hơn.

Phân công nhiệm vụ rõ ràng trong hoạt động quản lý nợ giữa các phòng ban với đội ngũ nhân viên trẻ, năng động

- Để công tác quản lý nợ xấu được thực hiện bài bản, phát huy được hiệu quả hơn, Ngân hàng công thương Nam Sài Gòn đã từng bước xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo hướng chuyên môn, phân định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các phịng ban. Theo đó, hoạt động quản lý nợ xấu được thực hiện ngay từ khi bắt đầu cấp tín dụng cho khách hàng. Các phòng ban kinh doanh như Phòng Khách hàng Cá nhân, Phòng Khách hàng Doanh nghiệp chịu trách nhiệm thẩm định, quản lý khoản vay của khách hàng theo quy định. Trường hợp khoản vay của khách hàng chuyển sang nợ xấu (nợ nhóm 3 trở lên) sẽ được chuyển giao cho Phòng Tổng hợp để thực hiện xử lý thu hồi nợ, các phòng ban để phát sinh nợ xấu có trách nhiệm tích cực phối hợp với Phịng Tổng hợp để xử lý thu hồi nợ.

- Bên cạnh đó, cơng tác nhân sự cũng luôn được chi nhánh quan tâm, đề cao. Để đảm bảo nhân sự có năng lực có thể thực hiện tốt các cơng việc đảm nhiệm, các tiêu chí tuyển dụng đưa ra khắt khe, địi hỏi các ứng viên phải có được những phẩm chất nhất định như kết quả học tập tốt (thuộc các trường đại học chính quy uy tín, đúng chuyên ngành, kết quả học tập loại khá trở lên đối với Nam, loại giỏi trở lên đối với Nữ), thơng thạo vi tính văn phịng, có khả năng nắm bắt nhanh cơng việc, ưu tiên các ứng viên có kinh nghiệm làm việc, thành tích tốt. Nhờ vậy, đội ngũ ngân sự của Ngân hàng cơng thương Nam Sài Gịn hiện nay đa số là nhân sự trẻ, năng động, kiến thức chuyên môn tốt để đáp ứng nhu cầu của công việc. Công tác đào tạo và đào tạo lại cũng được chi nhánh chú trọng thực hiện để đảm bảo nguồn nhân lực có đầy đủ các kiến thức, trình độ chun mơn và

các kỹ năng nhất định phù hợp với công việc.

Kết quả xử lý nợ xấu đáng khích lệ

- Trải qua một thời gian dài tích cực xử lý nợ xấu với nhiều biện pháp khác nhau, tuy công tác xử lý nợ xấu của Ngân hàng cơng thương Nam Sài Gịn chưa đạt được nhiều kết quả như kỳ vọng nhưng cũng gặt hái được một số kết quả nhất định.

- Tính đến thời điểm cuối năm 2013, nợ xấu của Ngân hàng công thương Nam Sài Gòn đã giảm từ 204.352 triệu đồng (năm 2012) xuống còn 181.525 triệu đồng, chiếm 26,74% tổng dư nợ. Nợ xấu năm 2013 đã giảm 22.827 triệu đồng so với năm 2012, tương đương tỷ lệ giảm là 11,17%. Trong 181.525 triệu đồng của năm 2013 thì nợ nhóm 4 là 29.161 triệu đồng, chiếm 16,06% tổng nợ xấu và nợ nhóm 5 là 152.364 triệu đồng, chiếm 83,94% tổng nợ xấu của Ngân hàng công thương Nam Sài Gòn. Với rất nhiều nỗ lực của ban lãnh đạo và các cán bộ công nhân viên trong hoạt động thu hồi nợ, công tác thu hồi nợ năm 2013 cũng đã có những bước tiến đáng kể so với các năm trước đó. Đánh dấu thành cơng bước đầu trong công tác thu hồi nợ của chi nhánh, góp phần tạo động lực quan trọng cho cán bộ công nhân viên quyết tâm thu hồi nợ và tập trung tăng trưởng dư nợ trở lại sau thời gian khó khăn.

- Năm 2014, nợ xấu của chi nhánh tiếp tục giảm xuồng từ 181.525 triệu đồng vào năm 2013, giảm xuống còn 178.726 triệu đồng vào cuối năm 2014. Trong năm 2014, nợ xấu mới vẫn tiếp tục phát sinh nhưng chi nhánh đã có những biện pháp xử lý để thu hồi trong năm, đồng thời thu thêm một vài khoản nợ xấu đã phát sinh trước năm 2014 chủ yếu là từ việc phát mãi tài sản bảo đảm. Nhìn chung, trong năm 2014, chi nhánh đã thu hồi được một số khoản nợ xấu đồng thời tăng trưởng dư nợ trở lại, đây là một nỗ lực phấn đấu đáng ghi nhận.

- Với rất nhiều nỗ lực, phấn đấu không ngừng của Ngân hàng cơng thương Nam Sài Gịn trong hoạt động thu hồi nợ, song trong công tác quản lý nợ xấu vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định do nhiều nguyên nhân khác nhau cần phải có biện pháp khắc phục phù hợp, kịp thời để công tác xử lý nợ đạt được kết quả tốt

hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh nam sài gòn (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)