3. Đánh giá các kết quả nghiên cứu trƣớc đây x
2.1.3 Cơ cấu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng trong tổng lợi nhuận
Từ bảng 2.2 và 2.3, có thể thấy, lợi nhuận từ dịch vụ nhìn chung có sự tăng trưởng qua các năm (nếu không xét đến sự sụt giảm năm 2014 – giảm 22,45% so với năm 2013). Tuy nhiên, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng trên 80%. Nguồn thu từ tín dụng vẫn đóng vai trò quyết định trong tổng thu nhập của NHCT, do vậy công tác QTRR tín dụng mà cụ thể là cho vay cần phải được chú trọng thường xuyên hơn, chuyên nghiệp hơn.
Bảng 2.2: Lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh của NHCT
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Lợi nhuận từ hoạt
động tín dụng 20.048.054 18.420.024 18.277.255 17.862.116 18.838.985 22.404.992 Lợi nhuận từ hoạt
động dịch vụ 1.152.331 1.278.223 1.520.126 1.178.861 1.459.902 1.698.025 Lợi nhuận từ hoạt
động đầu tư 149.693 1.077.681 491.172 591.740 242.711 951.013 Lợi nhuận từ hoạt
động khác 1.024.103 1.185.599 1.495.146 1.397.916 2.202.286 1.298.763
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của NHCT
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Tổng tài sản 460.420 503.530 576.368 661.241 779.483 948.699 Vốn chủ sở hữu 28.491 33.625 54.075 55.259 56.110 60.399
Vốn điều lệ 20.230 26.218 37.234 37.234 37.234 37.234
Lợi nhuận trước thuế 8.392 8.168 7.751 7.303 7.345 8.569
ROA (%) 2,03 1,7 1,4 1,2 1,0 1,0
ROE (%) 26,74 19,9 13,7 10,5 10,3 11,8
35
Bảng 2.3: Tỷ trọng lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh của NHCT ĐVT: %
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng 89.60 83.87 83.90 84.93 82.83 85.02 Lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ 5.15 5.82 6.98 5.61 6.42 6.44 Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư 0.67 4.91 2.25 2.81 1.07 3.61 Lợi nhuận từ hoạt động khác 4.58 5.40 6.86 6.65 9.68 4.93
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của NHCT
2.1.4 Hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Giai đoạn 2011-2016, dư nợ cho vay của NHCT luôn tăng trưởng với tốc độ tăng khá tốt, trong đó cao nhất là năm 2016 với mức tăng trưởng là 23,03% so với năm 2015. Năm 2013, tăng trưởng cho vay thấp nhất giai đoạn 2011-2016, đạt 12,88% so với năm trước. Trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn thì những con số trên cho thấy hoạt động cho vay của NHCT vẫn luôn ổn định, dư nợ cho vay đều tăng trưởng qua các năm. So sánh tổng dư nợ cho vay và tổng tài sản tại NHCT giai đoạn 2011-2016 cho thấy, phần lớn tài sản của NHCT là cho vay (chiếm khoảng từ 63% đến 70%).
Hình 2.2: Tình hình dƣ nợ và tổng tài sản tại NHCT
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của NHCT
0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 900000 1000000 2011 2012 2013 2014 2015 2016 293.434 333.356 376.289 439.869 538.080 661.988 460.420 503.530 576.368 661.241 779.483 948.699 Tổng dư nợ cho vay Tổng tài sản
36
2.2 Thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thƣơng mai Cổ phần Công Thƣơng Việt Nam Thƣơng mai Cổ phần Công Thƣơng Việt Nam
2.2.1 Mô hình quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay
Để phù hợp với hoạt động kinh doanh NH trong giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu, từ tháng 3 năm 2006, NHCT đã có bước chuyển đổi mô hình tổ chức trong toàn hệ thống, hướng tới thông lệ quốc tế tốt nhất. Ở trung ương, bộ máy tổ chức gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng Quản trị, Ban Điều hành, Ban Kiểm soát, Hội đồng Tín dụng, Định chế tài chính và Các Khối nghiệp vụ. Cơ cấu tổ chức của NHCT đã có sự phân định rạch ròi giữa chức năng quản trị và chức năng điều hành. (Phụ lục số 01 – Cơ cấu tổ chức chi tiết của NHCT).
Bộ máy QTRR trong hoạt động cho vay của NHCT được xây dựng theo nguyên tắc:
₋ Kết hợp tập trung hóa và phi tập trung hóa
Tập trung hóa về chính sách, nguyên tắc điều hành, lãi suất; đảm bảo các cơ chế, quy định, quy trình nghiệp vụ cho vay được áp dụng thống nhất trong toàn bộ các đơn vị thuộc hệ thống NHCT.
Phi tập trung hóa về thẩm quyền quyết định cho vay thông qua phân cấp của Hội đồng Quản trị cho các cấp có thẩm quyền trong hệ thống NHCT, cơ chế ủy quyền của Tổng Giám đốc cho Trưởng phòng, ban Trụ sở chính và Giám đốc chi nhánh, ủy quyền của Giám đốc chi nhánh cho các phòng giao dịch, điểm giao dịch.
₋ Chuyên môn hóa theo cấp bậc hoạt động và chức năng, nhiệm vụ
Theo chiều dọc: (i) Trụ sở chính chịu trách nhiệm chính về hoạch định chiến lược kinh doanh, xây dựng cơ chế tín dụng, quản lý hoạt động tín dụng tại chi nhánh, nâng thẩm quyền phán quyết tín dụng đối với trường hợp vượt thẩm quyền phán quyết của chi nhánh, giám sát tổng thể danh mục cho vay của NH, kiểm soát rủi ro theo ngành và lĩnh vực, kiểm tra tuân thủ cơ chế, phân loại nợ và lập dự phòng; (ii) Chi nhánh trực tiếp quan hệ và cho vay đối với mọi đối tượng khách
37
hàng, quản lý các danh mục cho vay tại chi nhánh theo các quy định và cơ chế tín dụng hiện hành, kiểm soát, báo cáo hoạt động tín dụng, quản lý và thu hồi nợ xấu.
Theo chiều ngang: các phòng, ban cho vay được phân tổ theo chức năng, nhiệm vụ trong quy trình cho vay và phân đoạn thị trường theo loại hình khách hàng, bao gồm: (i) Phòng Chế độ tín dụng (chỉ tại Trụ sở chính); (ii) Phòng Khách hàng doanh nghiệp; (iii) Phòng Khách hàng cá nhân; (iv) Phòng (tổ) Quản lý rủi ro; (v) Phòng (tổ) Quản lý nợ có vấn đề; (vi) Ban Kiểm tra kiểm soát nội bộ.
₋ Phối hợp hoạt động của các nhân sự, bộ phận thông qua cơ chế chuỗi mệnh lệnh từ cấp cao nhất xuống cấp thấp nhất: mối quan hệ điều hành và thẩm quyền quyết định được phân thành nhiều cấp với nguyên tắc mỗi cấp (trừ cấp cao nhất) sẽ chịu trách nhiệm và sự điều hành của một cấp trên trực tiếp.
₋ Tổ chức bộ máy quản lý và kiểm soát cho vay từ Trụ sở chính đến chi nhánh theo hướng phân tách các trách nhiệm của quản lý cho vay (quản lý khách hàng, thẩm định và quản lý nợ), giữa các bộ phận kinh doanh, xây dựng cơ chế chính sách và kiểm soát cho vay độc lập. Đồng thời, tập trung các tác nghiệp liên quan đến cho vay về một đầu mối quản lý duy nhất. Tiến tới thực hiện tập trung QLRR cho vay theo ngành dọc, giảm dần mức độ ủy quyền phân cấp theo hàng ngang.
Tại chi nhánh, NH có sự tách biệt giữa hai bộ phận khách hàng và QLRR (Phụ lục số 02 - Cơ cấu tổ chức: Cấp chi nhánh).
2.2.2 Quy trình quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam mại Cổ phần Công Thương Việt Nam
2.2.2.1 Nhận biết rủi ro cho vay tại ngân hàng
Để nhận biết sớm rủi ro cho vay, hồ sơ của khách hàng phải được thẩm định qua hai phòng (quan hệ khách hàng và QLRR tín dụng). (Phụ lục số 03 - Quy trình nhận biết rủi ro cho vay tại NHCT).
Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ
Cán bộ quan hệ khách hàng (QHKH) sau khi hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng lập hồ sơ xin vay vốn sẽ tiến hành thẩm định sơ bộ hồ sơ đó. Mẫu hồ sơ xin vay vốn đã được NH lập sẵn, trong đó yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin
38
chi tiết phục vụ cho việc thẩm định cho vay sau này. Các thông tin và tài liệu cung cấp như thông tin cơ bản về khách hàng, tình hình tài chính hiện tại, mục đích vay, hồ sơ tài sản thế chấp, cơ sở hoàn trả lãi, gốc và kế hoạch trả nợ. Cán bộ QHKH sử dụng nhiều kênh khác nhau để kiểm tra, đánh giá tính hợp pháp và hợp lệ của thông tin, tài liệu được cung cấp.
Quá trình tìm kiếm, tiếp xúc khách hàng ban đầu là do cán bộ QHKH đảm nhiệm, tuy nhiên, những lần tiếp xúc sau đó sẽ có tối thiểu ba cán bộ bao gồm: cán bộ QHKH, cán bộ thẩm định (CBTĐ) và lãnh đạo phòng, trong trường hợp giá trị khoản vay lớn hoặc phức tạp, sẽ có thêm thành viên của Ban Giám đốc. Trên cơ sở những thông tin thu thập được trong quá trình tiếp xúc khách hàng, CBTĐ kiểm tra lại một lần nữa tính xác thực và hợp lý của những thông tin đó dựa trên hệ thống các tiêu chuẩn thẩm định cho vay của NHCT để phân tích, thẩm định về dự án vay vốn nhằm xác định nhu cầu vốn thực sự, tính khả thi, hiệu quả của phương án vay vốn, khả năng trả nợ, định giá tài sản bảo đảm và những rủi ro có thể xảy ra để sàng lọc hồ sơ xin vay vốn một cách hiệu quả. Căn cứ trên kết quả của việc xếp hạng tín dụng khách hàng cùng toàn bộ hồ sơ xin vay, CBTĐ tiến hành lập tờ trình thẩm định và nhập dữ liệu vào chương trình trên máy tính, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt (thông thường là cấp lãnh đạo Phòng Khách hàng hoặc Phòng Giao dịch).
Sau khi nhận được tờ trình thẩm định do CBTĐ trình, lãnh đạo Phòng Khách hàng hoặc Phòng Giao dịch trực tiếp làm việc với khách hàng sẽ kiểm tra, rà soát thông tin trên tờ trình thẩm định một lần nữa. Để có thể tái thẩm định được hồ sơ, cấp lãnh đạo phòng trực tiếp sẽ rà soát lại sự đầy đủ hợp lệ và hợp pháp của tất cả các thông tin, tài liệu có trong hồ sơ vay vốn. Ngoài ra, các thông tin khác phục vụ việc nhận định kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng do CBTĐ thực hiện cũng được các cấp lãnh đạo xem xét lại để đảm bảo không xảy ra sơ suất. Đồng thời, cấp lãnh đạo phòng trực tiếp đó sẽ căn cứ vào hồ sơ xin vay vốn để đề xuất giới hạn cho vay có thể cấp cho khách hàng đã được cán bộ trình là đủ điều kiện vay vốn. Giới hạn cho vay có thể cấp cho khách hàng sẽ căn cứ vào ba nhân tố chủ yếu là thẩm quyền của phòng, kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng, nhu cầu vay vốn đã nêu trong hồ sơ. Sau khi CBTĐ đã thực hiện đủ các công việc cần thiết, cấp lãnh đạo trực tiếp sẽ đưa ra kết luận về việc cấp giới hạn cho vay
39
đối với khách hàng. Sau đó, hồ sơ (bản sao) được trình cho Phòng QLRR (trường hợp phải qua Phòng/tổ QLRR). Cuối cùng, tất cả hồ sơ bao gồm tờ trình thẩm định, đề xuất của Phòng Khách hàng và Phòng/tổ QLRR (nếu có) và các hồ sơ khác được trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt tiếp theo (cụ thể là thành viên Ban Giám đốc phụ trách trực tiếp hoặc các cấp thẩm quyền cao hơn: Hội đồng Tín dụng hoặc Hội đồng Quản trị).
Thẩm định rủi ro cho vay độc lập
Phòng QLRR căn cứ các tài liệu do Phòng Khách hàng cung cấp, thông tin thu thập được trong quá trình kiểm tra thực tế tại đơn vị (nếu có) và các thông tin từ các nguồn khác (CIC, cơ quan quản lý doanh nghiệp…). Cán bộ QHKH sẽ phải cung cấp đầy đủ hồ sơ về khách hàng và bổ sung thông tin cần thiết theo yêu cầu của Phòng QLRR phục vụ cho mục đích thẩm định độc lập một lần nữa. Trong quá trình thẩm định bởi Phòng QLRR, cán bộ QHKH phải phối hợp với Phòng QLRR trong việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để thu thập thêm thông tin, nắm bắt tình hình thực tế nếu cần thiết.
Ngoài thẩm định cụ thể từng hồ sơ xin vay, Phòng QLRR còn xem xét đến các giới hạn QLRR như các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của NHNN, các tỷ lệ về cơ cấu cho vay theo loại bảo đảm, kỳ hạn… theo quy định của NHCT. Kết quả cuối cùng là báo cáo thẩm định rủi ro cho vay trong đó nêu rõ những rủi ro mà NHCT có thể gặp phải khi phê duyệt khoản vay này kèm theo đề xuất biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro. Trong trường hợp giới hạn cho vay quá lớn, cần phải qua sự thẩm định và xét duyệt của Hội đồng Tín dụng thì cán bộ QHKH và CBTĐ cũng phải phối hợp cùng Phòng QLRR thực hiện báo cáo kết quả thẩm định trước Hội đồng Tín dụng cơ sở.
Quản lý và giải ngân tín dụng
Căn cứ tờ trình thẩm định của CBTĐ, đề xuất giới hạn cho vay của cấp lãnh đạo Phòng Khách hàng hoặc Phòng Giao dịch và báo cáo kết quả thẩm định độc lập của Phòng QLRR, quyết định phê duyệt hoặc từ chối hồ sơ xin vay vốn cùng với giới hạn cho vay (trong trường hợp chấp nhận) sẽ chính thức đưa ra.
Quá trình giải ngân được bắt đầu sau khi NH và khách hàng ký kết hợp đồng cho vay và hợp đồng bảo đảm. Nguyên tắc cơ bản của NH trong giải ngân là không bao giờ được giải ngân trước khi hợp đồng cho vay được ký kết và các điều kiện
40
cần phải khác như về tài sản bảo đảm được đáp ứng. Việc giải ngân bắt buộc phải có sự phê duyệt của các cấp thẩm quyền.Yêu cầu giải ngân là phải quản lý sao cho khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả và hạn chế thấp nhất mọi rủi ro xảy ra trong quá trình sử dụng vốn của khách hàng.
Đối với một số hợp đồng cho vay, do thời gian dài hoặc do giá trị khoản vay quá lớn hoặc do thỏa thuận giữa hai bên mà khoản cho vay đã được phê duyệt có thể không được giải ngân một lần mà được giải ngân thành nhiều lần khác nhau. Trong trường hợp đó, nguyên tắc QLRR là cần phải theo dõi chặt chẽ giữa các lần giải ngân để nhận biết kịp thời các dấu hiệu bất thường. Những dấu hiệu bất thường này có thể là việc khách hàng rút ra một lượng tiền lớn bất thường hoặc rút tiền liên tục, các khoản nợ khác ngoài khoản tín dụng đang được giải ngân có dấu hiệu khó đòi, những khó khăn về nhân sự hoặc biến động lớn theo hướng bất lợi của ngành kinh doanh mà khách hàng đang hoạt động.
2.2.2.2 Đo lƣờng rủi ro cho vay tại ngân hàng
Đo lường rủi ro theo các chỉ tiêu phản ánh rủi ro cho vay
₋ Các chỉ tiêu phản ánh quy mô hoạt động cho vay thể hiện ở dư nợ, tốc độ tăng trưởng dư nợ và dư nợ cho vay đối với một khách hàng.
₋ Cơ cấu cho vay bao gồm cơ cấu kỳ hạn, cơ cấu loại hình kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu cho vay VND và ngoại tệ, cơ cấu cho vay có tài sản bảo đảm và không có tài sản bảo đảm…
₋ Các chỉ tiêu phản ánh mức độ an toàn vốn: Vốn tự có/Tổng tài sản có rủi ro, Mức dư nợ bình quân/Cán bộ tín dụng, Tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm.
₋ Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay: Nợ xấu/Tổng dư nợ, Dự phòng rủi ro tín dụng/Tổng dư nợ, Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro/Nợ xấu (tỷ lệ này cho biết quỹ dự phòng rủi ro có khả năng bù đắp bao nhiêu cho các khoản nợ xấu, khi chúng chuyển thành các khoản mất vốn).
Đo lường rủi ro cho vay theo phương pháp cho điểm tín dụng
Hiện nay NH đã xây dựng hệ thống XHTDNB. Quán triệt việc đổi mới nội dung và phương pháp QTRR trong kinh doanh NH, NHCT đã nhìn nhận toàn diện
41
rủi ro cho vay trong mối quan hệ với các rủi ro khác và đã quy định vấn đề lượng hóa rủi ro để làm cơ sở cho hoạt động QTRR. Hệ thống XHTDNB là tập hợp các phương pháp, quy trình, kiểm soát, thu thập dữ liệu và hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ việc đánh giá, chấm điểm khả năng không trả được nợ tiềm ẩn của một khách hàng, căn cứ vào số điểm đã chấm để phân loại khách hàng đó vào hạng rủi ro phù hợp. Hình 2.3: Cấu phần Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ NHCT Hình 2.4: Mục tiêu Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ NHCT Nguyên tắc xây dựng ₋ Phù hợp với đặc thù danh mục tín dụng;
₋ Phù hợp với ngành nghề khách hàng của Ngân hàng;
₋ CBTD nhiều kinh nghiệm trong từng ngành nghề tham gia thảo luận bộ chỉ tiêu.
Xây dựng theo ngành kinh tế cụ thể
₋ Chỉ tiêu tài chính và phi tài chính được xây dựng cho từng ngành kinh tế: có thể chấm điểm được; Trích lập Dự phòng Phân loại nhóm nợ