Tổng quan về NHTMCP Công Thƣơng VN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tỷ giá bằng giao dịch phái sinh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 48)

2.1.1. Tổng quan về Vietinbank

VietinBank đƣợc thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, là NHTM giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam. Vietinbank có hệ thống mạng lƣới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch; 151 Chi nhánh trải dài trên 63 tỉnh, thành phố trên cả nƣớc (trong đó có 2 chi nhánh tại CHLB Đức và 1 Ngân hàng con ở nƣớc CHDCND Lào ); có 2 văn phòng đại diện ở thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng ; 1 văn phòng đại diện tại Myanmar; trên 1000 Phòng giao dịch / Quỹ tiết kiệ m.Ngoài ra VietinBank còn có quan hệ với trên 1.000 ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Tính đến 31/12/2015, tổng vốn cổ phần đạt 30.723.404.556.000 đồng; vốn chủ sở hữu đạt 56.110 tỷ đồng, vốn điều lệ đạt 37.234 tỷ đồng, tiếp tục duy trì vị thế là ngân hàng TMCP có vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ cao nhất Ngành Ngân hàng Việt Nam.

Đến cuối năm 2015, Moody’s xếp hạng tín nhiệm Vietinbank ở mức B2 với triển vọng ổn định. Đồng thời Moody’s xếp hạng Vietinbank là ngân hàng có tầm ảnh hƣởng quan trọng trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam với nguồn vốn ổn định hơn so với ngân hàng khác. Standard and Poor xếp hạng Vietinbank ở mức BB- với triển vọng ổn định. Đây là mức cao nhất trong số các ngân hàng Việt Nam và bằng mức trần quốc gia của Việt Nam. Fitch cũng xác nhận xếp hạng của Vietinbank là B+ với triển vọng ổn định. (Theo Tạp chí Thông tin Vietinbank số 7/2015).

Ngày 27/7/2016 tại Hà Nội, trong khuôn khổ Hội nghị Việt Nam CEO Summit 2016, Công ty Cổ phần báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố Vietinbank đứng vị trí số 1 trong top 10 NHTM uy tín tại Việt Nam năm 2016.

38

Ngày 16/07/2016, Hội sở hữu trí tuệ Việt Nam (VIPA) tôn vinh Vietinbank nằm trong top 10 nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam năm 2016.

2.1.2. Khái quát về hoạt động kinh doanh của Vietinbank

a) Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn

Tính đến 31/12/2015, tổng nguồn vốn huy động của Vietinbank là 711.785 nghìn tỷ VND, tăng trƣởng 19.61% so với năm 2014 và đạt 105,3% kế hoạch của đại hội đồng cổ đông. Vietinbank tiếp tục duy trì tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, cơ cấu vốn đƣợc đa dạng hóa. Nguồn vốn Khách hàng DN (KHDN) tăng 15,1%, nguồn vốn Khách hàng Cá nhân (KHCN) tăng 17,1%; nguồn vốn huy động từ các tổ chức trong và ngoài nƣớc tăng trƣởng tích cực 28% so với cuối năm 2014. Điều này đã khẳng định uy tín và thƣơng hiệu mạnh của Vietinbank trên thị trƣờng trong bối cảnh áp lực cạnh tranh gia tăng.

Sơ đồ 2.1. Quy mô tăng trƣởng nguồn vốn của Vietinbank

Nguồn: Báo cáo thƣờng niên, Vietinbank

b) Quy mô và tăng trưởng dư nợ tín dụng

Hoạt động cấp tín dụng đến 31/12/2015 đạt số dƣ 676.688 nghìn tỷ đồng, tăng 24.69 % so với năm 2014 (cao hơn mức tăng trƣởng bình quân toàn ngành), đạt

39

Sơ đồ 2.2. Quy mô và tăng trƣởng cho vay của Vietinbank

Nguồn: Báo cáo thƣờng niên, Vietinbank

2.1.3. Hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam Công thƣơng Việt Nam

2.1.3.1. Hoạt động của các bộ phận có liên quan

Vietinbank chƣa có quy trình cụ thể cho công tác QTRR tỷ giá. Giao dịch kinh doanh ngoại tệ của Vietinbank là một quy trình đƣợc quản lý tập trung, thông suốt từ bộ phận FO (phòng Kinh doanh vốn) đến BO (phòng Thanh quyết toán vốn kinh doanh), MO (Phòng quản lý rủi ro thị trƣờng) tham gia vào quy trình với vai trò là bộ phận giám sát rủi ro và đƣa ra báo cáo tuân thủ.

Các nhiệm vụ giữa bộ phận FO, BO, MO đƣợc tách biệt rõ ràng để đảm bảo tính minh bạch và tránh xung đột lợi ích. Mỗi bộ phận độc lập thực hiện giao dịch riêng biệt và kiểm soát chéo lẫn nhau. Bộ phận FO không thực hiện thanh toán giao dịch, bộ phận BO không trực tiếp giao dịch trên thị trƣờng. Bộ phận MO độc lập thực hiện việc giám sát tuân thủ của FO.

40

- Trực tiếp giao dịch, kinh doanh các sản phẩm ngoại hối đƣợc phép theo quy định của Pháp luật, NHNN và thông lệ quốc tế với các định chế tài chính trong và ngoài nƣớc trên Thị trƣờng Liên ngân hàng nhằm tạo lợi nhuận hoặc bảo hiểm rủi ro trạng thái, góp phần đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng.

- Phối hợp với Khối Khách hàng để đáp ứng yêu cầu mua bán ngoại tệ của các đơn vị, nhóm khách hàng của Vietinbank.

- Thực hiện tập trung quản lý trạng thái ngoại tệ toàn hệ thống phù hợp với định hƣớng, chiến lƣợc kinh doanh và chính sách QTRR của Vietinbank; chủ động kiểm soát rủi ro tỷ giá của hoạt động kinh doanh toàn ngân hàng, đảm bảo tuân thủ quy định về trạng thái ngoại hối của NHNN và quy định về hạn mức kinh doanh ngoại hối của Vietinbank.

- Tiếp nhận hoặc chủ động xử lý trạng thái ngoại tệ và rủi ro có thể phát sinh từ hoạt động kinh doanh của các bộ phận/phòng ban khác thuộc Khối Kinh doanh vốn & Thị trƣờng, hoạt động kinh doanh của Khối Khách hàng.

- Thƣờng xuyên rà soát, nghiên cứu, phân tích thị trƣờng, bổ sung, hoàn thiện quy trình phù hợp với thực tế, tham mƣu cho Ban Lãnh đạo các biện pháp chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh ngoại tệ toàn hệ thống.

b) Hoạt động của bộ phận BO (phòng Thanh quyết toán vốn kinh doanh)

- Thực hiện phê duyệt các giao dịch kinh doanh ngoại tệ (đối với các giao dịch không đủ điều kiện đi thẳng) và các sự kiện do phòng Kinh doanh vốn nhập vào hệ thống.

- Thực hiện đối chiếu điện xác nhận phát sinh từ hệ thống với điện xác nhận của đối tác chuyển đến.

- Thực hiện việc thanh toán, hạch toán đối với các giao dịch ngoại hối, kịp thời và chính xác.

- Thực hiện thông báo chỉ dẫn thanh toán chuẩn cho đối tác và duy trì chỉ dẫn thanh toán chuẩn trong hệ thống.

- Định kỳ hàng ngày, hàng tháng thực hiện việc đối chiếu báo cáo, thực hiện tra soát đối tác, điều chỉnh các bút toán khi phát sinh sai sót.

41

c) Hoạt động của bộ phận MO (Phòng QTRR thị trường)

- Giám sát tuân thủ các hạn mức rủi ro liên quan đến chức năng của Phòng QTRR thị trƣờng.

- Đánh giá lại giá trị các danh mục trong hoạt động kinh doanh của Phòng Kinh doanh vốn theo giá thị trƣờng, đảm bảo việc đánh giá lại đó thực hiện theo đúng chính sách, quy định của Vietinbank.

- Xây dựng các hạn mức để kiểm soát, QTRR các hoạt động kinh doanh ngoại tệ theo chính sách của Vietinbank, phát triển và ứng dụng các mô hình đo lƣờng, đánh giá rủi ro thị trƣờng trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Vietinbank và trình lãnh đạo phê duyệt.

- Tính toán giá trị chịu rủi ro và kiểm tra giám sát theo quy định của Vietinbank cũng nhƣ theo các quy định của pháp luật hiện hành đối với hoạt động kinh doanh của Tổ chức tín dụng (TCTD).

2.1.3.2. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Vietinbank

a) Kinh doanh ngoại tệ ở thị trường trong nước

VietinBank tiếp tục duy trì thị phần thứ hai, là một trong những ngân hàng dẫn dắt, tạo lập thị trƣờng. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong nƣớc của Vietinbank chủ yếu với khách hàng. Khi khách hàng mở L/C nhập hàng, thanh toán T/T, thanh toán hối phiếu.v.v…, cần chuyển tiền ra nƣớc ngoài sẽ phải mua ngoại tệ để thanh toán. Việc đƣa ra một tỷ giá cạnh tranh cao phần nào đã giúp cho hoạt động thanh toán quốc tế luôn có tốc độ tăng trƣởng cao và ổn định. Hoạt động mua bán ngoại tệ cho khách hàng thƣờng có rủi ro thấp và đem lại lợi nhuận ổn định cho ngân hàng.

Một khía cạnh khác nữa của hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong nƣớc là bán ngoại tệ cho khách hàng để trả nợ vay ngân hàng. Hiện nay do lãi suất tiền vay ngoại tệ thấp hơn lãi suất VNĐ nên khách hàng thƣờng vay ngoại tệ để có chi phí thấp. Khi trả nợ, khách hàng có VNĐ sẽ mua lại ngoại tệ để trả nợ vay ngân hàng.

Trong bối cảnh nền kinh tế nƣớc ta còn phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế thế giới, khả năng đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho nền kinh tế còn nhiều hạn chế thì việc xảy ra tình trạng khan hiếm ngoại tệ trong từng thời điểm là điều khó tránh khỏi. Do vậy

42

việc mở rộng, khai thác các khách hàng xuất khẩu nhằm tăng nguồn thu mua ngoại tệ cho ngân hàng đƣợc đặt lên hàng đầu.

Việc mua bán ngoại tệ trên Thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng bao gồm việc mua bán với các NHTM quốc doanh, NHTM cổ phần và chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoại tại Việt Nam. Đây là nguồn mua ngoại tệ chính của Vietinbank. Trong điều kiện nguồn ngoại tệ từ khách hàng xuất khẩu chƣa khai thác đƣợc thì nguồn ngoại tệ liên ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng.

Hiện nay, Vietinbank đang thực hiện tất cả các nghiệp vụ đƣợc NHNN cho phép nhƣ: giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn. Song, nghiệp vụ mua bán giao ngay vẫn là chủ yếu.

b) Kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế

Bên cạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ ở thị trƣờng trong nƣớc, Vietinbank cũng đã mạnh dạn đầu tƣ trang thiết bị để thực hiện nghiệp vụ đầu cơ trên thị trƣờng quốc tế. Phòng Kinh doanh vốn đƣợc thực hiện mua bán ngoại tệ với các đối tác trên thị trƣờng ngoại tệ quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán đa dạng về các loại ngoại tệ của chi nhánh, khách hàng và nhu cầu hoạt động kinh doanh nói chung của hệ thống Vietinbank. Hiện nay Phòng Kinh doanh vốn đã giao dịch trực tiếp với rất nhiều các ngân hàng nƣớc ngoài trên các thị trƣờng quốc tế.

Nhờ hoạt động kinh doanh trên thị trƣờng quốc tế nên Vietinbank có khả năng đáp ứng tất cả các loại ngoại tệ cho khách hàng đồng thời tạo điều kiện khai thác hiệu quả nghiệp vụ đầu cơ ngoại tệ, tạo lợi nhuận cao cho bản thân ngân hàng. Đây là nghiệp vụ có tính chất rủi ro cao đòi hỏi các giao dịch viên phải nắm chắc các nghiệp vụ và các quy định chặt chẽ của thông lệ quốc tế và của NHNN về giao dịch hối đoái.

43

Sơ đồ 2.3. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Nguồn: Báo cáo thƣờng niên, Vietinbank

Bảng 2.1. Doanh số mua bán ngoại tệ của Vietinbank

Đơn vị tính: tỷ USD

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Thị trƣờng 1 11 20 22.5 24.5

Thị trƣờng 2 19 32.6 49.8 51.7

Nguồn: Báo cáo thƣờng niên 2015, Vietinbank Doanh số giao dịch trên thị trƣờng liên ngân hàng (thị trƣờng 2) của năm 2012 của Vietinbank đạt xấp xỉ 19 tỷ USD, vƣơn lên dẫn đầu thị trƣờng với thị phần doanh số mua bán ngoại tệ trên thị tƣờng liên ngân hàng đạt gần 20% và đứng thứ 2 về thị phần giao dịch trên thị trƣờng 1 (thị trƣờng giao dịch với các thành phần kinh tế) với doanh số hơn 11 tỷ USD. Quy mô giao dịch tăng gấp 3 lần so với năm 2011 nhờ cải tổ phƣơng pháp quản trị hệ thống và tăng cƣờng công tác bán hàng trực tiếp.

44

Tính đến cuối năm 2013, doanh số mua bán ngoại tệ trên thị trƣờng liên ngân hàng là 32,6 tỷ USD, đạt bình quân 120 triệu USD/ngày, chiếm 10-12% doanh số mua bán toàn thị trƣờng. Doanh số trên thị trƣờng 1 đạt 20 tỷ USD, tăng 82% so với năm 2012. Thị phần tăng từ 8,6% đầu năm lên 11% cuối năm 2013 đã khẳng định vị thế hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Vietinbank tiếp tục đƣợc nâng cao.

Tính đến cuối năm 2014, doanh số mua bán ngoại tệ trên thị trƣờng 2 là 49,8 tỷ USD, thị phần chiếm 12-14% toàn thị trƣờng. Trên thị trƣờng 1 đạt 22.5 tỷ USD tăng 12% so với năm 2013, thị phần năm 2014 của Vietinbank tăng đạt mức 10,2%.

Sang năm 2015, Vietinbank vẫn giữ vững tốc độ tăng trƣởng đều trên cả hai thị trƣờng.

2.2. Thực trạng sử dụng công cụ phái sinh trong quản lý rủi ro tỷ giá tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam

Trong những năm qua tỷ giá biến động theo chiều hƣớng tăng là chủ yếu. Nguồn ngoại tệ nhiều lúc rất khan hiếm, tình trạng thiếu nguồn ngoại tệ để thanh toán diễn ra khá phổ biến. Để hạn chế phòng ngừa rủi ro, Vietinbank đã chỉ đạo các chi nhánh trong toàn hệ thống cẩn trọng khi cho vay USD, chỉ cho vay các DN có nguồn thu ngoại tệ và hạn chế cho vay nhập khẩu một số mặt hàng trong nƣớc có thể sản xuất thay thế. Tập trung cho vay nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu phục vụ nền kinh tế. Việc QTRR tỷ giá đƣợc thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ nhƣ sau:

2.2.1. Các biện pháp quản lý rủi ro tỷ giá tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam phần Công Thƣơng Việt Nam

2.2.1.1. Quản lý rủi ro tỷ giá bằng hạn mức trạng thái ngoại tệ

Hiện nay, một trong các biện pháp QTRR tỷ giá đang đƣợc áp dụng tại Vietinbank là áp dụng hạn mức trạng thái ngoại tệ.

Tại Thông tƣ số 07/2012/TT-NHNN ngày 20/03/2012 về việc quy định về trạng thái ngoại tệ của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài (gọi chung là TCTD) do Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam đã ký ban hành, trạng thái ngoại tệ đƣợc quy định nhƣ sau: Giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ đƣợc tính bằng tỷ lệ giữa tổng trạng thái ngoại tệ dƣơng hoặc tổng trạng thái ngoại tệ âm chia cho vốn tự có

45

của TCTD. Vốn tự có để tính giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ của TCTD là vốn tự có của tháng liền kề trƣớc kỳ báo cáo của TCTD; Tổng trạng thái ngoại tệ dƣơng của các TCTD không đƣợc vƣợt quá 20% vốn tự có của TCTD; Tổng trạng thái ngoại tệ âm cuối ngày của các TCTD không đƣợc vƣợt quá 20% vốn tự có của TCTD; Các chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam có vốn tự có từ 25 triệu đô la Mỹ trở xuống đƣợc phép áp dụng mức giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ nhƣ sau: Tổng trạng thái ngoại tệ dƣơng cuối ngày quy ra đô la Mỹ không đƣợc vƣợt quá 5 triệu đô la Mỹ. Tổng trạng thái ngoaị tệ âm cuối ngày quy ra đô la Mỹ không đƣợc vƣợt quá 5 triệu đô la Mỹ.

Về chế độ báo cáo, chậm nhất đến 14 giờ của ngày làm việc, TCTD gửi báo cáo trạng thái ngoại tệ của ngày làm việc liền kề trƣớc đó về NHNN (Vụ Quản lý ngoại hối).

Trên cơ sở quy định về trạng thái ngoại tệ của NHNN, Vietinbank tự xây dựng và quy định trạng thái ngoại tệ cho mình và cho từng chi nhánh theo từng thời điểm của thị trƣờng. Theo đó, tổng trạng thái ngoại tệ cuối ngày của toàn hệ thống không đƣợc vƣợt quá giới hạn quy định của NHNN. Trạng thái ngoại tệ tại chi nhánh đƣợc phân bổ với các hạn mức dƣơng và âm khác nhau tùy theo tình hình và khả năng kinh doanh của mỗi chi nhánh.

Trạng thái ngoại tệ của một loại ngoại tệ là chênh lệch giữa tổng tài sản Có và tổng tài sản Nợ của một ngoại tệ. Trạng thái ngoại tệ cuối ngày đƣợc tính trên cơ sở trạng thái ngoại tệ ngày hôm trƣớc và chênh lệch giữa doanh số mua và doanh số bán phát sinh trong ngày của ngoại tệ đó, bao gồm cả giao dịch Spot và giao dịch Forward.

Về trạng thái ngoại tệ nắm giữ tại các chi nhánh trong toàn hệ thống, Vietinbank quy định rất cụ thể và rõ ràng. Trƣớc đây, Vietinbank quy định các hạn mức trạng thái ngoại tệ cuối ngày đƣợc phân theo thành 5 nhóm (từ nhóm 1 đến nhóm 5), mỗi nhóm bao gồm các chi nhánh thuộc các địa bàn khác nhau. Tùy theo tình hình hoạt động kinh doanh cũng nhƣ nhu cầu về ngoại tệ của địa bàn các tỉnh, thành phố nơi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tỷ giá bằng giao dịch phái sinh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)