trở bởi các yếu tố bao gồm trách nhiệm giải trình thấp hơn cho hoạt động tài chính, dễ dàng hơn tiếp cận với nguồn tài chính, đƣợc hƣởng lợi từ các chính sách kinh tế, thiếu tiếp xúc với thị trƣờng để kiểm soát doanh nghiệp và giám sát yếu bởi các cổ đông.
Theo lý thuyết về sự phụ thuộc nguồn lực, nguồn lực bên ngoài với bằng cấp và kinh nghiệm đa dạng làm giảm chi phí vốn. Nó cung cấp cơ chế kiểm soát hiệu quả ở một số khía cạnh giúp tạo ra một môi trƣờng làm việc phù hợp và hiệu quả. Điều này, nếu thành công, sẽ cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Pfeffer, 1972). Do đó, nghiên cứu giả định rằng chính phủ là một trong những tổ chức bên ngoài quan trọng và mang lại hiệu quả trong việc cải thiện tổ chức các doanh nghiệp.
2.2.4. Tác động của sở hữu nƣớc ngoài tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp doanh nghiệp
Hai lý do chính đã đƣợc đƣa ra để giải thích tác động của sở hữu nƣớc ngoài tới hiệu quả hoạt động. Lý do thứ nhất là chủ sở hữu nƣớc ngoài thƣờng có khả năng giám sát các nhà quản lý và đƣa ra các ƣu đãi dựa trên thành tích, dẫn dắt các nhà quản lý quản lý nghiêm túc hơn và tránh các hành vi và hoạt động làm suy yếu động lực tạo ra của cải của các chủ doanh nghiệp, điều này đƣợc giải thích trong lý thuyết đại điện (Jensen và Meckling, 1976). Lý do thứ hai là việc chuyển giao công nghệ mới và thực tiễn quản lý toàn cầu cho doanh nghiệp, giúp nâng cao hiệu quả bằng cách giảm chi phí hoạt động và tạo ra khoản tiết kiệm cho doanh nghiệp.
Lý thuyết đại diện dựa trên mối quan hệ chủ sở hữu và ngƣời quản lý. Sự khác biệt của các nhà quản lý và các chủ sở hữu trong doanh nghiệp cung cấp nền tảng cho lý thuyết đại diện. Các doanh nghiệp hiện nay có đặc trƣng nhƣ sở hữu phân tán, các cổ đông không có vai trò trong quản lý doanh nghiệp. Trong điều kiện đó, Jensen và Meckling (1976) đã gợi ý rằng doanh nghiệp có thể đƣợc xem nhƣ là
một mạng lƣới các hợp đồng (tiềm ẩn và rõ ràng) giữa các bên hoặc các bên có liên quan bao gồm cổ đông, chủ nợ, nhân viên và ngay cả xã hội. Trong các nghiên cứu thực nghiệm hiện tại sở hữu nƣớc ngoài là một yếu tố giúp sắp xếp mối quan hệ qua lại giữa chủ sở hữu và ngƣời quản lý đồng thời giảm chi phí đại diện giữa chủ sở hữu và ngƣời quản lý.
Từ lý thuyết phụ thuộc nguồn lực, thảo luận bởi Pfeffer (1972) và Pfeffer và Salancik (1978) nguồn lực từ nƣớc ngoài là hệ thống nguồn lực bên ngoài giúp bổ sung vốn cho doanh nghiệp. Hơn nữa, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài là yếu tố nền tảng nhất giúp tách biệt giữa chủ sở hữu và cổ đông và cũng giúp doanh nghiệp mở rộng kiểm soát hơn đối với các nhà quản lý trong quá trình ra quyết định. Các chuyên gia nƣớc ngoài cũng thiết lâp một bức tranh rõ nét về đầu tƣ. Cuối cùng, sở hữu nƣớc ngoài sẽ giúp để cải thiện hiều quả hoạt động của doanh nghiệp.